Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
NHCSXH Lý Sơn cùng xóa nghèo trên “vương quốc tỏi” 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
NHCSXH Lý Sơn cùng xóa nghèo trên “vương quốc tỏi” 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thanhhai

thanhhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Nằm cách bờ biển Quảng Ngãi hơn hai chục cây số, huyện đảo Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi”. Trồng tỏi và đánh bắt cá xa bờ là hai nghề chính và cũng là nguồn thu nhập chính của các hộ dân. Nếu không có NHCSXH Lý Sơn chung tay chia sẻ, mang đến những cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ dân trên đảo thì cuộc sống của họ hẳn còn nhiều bĩ cực.

%name

Ở cái huyện đảo nhỏ bé này chưa có quá nhiều ngân hàng để phải chạy đôn chạy đáo tìm mới thấy, kiếm mới ra. Nơi đó, chỉ có hai ngân hàng nằm ngay trung tâm huyện, cách nhau chừng vài trăm mét, nhưng "ông anh" NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) với "ông em" NHCSXH rất thân nhau.


Cho dù đối tượng phục vụ của hai ngân hàng không giống nhau, nhưng họ đều có chung nhiệm vụ cung ứng vốn cho SXKD, góp phần phát triển kinh tế của huyện đảo Lý Sơn. Nói riêng về NHCSXH, thì năm 2009, mức tăng trưởng tín dụng của Phòng giao dịch đạt 28,2%. Đồng vốn từ NHCSXH đã giúp cho người dân trên đảo bớt nghèo, con em họ có thêm điều kiện để tiếp tục học lên cao sau khi tốt nghiệp phổ thông và tạo cơ hội cho hàng nghìn lao động có công ăn việc làm. Song, trên huyện đảo chưa được gọi là giàu này, còn biết bao chuyện để bàn.


Ông Nguyễn Tài Đức - Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH Lý Sơn cho biết, người dân trên đảo từ trước tới nay không có thói quen gửi tiền ngân hàng, nên nguồn huy động trên đảo rất khó khăn, nhu cầu vay thì nhiều, nhưng đối tượng khách hàng của NHCSXH phải đáp ứng được đúng, đủ điều kiện như đã quy định. Bởi vậy, nhiều bà con có nhu cầu vay, nhưng không đúng đối tượng, Phòng giao dịch cũng không thể đáp ứng. Do đó, dư nợ cho vay của Phòng giao dịch không lớn, mặc dù luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Nếu chỉ là huy động hay thu nợ, thì quả là chẳng có gì để kể về Phòng giao dịch nhỏ nhoi trên huyện đảo có hơn mười cây số vuông này. Nguồn vốn thì có hạn, đối tượng vay lại không rộng rãi, đa dạng như các NHTM khác, đặc biệt khó khăn là công tác vận chuyển tiền mặt. Nằm ở đảo, phương tiện đi lại chỉ có tàu cao tốc hoặc ghe thuyền của các hộ tư nhân, làm sao đảm bảo an toàn cao nhất. Nếu thuê riêng một chuyến tàu chỉ để chuyển một lượng vốn bé nhỏ thì không hiệu quả về kinh tế vì chi phí quá lớn, bản thân NHCSXH cũng không thể tải nổi. Chia sẻ khó khăn, Agribank đã ghé vai gánh đỡ. Song một điều bất cập là phải phụ thuộc vào thời gian của Agribank Lý Sơn, nên có khi Phòng giao dịch đang cần nguồn, nhưng chưa đến ngày “ông anh" lấy tiền, nên "ông em" phải ngồi đợi.


Ngoài vấn đề về vận chuyển tiền mặt, Phòng giao dịch đang chịu thêm khó khăn chung ở Lý Sơn là chưa có điện lưới. Toàn bộ đảo hiện nay đều dùng máy phát điện chạy dầu diezel, nên chi phí cao và cũng thật bất tiện, vì không chạy được liên tục. Ông Đức chỉ cho chúng tôi thấy chiếc máy phát điện đang chạy ầm ầm: "Muốn có đủ điện dùng, thì phải đầu tư mua loại máy lớn, trong khi kinh phí lại quá eo hẹp. Hiện Phòng giao dịch chúng tôi đang dùng loại nhỏ. Có hai chiếc thì một chiếc bị hư rồi, nằm đắp chiếu đó. Còn có một chiếc, chúng tôi chỉ dám chạy chừng chừng, sợ hỏng nốt là bó tay".


Đúng là khó thật. Ở Lý Sơn điện chưa có, nước ngọt cũng chỉ có ở đảo lớn, lấy từ giếng khoan hoặc giếng đào, mà chỉ là nước lợ, giao thông lại chưa thuận lợi... Dân chủ yếu sống bằng nghề trồng tỏi và ngư nghiệp, độ rủi ro rất cao. Khó là khó như vậy, nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên, khi Giám đốc Phòng giao dịch cho biết, họ không có nợ xấu. Nợ tháng nào thu róc tháng ấy, cứ đến hẹn là từng Tổ TK&VV mang tiền đến nộp sòng phẳng, đầy đủ. Giám đốc Nguyễn Tài Đức kể lại: "Thời gian đầu, khi chúng tôi báo cáo hàng tháng tình hình thu nợ, Ban giám đốc chi nhánh lo rằng chúng tôi thu lãi trước, hoặc có cách chi đó để báo cáo thành tích, sau các đoàn kiểm tra ra thấy sự thật là như vậy. Các tổ tự nguyện đến trả nợ sòng phẳng chứ không vì một sức ép nào từ phía ngân hàng. Thực ra khi lập ra các Tổ TK&VV, chúng tôi đã hướng dẫn cho phụ trách tổ cách thu nợ nên họ thành nếp rồi". Có lẽ một trong những thành công của Phòng giao dịch NHCSXH Lý Sơn chính là nhờ có sự phối hợp chặt chẽ gắn kết giữa chính quyền địa phương với ngân hàng. Đồng thời, cùng với việc kiểm tra, đối chiếu xác nhận dư nợ đến từng hộ gia đình vay vốn. Và một điều khá hay, là Phòng giao dịch đã công khai dư nợ của các hộ gia đình, hội, Tổ TK&VV cũng như thông báo các chủ trương, chính sách, cơ chế cho vay của NHCSXH trên bản tin của Phòng giao dịch đặt tại các xã.


Năm 2010, Phòng giao dịch vẫn tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo trong việc phân chỉ tiêu nguồn vốn tín dụng để tập trung cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Đồng thời, Phòng giao dịch tiếp tục kết hợp với UBND xã, các hội, đoàn thể họp giao ban định kỳ để triển khai hiệu quả các chủ trương chính sách của Nhà nước và của ngân hàng, cũng như triển khai công tác cho vay, thu nợ đạt hiệu quả.

Minh Quân
http://www.vbsp.org.vn/viewarticle.php?artid=1627

https://www.facebook.com/daothanhhai.cosmetic

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]