Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Người cá” Lý Sơn (Bùi Thượng) Thôn Tây Xã An Hải 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Người cá” Lý Sơn (Bùi Thượng) Thôn Tây Xã An Hải 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

duylyson055

duylyson055
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tôi tìm ông trên đất liền nhưng chẳng khác chi mò kim đáy biển. Tìm đến nhà, người nhà cho hay ông đã sang hàng xóm. Qua nhà hàng xóm, được biết ông vừa ra biển. Ra đến biển lại chẳng thấy ông đâu. Sau nhiều lần “trốn tìm” như thế, tôi mới gặp được “người cá” khi ông đang … tưới nước ở vạt rau sau nhà.

Dẫn tôi vào nhà, “người cá” Bùi Thượng mở rượu mời ngay. Tôi uống cầm chừng. Còn với ông, 4 ly rượu đế to bằng ly uống trà chỉ trong tích tắc đã lặn mất tăm trong con người đỏ au, chắc nịch.
Người cá” Lý Sơn (Bùi Thượng) Thôn Tây Xã An Hải ImageView
Vợ chồng “Người cá” Bùi Thượng
Nhìn ông, những tưởng ông trẻ gần 20 chục tuổi so với tuổi 71 hiện nay. Bà Nguyễn Thị Lại, vợ ông hóm hỉnh: “Ổng ít khi ở nhà với tui lắm, hết ra ngắm biển thì lại sang thăm nhà bà hàng xóm”. “Chỉ sang thăm thôi à ?” - Tôi hỏi. Bà lắc đầu lia lịa.

Tôi vừa ướm chuyện, ông đã vào buồng bê ngay chiếc cúp vô địch quốc gia cuộc thi lặn sâu năm 1963 ra giới thiệu. Chiếc cúp bằng kim loại giờ đã úa màu thời gian nhưng kỷ niệm về một thời vùng vẫy trên biển trong ông vẫn còn tươi nguyên đến lạ.

Ông kể, ngay từ thời tóc còn để chỏm, ông đã khao khát được khám phá những bí ẩn trong lòng biển cả. Hầu như ngày nào ông cũng lẽo đẽo theo cha và những người thợ lặn ra biển. Mỗi lần như thế, ông đều quan sát tỉ mỉ các cử động của người thợ lặn.

Như một môn sinh cần cù, hàng ngày, ông thường xuyên vật lộn với biển để “luyện công”. Năm 17 tuổi, cảm thấy “nội lực” của mình đã đủ để “hạ thủy”, ông quyết định theo chân những người thợ lặn bắt đầu cuộc hành trình mưu sinh dưới đáy đại dương.

Sau những chuyến đi biển dài ngày, mỗi lần cập bến, tàu của Bùi Thượng luôn đầy ắp sản vật khiến người Lý Sơn rất thán phục. Hễ nghe ở vùng biển nào có nhiều sản vật là ông và các bạn chài lại hè nhau giong buồm vượt sóng.

Từ vùng biển Móng Cái, Bạch Long Vĩ (Quảng Ninh) đến Thổ Chu (Phú Quốc), đến Hoàng Sa, Trường Sa....với ông đều quen thuộc như dải đất quê nhà. Điều đặc biệt là mỗi khi xuống biển, ông không cần sử dụng bất cứ thiết bị hỗ trợ nào nhưng vừa ngoi lên mặt nước là ông có thể quẫy mình lặn lại xuống biển ngay tức khắc.

Lặn “chay” ở độ sâu 66 mét

Cuộc thi lặn sâu tìm chức vô địch quốc gia tổ chức năm 1963 ở huyện Lý Sơn như để dành cho ông. “Người cá” Bùi Thượng nhớ lại, thời đó, đảo Lý Sơn được chia thành 2 xã Bình Yến và Bình Vĩnh. Lúc bấy giờ, có ông bác sĩ Nguyễn Thành Nhơn là người từ Sài Gòn ra Lý Sơn để tổ chức cuộc thi lặn nhằm chiêu mộ thợ lặn vào đội trục vớt tàu biển.

Vào cuộc thi, thợ lặn không được sử dụng bất cứ một dụng cụ hỗ trợ nào như: chân vịt, bình hơi... mà phải dựa vào chính tài, sức và kinh nghiệm để thi thố qua 3 kiểu thi là: Ôm theo một cục sắt để lặn (còn gọi là lặn do); dùng tay, chân để lặn (còn gọi là lặn tay) và cuối cùng là úp mặt xuống nước nín thở để xem thời gian nhịn thở của ai lâu nhất.

Lần đó có gần 40 thợ lặn thi tài. Để được dự thi, các thợ lặn và gia đình phải làm bản cam kết chịu mọi trách nhiệm nếu không may xảy ra bất trắc. Thể thức của cuộc thi lặn tay (tức lặn bộ) là dùng một sợi dây thừng dài 100 mét neo chặt xuống đáy biển. Lần lượt mỗi thợ lặn cầm một sợi dây kẽm có ghi tên mình và lặn xuống biển, đến vị trí nào thì buộc sợi kẽm vào dây thừng ở vị trí ấy.

Năm đó, Bùi Thượng đã đoạt giải quán quân với 200 đồng tiền thưởng khi ông buộc sợi kẽm của mình vào dây thừng ở vị trí 66 mét dưới mặt biển. Cái biệt danh “người cá” ở đảo Lý Sơn ra đời từ đó.

Sau khi đoạt giải quán quân cuộc thi lặn sâu, ông chờ mãi vẫn không thấy ai quay lại để chiêu mộ ông vào đội trục vớt tàu biển. Nhưng nhờ tài nghệ lặn sâu, “người cá” Bùi Thượng đã nhiều lần được các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh tìm đến nhờ lặn xác định độ sâu các con tàu bị đắm, độ sâu của các luồng cửa biển có tàu thuyền ra vào.

Tiếng gà gáy dưới… đáy biển !

Người miền biển vốn có nhiều chuyện lạ, mang yếu tố hoang đường.Với “người cá” Bùi Thượng, dằng dặc gần nửa thế kỷ dò dẫm các vùng biển, ông nói chắc như đinh đóng cột là đã chứng kiến bao điều kỳ lạ dưới đáy đại dương mà có lẽ những người “ngoại đạo” như tôi không thể nào hiểu được. Những chuyện này, ông đã giấu biệt hàng chục năm qua, chỉ đến khi giải nghệ mới dám kể lại.

Ông kể, lần đó, ông và các thợ lặn Lý Sơn đến vùng biển tỉnh Thanh Hóa. Khi ông lặn đến độ sâu chừng 30 mét thì phát hiện dưới đáy biển một cánh cửa đá rất to, phía trước có hai cây hoa đá cao chừng 15 mét như thể người ta dùng để trang trí trước sân nhà (!?). Điều lạ là hễ thợ lặn nào vớt vát hải vật gần đấy thì đều bị sự cố khi ngoi lên khỏi mặt nước.

Rồi chuyện ông vẫn nghe thấy tiếng gà gáy khi lặn ở độ sâu chừng 50 mét dưới đáy biển vào lúc rạng đông. Ông kể thêm một chuyện khiến tôi nổi da gà.

Chuyện rằng: cũng tại vùng biển tỉnh Thanh Hóa, có một thợ lặn khi đến độ sâu chừng 40 mét thì nhìn thấy một... cụ già bạc tóc đang ngồi ung dung trên một tảng đá. Sợ quá, người thợ lặn này vội ngoi lên mặt nước để thông báo anh em.

Nhiều người lần lượt lặn xuống để kiểm chứng và đều nhận được kết quả tương tự ! Thật ra đó chỉ là những ảo giác người ta gặp phải ở độ quá sâu dưới nước.

Giải nghệ

Bây giờ, người cá Bùi Thượng đã giải nghệ. Những kinh nghiệm lặn biển có được ông đã đem truyền lại cho hàng chục thợ lặn “hậu duệ” ở huyện Lý Sơn. Trong số đó có con trai ông, anh Bùi Văn Khỏe, sinh năm 1978 cũng được xem là “con rái biển” ở huyện Lý Sơn.

Hiện nay, nhờ các thiết bị hỗ trợ như máy nén hơi, quần áo chuyên dụng, các thợ lặn ở Lý Sơn có thể lặn sâu đến cả trăm mét và thời gian ở dưới đáy biển có khi cả giờ đồng hồ nhưng nhắc đến tài nghệ lặn biển của người cá Bùi Thượng thì ai cũng trầm trồ, thán phục.

Riêng với ông Nguyễn Dữ, 72 tuổi, từng là một thợ lặn sừng sỏ ở đảo Lý Sơn cũng chào thua: “Nếu xếp Bùi Thượng vào hàng “vua lặn” thì tôi chỉ thuộc hàng “quan lặn” mà thôi.

Ông Bùi Thượng cho biết, hiện nay, dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn có thể lặn ở độ sâu chừng 30-40 mét. Tôi hỏi một câu hơi chưng hửng về sức khỏe của ông hiện nay thế nào, vợ ông, bà Nguyễn Thị Lại nói chen vào: “Chừng đó tuổi nhưng có đêm nào chịu ngủ sớm đâu. Vậy mà cứ 4 giờ sáng là đã thức dậy đi bộ rồi”.

Giải nghệ nghề lặn biển để an hưởng tuổi già cũng là lúc “người cá” Bùi Thượng ngẫm lại đời mình sau nửa thế kỷ mưu sinh dưới đáy đại đương. Ông bộc bạch: dù đã đi cả trăm lần dọc chiều dài hải phận của đất nước nhưng bước chân ông vẫn rất lạ lẫm ở phía đất liền.

Source:
Người cá” Lý Sơn (Bùi Thượng) Thôn Tây Xã An Hải LogoTTO



Được sửa bởi contraixudao ngày Tue Dec 15, 2009 5:27 pm; sửa lần 1. (Reason for editing : Thêm source, thêm hình.)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết