Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Trung Quốc và những “chiến lược” sau đội tàu Hải giám. 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Trung Quốc và những “chiến lược” sau đội tàu Hải giám. 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
Các quốc gia châu Á lâu nay ngờ vực những cam kết ngoại giao của Trung Quốc về hòa bình và ổn định khu vực, mới đây lại phải lưu tâm đến tuyên bố của Bắc Kinh về đẩy nhanh việc xây dựng một hải quân biển xa hiện đại.

Những “chiến lược” của Bắc Kinh sau tuyên bố này là gì?

Những phô trương

Báo chí Trung Quốc hôm 17/6 đưa tin nước này sẽ tăng cường mạnh mẽ quy mô lực lượng hải tuần vào năm 2020 “để bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc”, trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải) đang gia tăng.


Theo tờ China Daily tiếng Anh của Trung Quốc, từ nay đến 2015, lực lượng hải giám sẽ có 16 máy bay và 350 tàu tuần tra. Hiện nay, quân số lực lượng hải giám Trung Quốc vào khoảng 9.000 nguời và đến năm 2020 sẽ lên đến 15.000 người.

Báo trên dẫn lời một quan chức cấp cao của Lực ượng giám sát hàng hải giấu tên cho biết đội tuần tra sẽ có 359 tàu vào năm 2015 và 520 tàu vào năm 2020, và cũng sẽ có 16 máy bay vào năm 2015.

Trung Quốc có ít nhất 26 tàu hải giám với trọng lượng nước rẽ từ 1.000 tấn trở lên.

Giải thích lý do Bắc Kinh tăng cường lực lượng hải giám, China Daily viết: “Số vụ xâm phạm không phận và hải phận Trung Quốc đã gia tăng trong những năm vừa qua. Lực lượng hải giám Trung Quốc ghi nhận được 1303 vụ xâm nhập đường biển và 214 vụ xâm phạm không phận trong năm 2010, trong khi đó, tổng số xâm phạm trong năm 2007 chỉ là 110 trường hợp”.

Cùng lúc thông báo kế hoạch tăng cường lực lượng hải giám, Trung Quốc đã điều động tàu hải giám lớn nhất, tàu Tuần hải 31, đến khu vực Biển Đông. Về mặt chính thức, chiếc tàu này sẽ đậu tại cảng Singapore trong hai tuần trong khuôn khổ các trao đổi về tìm kiếm cứu nạn, chống hải tặc và quản lý bến cảng.

Trung Quốc cũng vừa đưa tàu khảo sát vùng biển gần đảo Okinotori của Nhật Bản. Trung Quốc từ trước đến nay vẫn cho rằng đảo Okinotori chỉ là một “tảng đá”, nên việc Nhật Bản thiết lập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là không phù hợp. Trung Quốc đã tăng cường hoạt động ở vùng biển xung quanh đảo này của Nhật Bản.

Đầu năm nay, giới chức hàng hải Trung Quốc tuyên bố “chiến thắng” trong việc bảo vệ các tuyến vận chuyển dầu và chống hải tặc đe dọa ngư dân cũng như các tàu thuyền thương mại trong và ngoài các vùng biển Trung Quốc. Họ nói rằng lực lượng hàng hải đã tiến hành hơn 1.600 cuộc giám sát biển trong 5 năm qua, tổng cộng bao quát được 1,6 triệu hải lý.

Tài liệu Tăng cường Luật pháp Biển Trung Quốc của Cơ quan quản lý Đại dương (SOA) trực thuộc Nhà nước Trung Quốc được công bố gần đây cho biết, năm 2010 Cơ quan Hải giám Trung Quốc (CMS) của SOA đã tiến hành 118 lượt tuần tra giám sát trong một khu vực biển rộng 211.428 hải lý và thực hiện 523 chuyến bay trên khu vực 538.480 km. Các toán tuần tra của Trung Quốc đã theo dõi 1.303 tàu thuyền, 214 chuyến bay và 43 mục tiêu khác của nước ngoài.

Trung Quốc kỷ niệm “Ngày Đại dương thế giới” 8/6 bằng việc khẳng định tham vọng trở thành một siêu cường hàng hải cũng như tuyên bố sẽ đẩy mạnh kiểm soát các vùng biển, trong đó có cả những khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông. Bắc Kinh đã không giấu giếm kế hoạch tham vọng tăng cường thêm nhiều tàu hải giám hiện đại trong 5 năm tới, theo đó lực lượng giám sát biển sẽ được mở rộng lên 16 trực thăng và 350 tàu, với 45 tàu thuộc loại có trọng lượng nước rẽ trên 1.000 tấn.

Lo ngại

Lực lượng hải giám thuộc Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc, cơ quan giám sát duyên hải và các vùng lãnh hải của Trung Quốc.

Cơ quan Hải giám Trung Quốc có nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra các vùng đặc khu kinh tế biển (EEZ) - được mở rộng từ bờ biển Trung Quốc ra xa mặt biển 200 hải lý. Việc tăng số vụ tuần tra biển của Cơ quan Hải giám Trung Quốc cho thấy cơ quan này đang đẩy mạnh công tác quản lý biển do Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán trước những bất đồng lãnh thổ khu vực.

Theo tài liệu mới đây của viện Jamestown Foundation (Mỹ), Trung Quốc đang tăng cường nhiệm vụ hải giám và củng cố khả năng theo dõi, răn đe và ngăn chặn các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.

Hiện nay, Cơ quan Hải giám Trung Quốc được trang bị khoảng 300 tàu hải giám, trong đó có gần 30 tàu trọng tải trên 1.000 tấn và 10 máy bay, kể cả 4 máy bay trực thăng.

Để tăng cường khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát, Cơ quan Hải giám Trung Quốc đang nỗ lực trang bị các loại phương tiện công nghệ cao và máy móc hiện đại. Ví dụ, tàu hải giám trọng lượng 3.000 tấn mới có tên "Haijin 83" được trang bị các máy bay trực thăng đỗ trên boong tàu, các thiết bị vệ tinh mới nhất và máy móc hiện đại.

Đáng chú ý, Cơ quan này cũng đang trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại để kết nối với các hệ thống thông tin liên lạc bờ biển, trên không, trên biển và vũ trụ.

Giáo sư Li Mingjiang thuộc Đại học Tổng hợp Công nghệ Nanyang, Xinhgapo, nhận định nhìn chung khả năng giám sát biển hiện nay của Trung Quốc còn kém Nhật Bản, nhưng chẳng bao lâu nữa "tình hình sẽ thay đổi".

“Biện pháp mới nhất là tăng thêm số lượng nhân viên và tàu chiến chắc chắn sẽ giúp Trung Quốc hiện diện tích cực hơn trên các vùng biển và Biển Đông. Bắt đầu từ tháng 4/2010, Trung Quốc đã giám sát tất cả các vùng biển mà họ quan tâm. Có thể Trung Quốc sẽ tăng số lần giám sát các vùng biển từ 1 đến 2 lần/vài tháng trước đây lên giám sát hàng ngày”, Li Mingjiang nói.

Giới phân tích nhận định, sắp tới Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh bất đồng lãnh thổ với các nước theo hướng có lợi cho họ bằng cách thể hiện sức mạnh quân sự. Cuộc đối đầu gần đây giữa các tàu giám sát Trung Quốc với tàu Bình Minh 02 và các tàu cá của Việt Nam trên Biển Đông cho thấy sức mạnh và mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các nước khu vực.

Giáo sư Trương Minh Lượng của Đại học Tế Nam (Quảng Châu) thì bày tỏ lo ngại về sự mở rộng nhanh chóng các lực lượng hàng hải này, nói rằng nó có thể phủ bóng đen hơn nữa lên các quan hệ giữa Bắc Kinh với những láng giềng vốn đã ngờ vực. Theo ông, bảo vệ các lợi ích hàng hải bằng phô trương sức mạnh “dường như không có lợi cho việc duy trì sự ổn định khu vực về dài hạn”.

Theo Dân Trí

vandayit

vandayit
Ban ĐH
 Ban ĐH
Trung Quốc phát tín hiệu cứng rắn về Biển Đông?
Báo Văn Hối của Trung Quốc đã đăng bài xã luận nói rằng Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên Biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.

Trung Quốc và những “chiến lược” sau đội tàu Hải giám. BinMinh02_2a3d8
Tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp ngày 26/5. (Ảnh: Năng lượng mới).

Trong bản tin tối 19/6, hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) cho biết báo Văn Hối đã đăng bài xã luận hôm 18/6.

Đặc biệt, trong bài xã luận trên tờ báo được cho là tiếng nói của Bắc Kinh tại Hong Kong, người ta thấy lần đầu tiên kể từ khi sóng gió nổi lên ở Biển Đông xuất hiện cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn.”
Đây được coi là sự biểu lộ thái độ mạnh mẽ nhất của Trung Quốc kể từ khi tình hình Biển Đông xảy ra biến động tới nay.

Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn cao giọng nhấn mạnh tới “hòa bình” và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như “khai chiến” trên các trang web quân sự.

Điều đáng chú ý là bài xã luận chỉ rõ rằng thông qua hai cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh cáo rõ ràng: “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm.”

Đồng thời, Quân đội Trung Quốc đã “bày thế trận sẵn sàng chờ quân địch,” “quyết không ngồi đó để nhìn” những hành động xâm phạm chủ quyền quá đáng mà nhất định sẽ có đòn “phản kích mạnh mẽ.”

Nếu xem đến ngôn từ mà Trung Quốc đã sử dụng trước khi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Trung-Ấn và cuộc xung đột ở đảo Trân Bảo (Nga gọi là Damasky) với Nga, CNA nhận xét cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn” hoàn toàn không phải là “phù phiếm” mà nó cho thấy rõ quyết tâm của Bắc Kinh không ngại sử dụng vũ lực khi cần thiết.

Tại hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 diễn ra từ ngày 13-17/6, tại New York, đề cập việc gần đây Trung Quốc đã liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh khẳng định đây là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.

Đồng thời, Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.

Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định lại quyết tâm và lập trường của Việt Nam thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.

Theo Vietnam+

vandayit

vandayit
Ban ĐH
 Ban ĐH
Giải mã tư thương Trung Quốc mua gom nông sản

Việc tư thương Trung Quốc vào tận vườn của nông dân Việt Nam mua gom nông sản, tuy nông dân được lợi trước mắt do giá bán cao, nhưng về lâu dài, không cẩn thận lại ăn quả đắng...

[img]Trung Quốc và những “chiến lược” sau đội tàu Hải giám. 95462400 [/img]

Hàng nông sản Việt Nam xuất qua cửa khẩu Cốc Nam
(Lạng Sơn) sang Trung Quốc Ảnh: Phạm Anh.

Mua gom khắp nơi

Thời gian gần đây, nhiều tư thương Trung Quốc càn quét từ Nam ra Bắc để thu gom nông sản (tiêu, sắn lát, cao su, thịt, thủy sản…) nhập về nước. Tư thương Trung Quốc gom hàng qua hai kênh, đại lý thu gom của Việt Nam, hoặc trực tiếp đến vườn của nông dân mua, với giá cao hơn tại thị trường nước ta. Tư thương của họ lùng các tỉnh Tây Nguyên để mua sắn, tiêu, cà phê; các tỉnh miền Tây Nam bộ mua thịt lợn nái, sữa; duyên hải miền Trung thu gom nguyên liệu thủy sản, miền núi phía Bắc thu mua sắn

Theo Cục số liệu quốc gia Trung Quốc, trong tháng 5-2011, giá tiêu dùng đã tăng 5,5% so với cùng kì năm ngoái (cao nhất trong vòng 34 tháng trở lại đây), trong đó giá lương thực tăng tới 11,7%. Giá thực phẩm và các mặt hàng khác tăng cao khiến giá sinh hoạt đang trở thành vấn đề nóng bỏng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này, nên đây là cơ hội để thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua nông sản, về bán kiếm lợi nhuận cao.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, họ đang lùng mua nguyên liệu sắn lát của mình. Thời gian qua, rất nhiều xe sắn của Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, lối mở biên giới. “Tôi từng sang Quảng Đông, đi thăm mấy nhà máy thức ăn chăn nuôi của họ, thấy toàn sắn của ta. Việc họ tìm mua khiến giá sắn nguyên liệu tại nước ta được đẩy lên cao. Trước đây giá sắn chỉ 1.500 - 2.000 đồng/kg, thì nay đã 5.500-6.000 đồng/kg, thậm chí còn hơn. Giá sắn lên cao, giúp nông dân ở miền núi tăng thêm thu nhập, là điều đáng mừng. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đang cao, sẽ đẩy giá thức ăn chăn nuôi lên cao, từ đó tác động dây chuyền đến giá thực phẩm, cuối cùng người tiêu dùng mình chịu”, ông Lịch nói.

Còn theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), vừa rồi giá thực phẩm ở Trung Quốc lên rất cao, nên tư thương họ sang ta lùng sục mua. “Cái này không thể kiểm soát được, vì họ vào mua tự do dọc biên giới. Cho nên, cuối tuần trước, đầu tuần vừa rồi, giá thịt ở Quảng Ninh rất cao, có khi lên tới 70-72 nghìn đồng/kg lợn hơi. Thời gian qua, còn có thông tin phía Trung Quốc tuồn lợn kém chất lượng sang bên mình, nhưng nay hiện tượng này không còn nữa”- ông Giao nói.

Lợi và hại

Trao đổi với PV , ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận định việc tư thương Trung Quốc vào tận vườn lùng mua nông sản. Thực tế, nước ta sát Trung Quốc, nên xác định đây là thị trường tốt để tiêu thụ nông sản của ta. Và khi họ có nhu cầu, là cơ hội rất tốt cho nông sản Việt Nam, nông dân được lợi. Tuy nhiên, nếu họ thay đổi chích sách, việc tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam gặp rất nhiều rủi ro, và nhiều bài học đã diễn ra với nhiều hàng nông sản của ta như hoa quả, rau, cao su, cà phê, hồ tiêu, vải thiều… “Việc họ mua giá cao có tính tức thời, nó phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta, như sắn là một bài học. Khi giá sắn cao lên, thì diện tích cây sắn sẽ lấn những cây trồng khác, mà chủ trương của ta thì không thể phát triển cây sắn một cách tùy tiện được, nhất là quảng canh, dễ dẫn đến phá rừng, lấn đất ruộng, đất mía…, tức là phá vỡ quy hoạch sản xuất. Bài toán trồng - chặt, đã diễn ra ở nhiều địa phương”- ông Ngọc nói.

TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thương nhân Trung Quốc thu gom các mặt hàng nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sẽ tạo ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối với các mặt hàng. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước nhưng nay đem xuất khẩu sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, có thể kéo giá lương thực, thực phẩm tại thị trường Việt Nam lên cao, khiến việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn. Còn ở góc độ thị trường, Việt Nam không phải một thị trường lệ thuộc của Trung Quốc, mỗi thị trường đều có đường biên giới của nó. Nhìn theo khía cạnh khác, các nhà thu mua hàng nông sản của Việt Nam cũng phải xem lại vì sao bị thua trên chính sân nhà của mình. “Phải làm rõ việc thu gom này kéo theo sự bất bình đẳng về nghĩa vụ, kéo theo hệ quả xấu, như ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm của các doanh nghiệp trong nước. Cần rà soát lại các quy định, nếu họ làm thiệt hại cho Việt Nam, cần phải có hành động.

Còn theo ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia phân tích và dự báo Thị trường Việt Nam, đáng ra, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc kiếm lời, đằng này lại để họ chạy sang bên mình thu gom ở hang cùng ngõ hẻm nữa. “Ở đây các doanh nghiệp nên tự trách mình. Các anh cứ nghĩ đi tìm thị trường này nọ, mà không để ý đến thị trường này một cách nghiêm túc. Đến khi có vấn đề thì anh lại đổ lỗi cho thị trường này”.


Trích:
Giá thịt đang giảm
Ông Hoàng Kim Giao cho biết, thực phẩm những ngày hè giảm 5-7%, do nóng bức. Đến cuối tuần qua thịt lợn giảm nhẹ. Giá thịt lợn trong dân chỉ 56-57 nghìn đồng/kg hơi, nhưng qua tay thương lái, giá hiện lên 60-62 nghìn đồng/kg hơi. Tại Hà Nội, chỉ mấy ngày giá thịt lợn từ 68 nghìn đồng/kg hơi, thì nay chỉ khoảng 64-65 nghìn đồng/kg. Hiện, các địa phương đã đẩy mạnh sản xuất hơn, đưa ra thị trường khá nhiều. Chỉ khoảng 3 tháng tới, thực phẩm lại dư thừa.

theo tp

vandayit

vandayit
Ban ĐH
 Ban ĐH
'Mỹ cần hỗ trợ ASEAN quân sự trong tranh chấp biển Đông'
Thượng nghị sĩ John McCain vừa kêu gọi Mỹ trợ giúp chính trị và quân sự cho các quốc gia Đông Nam Á để đối phó với Trung Quốc trong các mâu thuẫn ngày càng gia tăng ở biển Đông.
Ông McCain, một thành viên cấp cao của đảng Cộng hoà, cho rằng Mỹ nên trợ giúp các nước ASEAN nhằm phát triển và triển khai một hệ thống cảnh báo sớm cùng tàu thuyền tại các vùng biển tranh chấp.
Thượng nghị sĩ Mỹ kỳ cựu nói Mỹ cũng nên dùng ngoại giao để trợ giúp các quốc gia Đông Nam Á giải quyết các tranh chấp và “thiết lập một mặt trận đoàn kết hơn”.
“Trung Quốc muốn lợi dụng sự chia sẽ giữa các thành viên ASEAN để thúc đẩy chương trình nghị sự của riêng họ”, ông McCain phát biểu tại Hội thảo về an ninh hàng hải ở biển Đông, do Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS) tổ chức tại Thủ đô Washington, Mỹ.
Ông McCain, người được biết đến với chính sách quân sự quyết đoán, cũng hoan nghênh việc bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông của chính quyền Tổng thống Barack Obama nhưng nói thêm rằng cần thúc đẩy việc này hơn nữa.
Thượng nghị sĩ Arizona nói Mỹ cần “cho các nước khác biết rằng tuyên bố nào được Mỹ chấp nhận, tuyên bố nào thì không và chúng ta sẽ ủng hộ những hành động nào - đặc biệt là bảo vệ Philippines, một đồng minh thân thiết.
Tuyên bố của ông McCain được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tại biển Đông gia tăng trong những tháng gần đây vì các hành động gây hấn của Trung Quốc.
Ông McCain nói ông hoan nghênh quan hệ hợp tác với Trung Quốc và không muốn nhìn thấy xung đột. Nhưng ông cũng thẳng thừng cáo buộc rằng chính “thái đội hung hăng” và “những tuyên bố lãnh thổ không có căn cứ” của Trung Quốc là nguyên nhân của những căng thẳng gần đây.
Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ không sử dụng vũ lực tại biển Đông và hối thúc các nước khác “làm nhiều việc hơn nữa để chứng tỏ hoà bình và ổn định trong khu vực”.


Theo datviet

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Trong hai ngày 20-21/6, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Các vấn đề quốc tế của Mỹ (CSIS) tổ chức Hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington, Mỹ, với sự tham gia của khoảng 100 học giả và chuyên gia nghiên cứu Biển Đông hàng đầu thế giới.

Đường biên giới hình lưỡi bò trên Biển Đông do Trung Quốc đưa ra.
Đường biên giới hình lưỡi bò trên Biển Đông do Trung Quốc đưa ra bị chỉ trích gay gắt tại Hội nghị hôm qua ở Washington.

Đại diện Việt Nam cũng tham dự hội nghị này, trong đó có tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc chương trình nghiên cứu Biển Đông, luật sư Nguyễn Duy Chiến và tiến sĩ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao.

Hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại vùng biển này với thái độ gây hấn và các hành động quân sự có vẻ ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự tập trung thảo luận về 4 chủ đề chính: đánh giá lợi ích và vai trò của các bên tại Biển Đông, cập nhật những diễn biến gần đây trên Biển Đông, đánh giá hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế về an ninh hàng hải hiện nay tại Biển Đông, các kiến nghị về chính sách nhằm tăng cường an ninh tại Biển Đông.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ John Negroponte khẳng định rằng, lợi ích chung của các nước quan trọng hơn sự khác biệt giữa các bên.

Về phần mình, tại phiên họp đầu tiên, giáo sư Tô Hạo của Đại học Ngoại giao Trung Quốc vẫn tiếp tục lên tiếng về “đường lưỡi bò” 9 đoạn của Trung Quốc, nói rằng nước này có các cơ sở lịch sử. Đại diện của Trung Quốc cũng chỉ trích sự can thiệp của Mỹ, cho rằng tình hình Biển Đông nóng lên kể từ sau tuyên bố của bà Hillary tại Hà Nội năm ngoái và “Mỹ nên thấy có lỗi về chuyện này”.

Tuy nhiên, sau bài phát biểu của mình, ông Tô Hạo đã bị chỉ trích gay gắt, đặc biệt về quan điểm đối với “đường lưỡi bò” và các chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thậm chí, Vụ trưởng Vụ Chính trị và An ninh thuộc Ban Thư ký ASEAN Termsak Chalermpalanupap còn đánh giá rằng, Trung Quốc “vừa nói vừa chiếm”. Ông nói: “Quan điểm của Trung Quốc là mọi thứ ở Biển Đông đều thuộc về họ”, đồng thời cho biết các nước ASEAN đến nay không thể nào đàm phán được với Trung Quốc. Cho tới nay, đề xuất đối thoại ASEAN-Trung Quốc về tuyên bố ứng xử trên Biển Đông đã bị Bắc Kinh từ chối tới 20 lần.

Ông Termsak Chalermpalanupap hy vọng lần thứ 21 này hai bên sẽ có được cuộc đối thoại để tìm cách giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Q.M[img]Trung Quốc và những “chiến lược” sau đội tàu Hải giám. Images639101biendong [/img]

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]