Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Chuyện ngư dân trong con mắt ông đại sứ Trung Quốc 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Chuyện ngư dân trong con mắt ông đại sứ Trung Quốc 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
SGTT - Đại sứ
Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường đã khởi động năm Hữu nghị Việt –
Trung với cuộc họp báo sáng 6.1 tại Hà Nội, để giới thiệu những hoạt
động sẽ diễn ra trong năm, cũng như quan điểm của Trung Quốc trong việc
giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Chuyện ngư dân trong con mắt ông đại sứ Trung Quốc 01

Biên bản đòi tiền chuộc của cơ quan chức năng Trung Quốc với ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi. Ảnh: TL

Gác lại tranh chấp, cùng khai thác
Đại
sứ Tường nói: “Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhiều lần đạt được nhận
thức chung hết sức quan trọng. Đó là không để cho vấn đề Nam Hải (Biển
Đông) ảnh hưởng đến sự phát triển, ổn định lâu dài, bình thường của
quan hệ hai nước. Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã nêu ra một sáng kiến
mang tính xây dựng, đó là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”.

Nhưng,
trước khi ông đại sứ Tường nêu ra quan điểm này đúng một tuần, Quốc vụ
viện Trung Quốc công bố “Một số ý kiến về việc đẩy mạnh phát triển xây
dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam”, trong đó có việc thúc đẩy phát triển
du lịch tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Và, bà Nguyễn Phương Nga –
người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lên tiếng: “Việc làm nêu
trên của phía Trung Quốc đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp
cao hai nước, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển
Đông”.

Khi
trả lời câu hỏi báo chí về cách ứng xử thiếu nhân đạo của Trung Quốc
với ngư dân Việt Nam, ông Tường nói: “Thông tin đăng trên báo chí có
một số là sự thật, một số không phải là sự thật. Khi phía Việt Nam nêu
vấn đề, chúng tôi đã xác minh, kiểm tra ngay lập tức, nhưng kết quả xác
minh của chúng tôi lại khác với kết quả của phía Việt Nam”.

Ông
Tường dẫn ra ví dụ rằng, có lần Việt Nam đã can thiệp với Trung Quốc,
rằng Trung Quốc đã thu giữ những công cụ đánh bắt cá, cũng như thuỷ sản
đánh bắt của ngư dân Việt Nam, và phía Trung Quốc xác minh thì cho thấy
họ chỉ đuổi tàu cá ra khỏi lãnh hải của Trung Quốc, chứ không có hành
vi tiếp xúc với ngư dân Việt Nam. Ông Tường còn nói rằng những thông
tin như vậy đã xúc phạm tình cảm tốt đẹp của phía Trung Quốc. “Khi tàu
cá của Việt Nam đi tránh gió cập cảng tại những cảng không phải cảng
tránh gió của Trung Quốc, chúng tôi đã đối xử nhân đạo, tạo điều kiện
thuận lợi cho họ có thể cập cảng. Nhưng khi rời cảng, họ lại chỉ trích
Trung Quốc đối xử không nhân đạo và làm đau lòng các cơ quan hữu trách
của Trung Quốc”, ông nói, đầy tâm trạng.

Bằng chứng
Trao
đổi với chúng tôi quanh ý kiến của đại sứ Trung Quốc, ông Trương Ngọc
Nhi – phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nói: “Tất cả những vụ bắt giữ,
thu giữ phương tiện hành nghề của ngư dân Quảng Ngãi, sau khi họ trở về
chúng tôi đều thu thập chứng cứ bằng biên bản và gửi lên Trung ương xử
lý bằng con đường ngoại giao. Khi bắt tàu cá của ngư dân mình, phía
Trung Quốc thường kéo tàu đến một toạ độ khác lập biên bản”.

Ngày
16.6.2009, ba tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc
bắt tại vị trí toạ độ 16040’ vĩ bắc – 112045’ kinh đông. Khi bị bắt,
ngay lập tức các thuyền trưởng trên ba tàu đã gọi điện về cho người
thân và đồn biên phòng 328. Ba tàu ngư dân bị bắt gồm: Tàu QNg 6597 do
ông Dương Văn Thọ (thôn Tây xã An Hải, Lý Sơn), tàu QNg 6364 do ông Bùi
Văn Thế (1966, thôn Tây xã An Vĩnh), tàu QNg 6517 do ông Nguyễn Chí
Thạnh (1984, thôn Tây xã An Hải). Theo trình bày của ngư dân với đồn
biên phòng 328, ba tàu ngư dân huyện Lý Sơn lúc đang trên đường di trú
tránh bão số 2 tại toạ độ nêu trên đã bị tàu Trung Quốc bắt giữ. Chủ
tàu Dương Văn Thọ (tàu QNg 6597) cùng 25 ngư dân được thả về với điều
kiện sau mười ngày phải đem tiền chuộc. Biên bản mà tàu Trung Quốc bắt
37 ngư dân huyện đảo Lý Sơn có nội dung: Cơ quan xử phạt là trạm quản
lý cảng cá ngư chính Trung Sa (Tây Nam – tỉnh Hải Nam – Trung Quốc) xử
phạt tàu ngư dân Việt Nam vì đương sự đã vi phạm nghiêm trọng quy định
“Luật Ngư nghiệp nước CHND Trung Hoa”… Tại biên bản có ghi rõ số tài
khoản của một ngân hàng ở thành phố Tam Á (Hải Nam).

Trong
khi đó, ông Trần Cao Mưu, tổng thư ký Trung ương hội Nghề cá Việt Nam
nói, chẳng nói đến những sự vụ gần đây, có thể nhà chức trách Trung
Quốc chưa xác minh đầy đủ, mà những vụ việc đã diễn ra 5 – 6 năm nay,
họ vẫn không chịu xử lý. “Theo báo cáo mới đây của tỉnh Quảng Ngãi, năm
2004 phía Trung Quốc đã bốn lần bắt tàu đánh cá của Việt Nam với tổng
số 17 chiếc và 210 ngư dân, và cho đến nay họ vẫn giữ lại bốn chiếc,
với toàn bộ số lượng cá mà ngư dân Việt Nam bắt được”, ông Mưu dẫn
chứng.

Huỳnh Phan – Nguyễn Minh Sơn




Sài Gòn Tiếp Thị




chỉ đuổi tàu cá ra khỏi lãnh hải của Trung Quốc, chứ không có hành
vi tiếp xúc với ngư dân Việt Nam
P/S: Đoạn này thiệt là lố bịch và chối bỏ 1 cách trắng trợn các hành vi của họ phải ko các bạn Chuyện ngư dân trong con mắt ông đại sứ Trung Quốc 332918

http://my.opera.com/khoilv

thegioi_nhinnghieng

thegioi_nhinnghieng
Level 4
Level 4
Đại sứ Trung Quốc và cách ứng xử "xuất phát từ đại cục"



Tác giả: Độc giả Khương Duy

Khi
đọc những câu trả lời của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại
Việt Nam Tôn Quốc Tường trong buổi họp báo ngày 6/1 tại Hà Nội trên
VietNamNet khiến tôi không thể không suy ngẫm.


Trong bài viết này, chỉ xin bình luận về lời khuyên của ông, rằng "Không
nên đưa tin những việc xấu như thế này. Phóng viên Việt Nam kiểm tra
lại, báo chí Trung Quốc ít đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp
về nghề cá và chúng tôi luôn xuất phát từ đại cục, tuy rằng chúng tôi
có lý nhưng chúng tôi thấy cũng không nên đưa tin."



"Những việc xấu như thế này" mà ông Tôn
Quốc Tường nhắc đến là những vụ việc gây xôn xao gần đây, khi những ngư
dân Việt Nam lên tiếng về cách đối xử thiếu nhân đạo và trái luật pháp quốc tế của đội kiểm ngư, tuần tra trên biển của phía Trung Quốc.


Xin thưa với ông Đại sứ rằng, vì tôn
trọng cách ứng xử "xuất phát từ đại cục" mà báo chí Việt Nam, và cả
nhân dân Việt Nam đã thôi không nhắc đến những chuyện buồn trong mối
quan hệ giữa hai nước trong vài thập niên cuối thế kỷ XX.


Diễn biến cuộc chiến nơi biên giới Việt Trung năm 1979 chỉ được nhắc đến vài dòng trong sách Lịch sử.


Trận hải chiến không cân sức trên biển
chục năm sau trên bãi Gạc Ma - nơi những người lính hải quân nhân dân
Việt Nam nắm tay nhau chiến đấu đến hơi thở cuối cùng - cũng chỉ gần
đây mới được hé lộ đôi điều.


Chuyện ngư dân trong con mắt ông đại sứ Trung Quốc TQTuong



Người
dân Việt Nam vốn yêu chuộng hoà bình, biết khi nào nên cầm súng chiến
đấu, khi nào nên bắt tay làm hoà, lẽ nào không thấm nhuần cách ứng xử
lấy đại cục làm trọng ấy sao?


Có lẽ, lời nhắc nhở đó, ông nên dành
cho các trang mạng Trung Quốc đang hằng ngày viết bài nói xấu Việt Nam,
thậm chí đăng tải cả kế hoạch đánh chiếm Việt Nam "vừa là đồng chí, vừa
là anh em" như ông nói, trong 31 ngày...


Gác tranh chấp thế nào?


Quay trở lại thời điểm hiện nay - thời
điểm mà ông Tôn cho rằng chưa chín muồi để giải quyết vấn đề biển Đông,
mà hãy nên gác lại để hợp tác cùng phát triển. "Hợp tác cùng phát
triển" không chỉ Nhà nước hai bên mong muốn, mà cũng là nguyện vọng của
nhân dân Việt Nam.


Việt Nam đã bao nhiêu lần tuyên bố mong muốn làm bạn với phần còn lại của thế giới, giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước khác.


Với Trung Quốc, Việt Nam luôn coi trọng
sự hữu hảo giữa hai nước "sơn thuỷ tương thông, tư tưởng tương đồng,
vận mệnh tương liên", do đó chưa bao giờ Việt Nam lại không ứng xử
"xuất phát từ đại cục".


Nhưng liệu ứng xử "xuất phát từ đại
cục" có đồng nghĩa với việc gác lại vấn đề tranh chấp này không? Nếu
gác lại sự tranh chấp bằng vũ lực, quân sự; gác lại sự va chạm không
đáng có giữa hải quân Trung Quốc với những ngư dân Việt Nam thì thật
đáng hoan nghênh. Song nếu gác lại những biện pháp giải quyết tranh
bằng con đường đàm phán song phương và đa phương, bằng những luận giải
pháp lý khoa học và lịch sử về chủ quyền của các quốc gia có liên quan
trên biển Đông thì có nên không?


Trong khi mối quan hệ giữa Việt Nam -
Trung Quốc, ASEAN - Trung Quốc đang phát triển rực rỡ, lẽ nào không tận
dụng cơ hội này để dàn xếp vấn đề các bên cùng quan tâm! Thiết nghĩ như
thế mới là ứng xử hợp tình hợp lý, lấy đại cục làm trọng!


Sự thật nào cũng chỉ có một mà thôi!


Lời khuyên của ông Đại sứ có thể diễn Nôm ra rằng "phóng viên Việt Nam nên kiểm tra lại" tính xác thực của thông tin, và học tập " báo chí Trung Quốc" trong việc "ít đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá" vì phía Trung Quốc "luôn xuất phát từ đại cục".


Ông Tôn còn chứng minh cho cách ứng xử "xuất phát từ đại cục" bằng cách nhận định "tuy rằng chúng tôi có lý nhưng chúng tôi thấy cũng không nên đưa tin."



Chuyện ngư dân trong con mắt ông đại sứ Trung Quốc Tau-QNg-94734
Tàu cá Việt Nam đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắt và đăng tải trên báo chí Trung Quốc.
Chuyện ngư dân trong con mắt ông đại sứ Trung Quốc VNcuuTQ
Thủy thủ Trung Quốc được bộ đội Việt Nam cứu. Ảnh VNN
Tôi rất băn khoăn khi ông Tôn cho biết "một số báo chí đưa
tin phía Trung Quốc đã đối xử với ngư dân Việt Nam không nhân đạo. Về
vấn đề này, chúng tôi đã xác minh, kiểm tra rất nghiêm túc nhưng kết
quả cho thấy đó không phải là sự thật. Ví như có lần Việt Nam đã can
thiệp với Trung Quốc rằng Trung Quốc đã thu giữ những công cụ đánh bắt
cá cũng như thủy sản đánh bắt của ngư dân Việt Nam. Chúng tôi xác minh
thì cho thấy phía Trung Quốc chỉ đuổi tàu cá ra khỏi lãnh hải của Trung
Quốc chứ không có hành vi tiếp xúc với ngư dân Việt Nam. Tôi cũng thắc
mắc nếu không tiếp xúc làm sao thu giữ ngư cụ của ngư dân Việt Nam."



Không chỉ có ông Đại sứ thắc mắc rằng
Trung Quốc không hề tiếp xúc với ngư dân Việt Nam thì làm sao có chuyện
đánh đập, bắt giữ ngư cụ của họ mà chính tôi cũng thắc mắc nếu không có
sự "tiếp xúc" ấy thì tại sao lại có những chiếc thuyền cá trở về tan
hoang, những người ngư dân thâm tím mặt mày, những khoản nợ chuộc chồng
khiến nhiều người vợ phải bán nhà?


Cứ cho rằng một vài trang báo không
biết lấy đại cục làm trọng nên "sàm ngôn", vậy lẽ nào Bộ Ngoại giao
Việt Nam lại dựa trên những chuyên "không phải là sự thật" để tuyên bố với thế giới, để trao công hàm cho ông Đại sứ đòi quyền lợi cho người dân Việt Nam?


Nếu quả thực là như vậy, lẽ nào Bộ Ngoại giao của nước chúng tôi không "xuất phát từ đại cục"?


Những người ngư dân Việt Nam được gì
khi dựng chuyện? Báo chí Việt Nam được gì khi đưa tin sai sự thật? Hội
nghề cá Việt Nam, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao được
gì khi họ vu khống Trung Quốc? Ông có thể trả lời giúp cho tôi những
câu hỏi này không?


Chắc ông Đại sứ nhớ câu "không có lửa
làm sao có khói" để "tiên trách kỷ hậu trách nhân". Sự thật bao giờ
cũng chỉ có một mà thôi!


Ông Đại sứ đã từng ở Hà Nội những đêm
Việt Nam ăn mừng chiến thắng sau một trận bóng lớn, chắc ông thừa hiểu
sự nhiệt tình của thế hệ trẻ Việt Nam trước những vấn đề lớn lao của
đất nước. Vậy mà trong nhiệm kỳ của ông tại Việt Nam, sau bao nhiêu vấn
đề lớn nhỏ trên Biển Đông đã xảy ra, ông có thấy cảnh tượng tương tự
như vậy? Tuyệt nhiên không. Tại sao vậy? Bởi chúng tôi thấu hiểu đối
thoại bao giờ cũng tốt hơn đối đầu, đại cục bao giờ cũng quan trọng hơn
"tiểu cục". Do đó rất mong ông thu lại lời khuyên này, và trao nó đến
những ai thực sự cần nó hơn...


http://tuanvietnam.net/2010-01-07-dai-su-trung-quoc-va-cach-ung-xu-xuat-phat-tu-dai-cuc-


:D

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]