Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
ở nơi nước ngọt đắt nhất Việt Nam 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
ở nơi nước ngọt đắt nhất Việt Nam 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Ở nơi nước ngọt đắt nhất Việt Nam

Người dân đảo Bé tận dụng nước mưa

ở nơi nước ngọt đắt nhất Việt Nam 1315620924_nuoc-ngot-0
(Tin tuc) - Ngồi trên xuồng máy ra đảo Bé (xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), phó bí thư thường trực huyện ủy Lý Sơn, ông Nguyễn Tài Luân đố tôi: "Anh biết giá nước ở đâu đắt nhất không?".

Đang nhẩm tính, chưa kịp trả lời thì ông Luân bảo chính là đảo Bé. "Mỗi khối nước mua 180.000 đồng. Hỏi đâu cho bằng". Tuy nhiên, nước chỉ là một trong nhiều chuyện "cười ra nước mắt" ở xứ đảo nơi đây.

1 m3 nước ngọt giá 180.000 đồng

Đập vào mắt tôi khi nhìn lên đảo Bé là hàng dừa nằm ở rìa đảo, lá héo úa, tàn tạ như vừa mới bị một cơn bão. Trần Minh Hoằng, phó chủ tịch đảo Bé bảo: "Dừa héo úa, có lẽ là do thiếu nước. Vì từ hồi tháng giêng đến giờ, mưa chỉ được vài lần, hứng không đầy thùng nước 20 lít". Do không có mưa, đảo lại không có mạch nước ngầm để đào giếng, nên đến tháng 6 vừa qua, cả đảo còn khoảng 100 m3nước dự trữ cũng phải cấp cho dân xài. Cầm cự đến tháng 8 vừa qua, cả đảo "hết chịu nổi", mới xuất bể chứa nước dự trữ và mua bên đảo Lớn được 235 mét khối nước phát cho dân. Tính tổng cộng, đến đầu tháng 9 này đảo đã có ba lần cấp nước sinh hoạt cho dân, với 515 m3. "Mà giá nước cắt cổ quá, 160.000 – 180.000 đồng/m3chứ ít đâu", ông Hoằng lắc đầu.

ở nơi nước ngọt đắt nhất Việt Nam 1315620403-nuoc-ngot-1

Người dân đảo Bé tận dụng nước mưa bằng cách bắt ống nước từ máng mái nhà xuống bể chứa

Đi một vòng quanh đảo, nhà nào cũng có từ 3-5 lu, chum xi măng và bể chứa nước ngọt xây ở hiên nhà, ngoài sân. Chị Phạm Thị Thúy, chủ tịch hội phụ nữ xã An Bình (đảo Bé) bộc bạch: một lu đầy nước là dùng được cho gia đình 4-5 người trong 2 tuần; còn bể chứa đầy thì dùng được trong vòng 2 tháng. Tạm biệt nhà chị Thúy, tôi sang nhà anh Ngô Lắm ở bên cạnh. Anh bảo, nếu không có 2 cái lu và 2 bể nước đựng chừng trên 20 m3nước hồi trước tết Nguyên đán 2011 thì chắc cả nhà chết khát. "Bốn tháng qua, tui phải qua đảo Lớn mua nước đến 5 lần. Dùng tiết kiệm lắm nay mới còn vài khối trong chum", anh Lắm nói. Anh nói thêm: "Mỗi ngày, người lớn hay trẻ con (biết bơi) ra biển tắm, sau đó về giội lại nước ngọt, nhưng phải đứng trong thau bằng nhôm cho đỡ tốn. Sau đó lấy nước này cho gia súc uống; hoặc mang đi tưới cây". Chỉ cho tôi xem một đường ống bằng nhựa dẫn từ máng nước mái nhà xuống hồ nước xây ở giữa sân, anh Lắm khoe đây là mô hình... "khép kín", không để một giọt mưa nào rơi trên mái nhà được thoát ra ngoài... bể chứa. "Chỉ tiếc là từ đầu năm đến giờ, mấy cái bể này... không có cơ hội hứng nước mưa", anh nói.

Nín thở trước mùa mưa bão

Điều khắc nghiệt ở đảo Bé là nếu mùa nắng khô khốc chẳng có mấy khi mưa, thì đến mùa mưa bão, gió thổi trên đảo lồng lộng, mưa dài đằng đẳng cả tháng trời. Vì vậy, trong những ngày đầu tháng 9 này, nhà nào cũng chuẩn bị lương thực, chất đốt sử dụng cho một tháng. Ấy vậy mà có năm như mùa mưa bão 2010 và áp thấp nhiệt đới kéo dài đầu năm 2011, hơn một tháng biển động, đảo Bé nhốn nháo vì thiếu lương thực, chất đốt. "Đảo chúa" đảo Bé Phan Đình Phương bảo: "Trước đây, có năm đảo hết sạch lương thực, phải cứu đói bằng cách đưa trực thăng thả gạo và thực phẩm xuống đảo. Hoặc thả xuống biển rồi dân đảo cột dây vào bụng, ôm can nhựa bơi ra mang vào bờ. Tội nhất là với anh em giáo viên ở đất liền ra đảo Bé dạy, có khi cả học kỳ 4 tháng mới được về nhà một lần"...

ở nơi nước ngọt đắt nhất Việt Nam 1315620403-nuoc-ngot-2

Do bị triều cường xâm thực, hai năm qua đảo Bé có 4-5 ha đất bị mất

Cô giáo Nguyễn Thị Hoanh, quê ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn ra đảo Bé dạy học bốn năm. Số lần cô về nhà không đếm hết các đầu ngón tay, dù đất liền nơi quê cô giáo Hoanh, nếu đi xe máy, chỉ mất khoảng 30-40 phút. Những hôm trời quang sáng, cô có thể nhìn thấy dải cát trắng qua đầu con sóng bạc. Mùa mưa bão, đảo Bé bó chân cô Hoanh, để đêm đêm cô khóc vì nhớ con, nhớ nhà. Trò chuyện với tôi, cô thở dài nói rằng, nếu mùa nắng, cô cả đi lẫn về nhà mất 4 ngày. Vì từ đảo Bé qua đảo, phải đợi sáng hôm sau mới có tàu. Hoặc từ đất liền ra đảo, thì đến đảo Lớn rồi đợi sáng hôm sau mới có đò qua đảo Bé. Nơi đất liền xa ấy, đứa con 20 tháng tuổi của cô Hoanh đợi mẹ từng ngày. Cô nói chỉ gần con được 9 tháng rồi gửi cháu về quê thuê người chăm sóc. "Bây giờ người giúp việc đã không làm nữa...".

Vào ngày 14-1-2011, cô giáo Nguyễn Thị Thiện (47 tuổi) đã nằm lại trong lòng biển trong một lần qua đò về thăm con. Các thầy cô giáo ở đảo Bé kể lại, hồi đầu năm, áp thấp nhiệt đới kéo dài hơn tháng rưỡi. Ai cũng nóng lòng về nhà. Cô Thiện cũng vậy, nên khi nghe chồng bảo con trai đi học đại học về nghỉ tết, cô Thiện đã ra đò đi. Con đò đầy người khi ra giữa dòng bị lật úp và cô Thiện đã không còn nhìn mặt con lần cuối.

Đi bộ dọc theo bờ biển, phó chủ tịch Hoàng lo lắng bảo rằng, mưa bão mỗi năm gây thêm sự khắc nghiệt cho đảo Bé. Chỉ mới năm ngoái thôi, 13,5 ha hành và 6 ha tỏi của đảo bị mưa bão làm mất trắng 100%. Năm nay, trời không mưa, nên bà con không dám gieo hành. Số đã gieo xuống thì không mọc, xem như đã mất giống. Đưa tôi ra phía cầu cảng có hàng dừa đang chờm ra mé biển, Hoằng cho biết, trước đây dừa ở sâu phía trong. Hai năm nay, triều cường xâm thực, gặm sâu vào đất đảo chừng 8-10 mét, làm hàng dừa bỗng dưng ra đứng... mặt tiền. Hoằng bảo: "Hai năm nay, đảo mất khoảng 4-5 ha đất do triều cường xâm thực chứ không ít. Tình trạng này kéo dài, đảo sẽ nhỏ lại từng ngày".

Hiện tại, nói là đảo có 100 hộ dân, nhưng thực chất có khoảng 75 hộ và 400 khẩu còn trên đảo. Số còn lại, tuy nhà vẫn còn trên đảo nhưng đã vào các tỉnh phía nam và vùng Nam Trung bộ kiếm sống. Đến tết hay vào ngày giỗ kỵ, họ mới trở về thăm đảo.

Tạm biệt người dân đảo Bé, tôi vẫn còn ám ảnh hàng dừa nghiêng ngả, vàng vọt dưới bầu trời xam xám mây đen.

Theo Phạm Anh (SGTT)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết