Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
tàu cá với 20 ngư dân Việt bị giữ tại cảng Indonesia 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
tàu cá với 20 ngư dân Việt bị giữ tại cảng Indonesia 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tàu cá với 20 ngư dân Việt bị giữ tại cảng Indonesia

Bốn tháng qua, tàu cá QNg96259 và QNg96279 cùng 2 thuyền trưởng và 18 ngư dân Quảng Ngãi bị giữ lại tại cảng Pamako Timixia Papua, Indonesia, vì nợ 44.000 USD tiền thuế nhập khẩu theo quy định của Indonesia.


Những ngư dân này đã gửi đơn cầu cứu về nước, nhờ các cơ quan chức năng can thiệp. Gia đình các ngư dân cũng chính thức cầu cứu.

Tàu QNg96259 do ông Lê Văn Hạnh làm thuyền trưởng, còn thuyền trưởng tàu kia là ông Bùi Triết. Toàn bộ thuyền viên hai tàu quê ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
tàu cá với 20 ngư dân Việt bị giữ tại cảng Indonesia Ngu_dan_bi_giu_o_Indonesia

Đơn cầu cứu, hợp đồng hợp tác đánh bắt thủy sản liên quan đến việc đưa 2 tàu cá Quảng Ngãi đi khai thác thủy sản tại Indonesia. Ảnh: Trí Tín.
Theo đơn cầu cứu, ngày 3/1, các ngư dân bắt đầu ra khơi theo hợp đồng khai thác thủy sản giữa Công ty cổ phần Đại Dương (Bình Định) và Công ty PT Papua Fisheery Development (Indonesia), hành nghề câu cá ngừ đại dương tại vùng biển Thái Bình Dương Indonesia trong thời gian một năm. Thời gian cấp giấy phép vào tháng 6/2010. Song đến cảng Pamako Timixia Papua, cả 2 tàu và người đều bị cơ quan chức năng sở tại giữ tại cảng với lý do không đóng thuế nhập khẩu tàu.

Chính quyền sở tại yêu cầu ngư dân phải nộp khoản thuế nhập khẩu một tàu là 22.000 USD, theo quy định mới của nước này ban hành vào ngày 22/12/2010. Cả chủ tàu, công ty hợp tác đưa đi lao động đánh bắt hải sản lẫn cơ quan chức năng Việt Nam đều bất ngờ trước yêu cầu này, vì cho rằng chính sách thuế nhập khẩu tàu mới của Indonesia ra đời sau khi hợp đồng giữa các bên được ký kết.

Trong thư gửi về nước cho gia đình, ông Bùi Hoàng, chủ tàu QNg96259 cho biết: "Chúng tôi rụng rời khi được Indonesia thông báo phải nộp thuế nhập khẩu tàu cá lên đến 22.000 USD". Các thuyền viên cũng cho rằng nếu đóng khoản thuế này thì họ không biết đến bao giờ có thể trả hết nợ.

Phía Công ty cổ phần Đại Dương cũng hoàn toàn không hay biết về khoản tiền thuế nhập khẩu tàu cá này. Ông Đỗ Anh Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Đại Dương lý giải: “Chính sách mới của Bộ Tài Chính Indonesia về thuế nhập khẩu tàu cá ban hành sau thời điểm các tàu Quảng Ngãi được nhà nước cấp phép sang Indonesia khai thác thủy sản, gây rắc rối cho cả ngư dân lẫn công ty chúng tôi”.

Ông Dũng bức xúc, tàu cá Việt Nam sang Indonesia theo hợp đồng khai thác nghề cá diện “tạm nhập, tái xuất”, thời gian ngắn hạn. Do vậy, ngư dân buộc đóng thêm khoản thuế nhập khẩu tàu quá cao cho Indonesia là vô lý.

“Chúng tôi đã làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia để can thiệp xin được miễn giảm khoản thuế nhập khẩu với tổng số tiền 44.000 USD cho hai tàu, để đưa mọi người trở về nước”, ông Dũng cho biết thêm.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/9f/7d/Ly-Son-3.jpg
Tàu đánh cá của ngư dân Lý Sơn về bến ở Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Hai tàu Quảng Ngãi này cùng với hai tàu cá của Bình Thuận là những chuyến tàu đánh cá Việt Nam đầu tiên được Công ty cổ phần Đại Dương đưa đi hợp tác khai thác thủy sản tại Indonesia theo hợp đồng. Hai tàu Bình Thuận với 30 ngư dân đã ra khơi trước tàu Quảng Ngãi và cũng bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ với lý do không tuân thủ quy định theo giấy phép như đánh bắt sai nghề, sai vùng biển, neo đậu không đúng nơi quy định... Công ty cổ phần Đại Dương đã bảo lãnh, đưa tàu và ngư dân Bình Thuận về nước vào cuối tháng 4.

Về vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy Sản Chu Tiến Vĩnh khẳng định: “Việc đưa tàu cá đi hợp tác khai thác ở các nước là chủ trương đúng đắn nhằm giảm áp lực khai thác trong vùng biển Việt Nam”.

Hiện tại, Tổng cục thủy sản đã đề nghị Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao có văn bản yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia giúp đỡ làm việc với chính quyền Indonesia để đưa tàu cá cùng 20 ngư dân Quảng Ngãi về nước.

Tổng cục thủy sản cũng giao Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Thuận cùng Công ty cổ phần Đại Dương, làm rõ nội dung hoạt động của 4 tàu cá trên tại Indonesia tìm nguyên nhân vụ việc, rút kinh nghiệm trong tổ chức đưa tàu hợp tác khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.

Trao đổi với VnExpress.net chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga cho biết: “ Sau khi tiếp nhận thông tin, Bộ Ngoại giao đã liên hệ ngay với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Indonesia để phối hợp với các cơ quan chức năng nước bạn tập trung giải quyết sự việc, nhằm sớm đưa 20 ngư dân Quảng Ngãi trở về nước theo tinh thần hữu nghị, hòa bình và hợp tác phát triển nghề cá lâu dài”.

Trí Tín

thanhduocanbinh

thanhduocanbinh
Ban ĐH
 Ban ĐH
Cứ mãi thế này thì dân mình chẳng được gì, mỗi lần đọc tin này lại cảm thấy buồn vô tận. buon

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]