1 Dùng biện pháp quân sự, Trung Quốc sẽ tự cô lập Fri Aug 13, 2010 9:30 am
hstsvn
Tiều ngư
Dùng biện pháp quân sự, Trung Quốc sẽ tự cô lập
Tháng Tám 13, 2010
Trung Quốc sẽ phải đấu dịu sau đó, nếu không thì khó có thể ai chơi với Trung Quốc được. Bối cảnh hiện nay tạo cho Việt Nam một thời cơ hiếm có để giành được sự ủng hộ của thế giới bên ngoài và hậu thuẫn của nhân dân trong nước – Giáo sư Ngô Vĩnh Long nhận định.
LTS: Tuần Việt Nam trò chuyện với Giáo sư Ngô Vĩnh Long về một chủ đề nóng bỏng hiện nay: an ninh Biển Đông sau một loạt những động thái căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cùng những lựa chọn ứng xử cho Việt Nam.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long là học giả người Việt nổi tiếng tại Mỹ, hiện đang giảng dạy lịch sử tại ĐH Maine. Ông vừa trở về từ Hội thảo Hè tại Philadelphia, bàn về tranh chấp Biển Đông và an ninh con người.
Phía sau những động thái khiêu khích của Trung Quốc
- Được biết, tại hội thảo Hè tại Philadelphia năm nay, các nhà nghiên cứu đặt vấn đề về vai trò của Trung Quốc, Mỹ và các nước trong khu vực. Quan điểm của các học giả liên quan đến vai trò của các nước lớn trong vấn đề an ninh khu vực như thế nào?
Hội thảo Hè vừa rồi được tổ chức là vì nhiều học giả người Việt đang ở nước ngoài nhận thấy là Trung Quốc càng ngày càng đe dọa an ninh của các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như Bắc Á, chứ không chỉ đối với riêng vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc cố tình khiêu khích Mỹ để uy hiếp các nước khác trong khu vực. Năm 2008, Trung Quốc đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ, và để Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Tây Thái Bình Dương đến phía tây quần đảo Hawaii. Sau khi Mỹ từ chối thì tàu hải quân Trung Quốc đã gây sự với tàu Mỹ 2 lần vào năm 2009.
Sau đó, vì Mỹ và các nước lớn khác không có thái độ cương quyết đối với những hành động khiêu khích và những yêu sách vô lý vừa đề cập ở trên, Trung Quốc đã liên tục uy hiếp Việt Nam và một số nước khác trong khu vực Biển Đông như cấm đánh cá, bắt thuyền đánh cá và ngư dân…
Đặc biệt, tháng 4/2010, Trung Quốc đã đưa các chiến thuyền hiện đại nhất thuộc cả 3 hạm đội hải quân của họ (hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải) xuống vùng Trường Sa tập trận gần 3 tuần.
Và mới đây, hải quân Trung Quốc lại tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông.
Trung Quốc cũng đã tuyên bố với riêng với hai viên chức cao cấp Mỹ vào cuối tháng 3/2010 rằng Biển Đông là khu vực “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Tức là cũng ngang tầm với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương; và vì thế Trung Quốc sẽ không bao giờ nhân nhượng hay thỏa hiệp ở đây, tuy Trung Quốc vẫn thường nói là sẽ thương lượng song phương với từng nước ở Đông Nam Á.
Rõ ràng, trước thái độ khiêu khích như thế hầu như trên toàn bộ Tây Thái Bình Dương, nếu Mỹ và các nước lớn khác không cùng nhau tỏ thái độ cương quyết với Trung Quốc thì nước này trên thực tế đã uy hiếp được các nước nhỏ trong vùng cũng như sẽ càng ngày càng gây thêm mất an ninh cho khu vực.
- Phía sau những động thái khiêu khích mà ông đề cập ở trên là gì?
Phải thấy rằng, đối tượng chính của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng, là Hoa Kỳ. Trung Quốc đã cố tình thách thức, nếu không nói là gây hấn, để mong Mỹ, trong lúc phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, phải có thái độ nhũn nhặn với Trung Quốc, nếu không nói là có thể nhượng bộ những đòi hỏi của Trung Quốc không những trong khu vực Tây Thái Bình Dương hay Biển Đông mà còn trong các lĩnh vực kinh tế – tài chính nữa.
Nếu làm được việc này, không những Trung Quốc hù dọa được các nước khác trong khu vực mà cũng còn lấy điểm với dân chúng họ bằng cách dấy lên lòng tự hào dân tộc.
Riêng tại khu vực Biển Đông, đối tượng chính của Trung Quốc là Việt Nam vì Việt Nam là nước “núi liền núi, sông liền sông” với Trung Quốc, có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong vùng và có tranh chấp nhiều nhất với Trung Quốc.
Nếu Bắc Kinh có thể làm áp lực Chính phủ Hà Nội tỏ thái độ nhân nhượng trên biển cũng như trên đất liền thì Trung Quốc có thể ít nhất là trung lập hóa được các nước khác vì họ không có lợi ích nhiều như Việt Nam trong việc tranh chấp với Trung Quốc.
Không ai dại gì đưa đầu ra nếu nước bị mất mát nhiều nhất không dám đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Do đó, Trung Quốc đã rất khôn khéo trong việc hù dọa và chỉ chủ yếu đánh bắt ngư dân Việt Nam.
Bước chuyển chính sách của Hoa Kỳ
- Nhưng có vẻ ý đồ trên đã không thành công khi tại Diễn đàn ARF do Việt Nam chủ trì tại Hà Nội vừa qua, người ta chứng kiến Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã ra tuyên bố mạnh mẽ và dứt khoát về tranh chấp Biển Đông. Ông đánh giá như thế nào về các động thái mới này?
Trước sự thách đố cố tình của Trung Quốc đối với Mỹ để hù dọa các nước khác trong khu vực, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố công khai là họ muốn Trung Quốc trở thành một cường quốc có trách nhiệm.
Nhưng việc Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là khu vực “lợi ích cốt lõi” và việc sử dụng những chiến thuyền từ cả ba hạm đội để diễn tập tại khu vực gần quần đảo Trường Sa là những giọt nước tràn ly.
Mỹ không thể nhân nhượng mãi vì như thế sẽ làm cho Mỹ mất uy tín không những ở Châu Á Thái Bình Dương mà còn nhiều nơi khác nữa. Trung Quốc được thể sẽ tiếp tục nói là Mỹ chỉ là “con hổ giấy.”
Do đó, ngày 5/6/2010, tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La họp ở Singapore, trước sự hiện diện của nhiều nhân vật từ gần 30 quốc gia, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã chỉ trích Trung Quốc trực diện (tuy không nói tên) là Mỹ “phản đối mọi hành động hù dọa đối với các công ty Mỹ hoặc bất cứ nước nào đang hoạt động kinh tế chính đáng” ở khu vực Biển Đông. Ông Gates nhắc lại vài lần là cần phải có các đối thoại và cố gắng đa phương để giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông một cách hòa bình và trong khuôn khổ luật quốc tế.
Tại cuộc họp cấp ngoại trưởng cuối tháng 7 tại Hà Nội, bà Hillary Clinton đã khẳng định Mỹ có “quyền lợi quốc gia” trong việc tự do lưu thông hàng hải và hàng không và hứa sẽ giúp điều phối các thương lượng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Trước đó bà đã phát biểu tại cuộc họp các ngoại trưởng nói trên là vấn đề tranh chấp trong khu vực biển chiến lược này là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” (“leading diplomatic priority). Nhưng giờ đây, nó đã trở thành một vấn đề “an ninh mấu chốt cho khu vực” (“pivotal to regional security).
Trước sự đe dọa và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc, trong những tháng qua, Hoa Kỳ đã có bước chuyển chính sách đối phó với Trung Quốc. Có thể nói, đây là một thắng lợi lớn về ngoại giao của ASEAN.
“Trung Quốc chỉ có thể quậy Biển Đông nổi sóng thời gian ngắn”
- Tuy nhiên, người ta có cảm giác, chính sự can dự lớn hơn của các nước lớn với vấn đề Biển Đông dường như lại đang đẩy tình hình thêm căng thẳng, khi Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông, và báo chí nước này đồng loạt lên tiếng chỉ trích Mỹ và các nước nhỏ trong khu vực đã lôi kéo sự can dự của Mỹ. Bình luận của ông?
Việc Trung Quốc gây thêm căng thẳng qua những tuyên bố hiếu chiến và qua các tập trận gần đây trong một vùng mà Trung Quốc chưa bao giờ có ảnh hưởng gì trong lịch sử lại càng chứng minh cho thế giới biết là nước này ngang ngược và bất chấp sự thật cũng như an ninh chung.
Do đó, tôi nghĩ Trung Quốc càng hùng hổ thì sẽ càng cho các nước khác trong khu vực và trên thế giới thấy rõ thêm ý đồ bành trướng của Trung Quốc cũng như việc đe dọa an ninh đối với khu vực và thế giới.
- Theo ông, khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông như nhận định của một số chuyên gia quân sự Bắc Kinh có thể xảy ra hay không?
Nếu Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm thì tôi thiết tưởng Trung Quốc sẽ không muốn sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông vì việc dùng vũ lực không những không giải quyết được gì cả mà sẽ gây phản ứng của nhiều nước khác trong khu vực cũng như trên các nơi khác trên thế giới. Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập một lần nữa.
Việc Mỹ giúp Trung Quốc mở cửa đến với thế giới đã giúp cho Trung Quốc lớn mạnh như ngày nay. Nhưng đằng khác, với nhiều vũ khí tối tân và hùng hậu như hiện nay nhưng với tinh thần thiếu trách nhiệm thì Trung Quốc cũng có thể như một đứa trẻ đang lớn lên: càng có nhiều đồ chơi thì càng chơi ẩu tả. Trong trường hợp nầy thì người lớn phải có trách nhiệm với đứa trẻ ấy.
- Những động thái mới này ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ở Biển Đông?
Cùng lắm thì Trung Quốc cũng chỉ có thể quậy Biển Đông nổi sóng lên một thời gian ngắn thôi. Nhưng Trung Quốc sẽ phải đấu dịu sau đó, nếu không thì khó có thể ai chơi với Trung Quốc được.
Thêm vào đó là an ninh trên khu vực Biển Đông là có lợi cho Trung Quốc về xa về dài.
ASEAN không cần đoàn kết 100% mới được thế giới ủng hộ
- Năm ngoái, Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn cản không đưa vấn để Biển Đông ra bàn thảo tại Hội nghị cấp cao ASEAN. Năm nay thì ngược với mọi nỗ lực của họ, ASEAN đã thể hiện một quan điểm chung. Liệu đã có thể hi vọng vào một ASEAN, vốn đã bị chia 5 xẻ 7 đoàn kết hơn trong việc đối phó với các thách thức an ninh khu vực?
Trước hết, trong bối cảnh hiện nay các nước trong khu vực đang trên đà thắng thế và Trung Quốc, nếu tiếp tục với những động thái mang tính nạt nộ hiện nay, thì sẽ càng ngày càng yếm thế.
ASEAN hiện nay đang thể hiện một quan điểm chung về an ninh trên Biển Đông và trong khu vực và quan điểm chung này đã được hầu hết các nước lớn khác (ngoài Trung Quốc) ủng hộ. ASEAN không cần đoàn kết 100% mới được sự ủng hộ của các nước lớn và của thế giới. Chỉ cần một số nước lớn trong ASEAN vận động sự ủng hộ của thế giới là đủ.
Thời cơ hiếm có cho Việt Nam
- Với những biến chuyển chính sách của các nước lớn và ASEAN thời gian qua, theo ông, đâu là lựa chọn ứng xử khôn ngoan cho Việt Nam?
Là nước có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông, tôi thiết nghĩ Việt Nam, dù là Chủ tịch ASEAN hay không, thì cũng có tiếng nói rất có trọng lượng nếu Việt Nam ứng xử đàng hoàng và cao thượng.
Nếu Việt Nam không nối kết việc tranh chấp chủ quyền 2 quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa với an ninh chung, trên biển cũng như trên đất liền, thì các nước khác có thể áp dụng chính sách “bánh còng”, để mặc cho Việt Nam đương đầu với Trung Quốc tranh chấp hai quần đảo nằm trong vòng lỗ của bánh còng trong khi họ cùng nhau bảo vệ an ninh hàng hải và hàng không trên các tuyến giao thông bên ngoài hai quần đảo đó. Trong trường hợp này thì Việt Nam sẽ bị cô độc và thiệt thòi rất lớn.
- Nhưng một loạt các hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông, cũng như những diễn tiến mới vừa qua tại Hà Nội cho thấy chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng đấy chứ?
Đúng vậy. Đây là hướng đi cần được tiếp tục ủng hộ và khuyến khích. Việt Nam nên tiếp tục nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa cho thật sâu, thật kĩ để chứng minh cho thế giới thấy là mình có cơ sở như thế nào, ở chỗ nào, hầu vận động được sự ủng hộ của thế giới. Nhưng vấn đề quan trọng là gắn liền việc tranh chấp với việc đấu tranh cho an ninh của toàn khu vực, không phải chỉ là an ninh con người.
Và để giành được hậu thuẫn của thế giới bên ngoài, Việt Nam cũng nên củng cố hậu thuẫn của nhân dân trong nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn nhiều lần.
Bối cảnh hiện nay tạo cho Việt Nam một thời cơ hiếm có để làm tốt hai việc này và, qua đó, để đưa đất nước và dân tộc tiến đến một tương lai sáng lạng.
Minh Anh – Phương Loan
Tháng Tám 13, 2010
Trung Quốc sẽ phải đấu dịu sau đó, nếu không thì khó có thể ai chơi với Trung Quốc được. Bối cảnh hiện nay tạo cho Việt Nam một thời cơ hiếm có để giành được sự ủng hộ của thế giới bên ngoài và hậu thuẫn của nhân dân trong nước – Giáo sư Ngô Vĩnh Long nhận định.
LTS: Tuần Việt Nam trò chuyện với Giáo sư Ngô Vĩnh Long về một chủ đề nóng bỏng hiện nay: an ninh Biển Đông sau một loạt những động thái căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cùng những lựa chọn ứng xử cho Việt Nam.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long là học giả người Việt nổi tiếng tại Mỹ, hiện đang giảng dạy lịch sử tại ĐH Maine. Ông vừa trở về từ Hội thảo Hè tại Philadelphia, bàn về tranh chấp Biển Đông và an ninh con người.
Phía sau những động thái khiêu khích của Trung Quốc
- Được biết, tại hội thảo Hè tại Philadelphia năm nay, các nhà nghiên cứu đặt vấn đề về vai trò của Trung Quốc, Mỹ và các nước trong khu vực. Quan điểm của các học giả liên quan đến vai trò của các nước lớn trong vấn đề an ninh khu vực như thế nào?
Hội thảo Hè vừa rồi được tổ chức là vì nhiều học giả người Việt đang ở nước ngoài nhận thấy là Trung Quốc càng ngày càng đe dọa an ninh của các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như Bắc Á, chứ không chỉ đối với riêng vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc cố tình khiêu khích Mỹ để uy hiếp các nước khác trong khu vực. Năm 2008, Trung Quốc đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ, và để Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Tây Thái Bình Dương đến phía tây quần đảo Hawaii. Sau khi Mỹ từ chối thì tàu hải quân Trung Quốc đã gây sự với tàu Mỹ 2 lần vào năm 2009.
Sau đó, vì Mỹ và các nước lớn khác không có thái độ cương quyết đối với những hành động khiêu khích và những yêu sách vô lý vừa đề cập ở trên, Trung Quốc đã liên tục uy hiếp Việt Nam và một số nước khác trong khu vực Biển Đông như cấm đánh cá, bắt thuyền đánh cá và ngư dân…
Đặc biệt, tháng 4/2010, Trung Quốc đã đưa các chiến thuyền hiện đại nhất thuộc cả 3 hạm đội hải quân của họ (hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải) xuống vùng Trường Sa tập trận gần 3 tuần.
Và mới đây, hải quân Trung Quốc lại tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông.
Trung Quốc cũng đã tuyên bố với riêng với hai viên chức cao cấp Mỹ vào cuối tháng 3/2010 rằng Biển Đông là khu vực “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Tức là cũng ngang tầm với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương; và vì thế Trung Quốc sẽ không bao giờ nhân nhượng hay thỏa hiệp ở đây, tuy Trung Quốc vẫn thường nói là sẽ thương lượng song phương với từng nước ở Đông Nam Á.
Trước sự đe dọa và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc, trong những tháng qua, Hoa Kỳ đã có bước chuyển chính sách đối phó với Trung Quốc. Có thể nói, đây là một thắng lợi lớn về ngoại giao của ASEAN. |
- Phía sau những động thái khiêu khích mà ông đề cập ở trên là gì?
Phải thấy rằng, đối tượng chính của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng, là Hoa Kỳ. Trung Quốc đã cố tình thách thức, nếu không nói là gây hấn, để mong Mỹ, trong lúc phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, phải có thái độ nhũn nhặn với Trung Quốc, nếu không nói là có thể nhượng bộ những đòi hỏi của Trung Quốc không những trong khu vực Tây Thái Bình Dương hay Biển Đông mà còn trong các lĩnh vực kinh tế – tài chính nữa.
Nếu làm được việc này, không những Trung Quốc hù dọa được các nước khác trong khu vực mà cũng còn lấy điểm với dân chúng họ bằng cách dấy lên lòng tự hào dân tộc.
Riêng tại khu vực Biển Đông, đối tượng chính của Trung Quốc là Việt Nam vì Việt Nam là nước “núi liền núi, sông liền sông” với Trung Quốc, có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong vùng và có tranh chấp nhiều nhất với Trung Quốc.
Nếu Bắc Kinh có thể làm áp lực Chính phủ Hà Nội tỏ thái độ nhân nhượng trên biển cũng như trên đất liền thì Trung Quốc có thể ít nhất là trung lập hóa được các nước khác vì họ không có lợi ích nhiều như Việt Nam trong việc tranh chấp với Trung Quốc.
Không ai dại gì đưa đầu ra nếu nước bị mất mát nhiều nhất không dám đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Do đó, Trung Quốc đã rất khôn khéo trong việc hù dọa và chỉ chủ yếu đánh bắt ngư dân Việt Nam.
Bước chuyển chính sách của Hoa Kỳ
- Nhưng có vẻ ý đồ trên đã không thành công khi tại Diễn đàn ARF do Việt Nam chủ trì tại Hà Nội vừa qua, người ta chứng kiến Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã ra tuyên bố mạnh mẽ và dứt khoát về tranh chấp Biển Đông. Ông đánh giá như thế nào về các động thái mới này?
Trước sự thách đố cố tình của Trung Quốc đối với Mỹ để hù dọa các nước khác trong khu vực, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố công khai là họ muốn Trung Quốc trở thành một cường quốc có trách nhiệm.
Nhưng việc Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là khu vực “lợi ích cốt lõi” và việc sử dụng những chiến thuyền từ cả ba hạm đội để diễn tập tại khu vực gần quần đảo Trường Sa là những giọt nước tràn ly.
Mỹ không thể nhân nhượng mãi vì như thế sẽ làm cho Mỹ mất uy tín không những ở Châu Á Thái Bình Dương mà còn nhiều nơi khác nữa. Trung Quốc được thể sẽ tiếp tục nói là Mỹ chỉ là “con hổ giấy.”
Do đó, ngày 5/6/2010, tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La họp ở Singapore, trước sự hiện diện của nhiều nhân vật từ gần 30 quốc gia, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã chỉ trích Trung Quốc trực diện (tuy không nói tên) là Mỹ “phản đối mọi hành động hù dọa đối với các công ty Mỹ hoặc bất cứ nước nào đang hoạt động kinh tế chính đáng” ở khu vực Biển Đông. Ông Gates nhắc lại vài lần là cần phải có các đối thoại và cố gắng đa phương để giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông một cách hòa bình và trong khuôn khổ luật quốc tế.
Tại cuộc họp cấp ngoại trưởng cuối tháng 7 tại Hà Nội, bà Hillary Clinton đã khẳng định Mỹ có “quyền lợi quốc gia” trong việc tự do lưu thông hàng hải và hàng không và hứa sẽ giúp điều phối các thương lượng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Trước đó bà đã phát biểu tại cuộc họp các ngoại trưởng nói trên là vấn đề tranh chấp trong khu vực biển chiến lược này là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” (“leading diplomatic priority). Nhưng giờ đây, nó đã trở thành một vấn đề “an ninh mấu chốt cho khu vực” (“pivotal to regional security).
Trước sự đe dọa và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc, trong những tháng qua, Hoa Kỳ đã có bước chuyển chính sách đối phó với Trung Quốc. Có thể nói, đây là một thắng lợi lớn về ngoại giao của ASEAN.
“Trung Quốc chỉ có thể quậy Biển Đông nổi sóng thời gian ngắn”
- Tuy nhiên, người ta có cảm giác, chính sự can dự lớn hơn của các nước lớn với vấn đề Biển Đông dường như lại đang đẩy tình hình thêm căng thẳng, khi Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông, và báo chí nước này đồng loạt lên tiếng chỉ trích Mỹ và các nước nhỏ trong khu vực đã lôi kéo sự can dự của Mỹ. Bình luận của ông?
Việc Trung Quốc gây thêm căng thẳng qua những tuyên bố hiếu chiến và qua các tập trận gần đây trong một vùng mà Trung Quốc chưa bao giờ có ảnh hưởng gì trong lịch sử lại càng chứng minh cho thế giới biết là nước này ngang ngược và bất chấp sự thật cũng như an ninh chung.
Do đó, tôi nghĩ Trung Quốc càng hùng hổ thì sẽ càng cho các nước khác trong khu vực và trên thế giới thấy rõ thêm ý đồ bành trướng của Trung Quốc cũng như việc đe dọa an ninh đối với khu vực và thế giới.
- Theo ông, khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông như nhận định của một số chuyên gia quân sự Bắc Kinh có thể xảy ra hay không?
Nếu Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm thì tôi thiết tưởng Trung Quốc sẽ không muốn sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông vì việc dùng vũ lực không những không giải quyết được gì cả mà sẽ gây phản ứng của nhiều nước khác trong khu vực cũng như trên các nơi khác trên thế giới. Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập một lần nữa.
Việc Mỹ giúp Trung Quốc mở cửa đến với thế giới đã giúp cho Trung Quốc lớn mạnh như ngày nay. Nhưng đằng khác, với nhiều vũ khí tối tân và hùng hậu như hiện nay nhưng với tinh thần thiếu trách nhiệm thì Trung Quốc cũng có thể như một đứa trẻ đang lớn lên: càng có nhiều đồ chơi thì càng chơi ẩu tả. Trong trường hợp nầy thì người lớn phải có trách nhiệm với đứa trẻ ấy.
- Những động thái mới này ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ở Biển Đông?
Cùng lắm thì Trung Quốc cũng chỉ có thể quậy Biển Đông nổi sóng lên một thời gian ngắn thôi. Nhưng Trung Quốc sẽ phải đấu dịu sau đó, nếu không thì khó có thể ai chơi với Trung Quốc được.
Thêm vào đó là an ninh trên khu vực Biển Đông là có lợi cho Trung Quốc về xa về dài.
ASEAN không cần đoàn kết 100% mới được thế giới ủng hộ
- Năm ngoái, Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn cản không đưa vấn để Biển Đông ra bàn thảo tại Hội nghị cấp cao ASEAN. Năm nay thì ngược với mọi nỗ lực của họ, ASEAN đã thể hiện một quan điểm chung. Liệu đã có thể hi vọng vào một ASEAN, vốn đã bị chia 5 xẻ 7 đoàn kết hơn trong việc đối phó với các thách thức an ninh khu vực?
Trước hết, trong bối cảnh hiện nay các nước trong khu vực đang trên đà thắng thế và Trung Quốc, nếu tiếp tục với những động thái mang tính nạt nộ hiện nay, thì sẽ càng ngày càng yếm thế.
ASEAN hiện nay đang thể hiện một quan điểm chung về an ninh trên Biển Đông và trong khu vực và quan điểm chung này đã được hầu hết các nước lớn khác (ngoài Trung Quốc) ủng hộ. ASEAN không cần đoàn kết 100% mới được sự ủng hộ của các nước lớn và của thế giới. Chỉ cần một số nước lớn trong ASEAN vận động sự ủng hộ của thế giới là đủ.
Thời cơ hiếm có cho Việt Nam
- Với những biến chuyển chính sách của các nước lớn và ASEAN thời gian qua, theo ông, đâu là lựa chọn ứng xử khôn ngoan cho Việt Nam?
Là nước có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông, tôi thiết nghĩ Việt Nam, dù là Chủ tịch ASEAN hay không, thì cũng có tiếng nói rất có trọng lượng nếu Việt Nam ứng xử đàng hoàng và cao thượng.
Nếu Việt Nam không nối kết việc tranh chấp chủ quyền 2 quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa với an ninh chung, trên biển cũng như trên đất liền, thì các nước khác có thể áp dụng chính sách “bánh còng”, để mặc cho Việt Nam đương đầu với Trung Quốc tranh chấp hai quần đảo nằm trong vòng lỗ của bánh còng trong khi họ cùng nhau bảo vệ an ninh hàng hải và hàng không trên các tuyến giao thông bên ngoài hai quần đảo đó. Trong trường hợp này thì Việt Nam sẽ bị cô độc và thiệt thòi rất lớn.
- Nhưng một loạt các hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông, cũng như những diễn tiến mới vừa qua tại Hà Nội cho thấy chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng đấy chứ?
Đúng vậy. Đây là hướng đi cần được tiếp tục ủng hộ và khuyến khích. Việt Nam nên tiếp tục nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa cho thật sâu, thật kĩ để chứng minh cho thế giới thấy là mình có cơ sở như thế nào, ở chỗ nào, hầu vận động được sự ủng hộ của thế giới. Nhưng vấn đề quan trọng là gắn liền việc tranh chấp với việc đấu tranh cho an ninh của toàn khu vực, không phải chỉ là an ninh con người.
Và để giành được hậu thuẫn của thế giới bên ngoài, Việt Nam cũng nên củng cố hậu thuẫn của nhân dân trong nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn nhiều lần.
Bối cảnh hiện nay tạo cho Việt Nam một thời cơ hiếm có để làm tốt hai việc này và, qua đó, để đưa đất nước và dân tộc tiến đến một tương lai sáng lạng.
Minh Anh – Phương Loan