Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
điểm tựa cho những con tàu bám biển 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
điểm tựa cho những con tàu bám biển 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Điểm tựa cho những con tàu bám biển

(QNg) -Ở huyện đảo Lý Sơn, hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" nhiều năm qua bà con đã phát huy tinh thần đoàn kết. Đó chính là điểm tựa để ngư dân vươn ra khơi xa bám biển, đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải Tổ quốc.


Đoàn kết vượt qua tai họa giữa biển khơi

Đã có nhiều ngư dân Lý Sơn ra khơi bị nước ngoài bắt tịch thu tàu, ngư lưới cụ nhiều lần, ngư dân trắng tay. Thậm chí có người đành thế chấp nhà cửa để trả nợ. Để giúp ngư dân chính quyền địa phương và cán bộ Mặt trận ở các khu dân cư đã động viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong KDC để ngư dân sớm trở lại biển khơi đánh bắt hải sản.

điểm tựa cho những con tàu bám biển Images550777_ngudan

Sau lần tai nạn do bão tố, ngư dân Lê Văn Cương đã vay mượn bà con sắm lại đôi tàu và ra khơi thuận lợi.

Ngư dân Lê Vinh (53 tuổi) khu dân cư số 9, xã An Vĩnh kể: "Tàu của tôi đã bốn lần đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa bị nước ngoài bắt. Cứ mỗi lần bị tịch thu ngư lưới cụ, thu tàu và bản thân tôi cũng bị đánh đập vì không đáp ứng yêu cầu nộp "phạt" của họ. Nếu không có sự động viên giúp đỡ của chính quyền, của cán bộ Mặt trận và bà con chòm xóm, chắc mình không trở lại biển khơi được". Nhờ sự giúp đỡ của địa phương và bà con cho vay mượn, ông Vinh đã đóng lại con tàu trở lại vùng biển Hoàng Sa hành nghề.

Còn ngư dân Lê Văn Cương (ở khu dân cư số 10, thôn Tây xã An Vĩnh) cách đây khoảng 6 năm tàu anh bị bão nhấn chìm ở đảo Đá Lồi. 9 thuyền viên trên tàu nằm lại biển khơi. Chỉ còn anh và một bạn chài may mắn được tàu đánh cá trong tỉnh cứu vớt. Trở về anh trắng tay. May nhờ chính quyền và Mặt trận thôn vận động bà con mỗi người cho anh mượn một vài chỉ vàng, gom lại đủ 6,5 cây vàng anh mua con tàu công suất 33 CV. Anh kể: "Ngày hạ thủy con tàu mình chẳng cầm được nước mắt. Bởi tình cảm của bà con dành cho mình quá lớn. Không có bà con giúp sức, thì mình chẳng thể nào có được con tàu trở lại biển khơi".

Đâu chỉ cho mượn vốn để đóng tàu, ở huyện Lý Sơn có nhiều tàu sau khi bị nạn, nhờ sự vận động của chính quyền, mặt trận, nhiều ngư dân bị nạn đã góp tiền để đóng tàu, trở lại biển khơi. Ông Lê Biển (ở khu dân cư số 8, xã An Vĩnh) chỉ đôi tàu công suất 250 CV/chiếc đang neo đậu bên mé biển, nói với tôi: "15 cổ phần trong đôi tàu trị giá 3 tỷ đồng đó. Đời đi biển gặp nạn thì cùng nhau hùn hạp vốn, mới đóng được tàu”. Không chỉ đoàn kết vượt qua khó khăn trước bão biển hoặc nước ngoài thu giữ tàu thuyền, ở Lý Sơn nhiều ngư dân còn mở lòng với những bạn chài có cuộc sống khốn khó.

Ngư dân Võ Văn Chí ở cùng khu dân cư số 8 với ông Lê Biển đi bạn nuôi gia đình và cha mẹ già, nên quanh năm túng thiếu. Ông Biển hiểu rõ điều này nên đã san sẻ cho anh Chí bằng cách trích 20% cổ phần của mình cho anh, để anh có cổ phần trong con tàu mà cùng nhau xuống tàu ra khơi.

Theo thống kê ở huyện Lý Sơn 5 năm trở lại đây đã có 42 tàu (với 503 lao động) đã bị nước ngoài bắt, tịch thu tài sản, phạt tiền. Tất cả đã được cộng đồng ở khu dân cư giúp đỡ kịp thời. Cũng từ đó cái nghĩa, cái tình của người dân đất đảo thêm bền chặt. Họ cùng nhau vượt qua hoạn nạn, để đưa tàu ra khơi và hiệu quả đánh bắt hải sản ngày càng cao. 8 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất ngành thủy sản Lý Sơn ước đạt hơn 163 tỷ đồng.

Khởi sắc ở các khu dân cư

Toàn huyện có khoảng 410 con tàu, với tổng công suất hơn 36.000CV (trong đó có khoảng 300 tàu chủ yếu hành nghề vây, nghề lặn cá và hải sâm ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa...). Họ đã đoàn kết vượt qua bão giông và "nhân tai" để bám biển. Nguồn lợi hải sản đã giúp ngư dân có điều kiện xây dựng nhà, tham gia góp tiền của xây dựng công trình phúc lợi ở khu dân cư.

Bây giờ đi dọc các con đường bê tông, đường nhựa quanh đảo đã có những ngôi nhà tầng khang trang, hiện đại. Đường làng cổng ngõ đều sạch đẹp, thoáng đãng. Lý Sơn vào đêm thật bình yên...

Ông Nguyễn Tám - Trưởng thôn Tây, xã An Vĩnh Lý Sơn cho biết: Cuộc sống người dân khá giả hơn, nên những năm trước Lý Sơn lại nảy sinh ra những tệ nạn xã hội. Một số học sinh cấp trung học phổ thông bỏ học, rồi rượu chè gây mất trật tự ở các khu dân cư.

điểm tựa cho những con tàu bám biển Images550779_KDCLySon

Ở các KDC Lý Sơn người dân xây dựng nhà tầng theo hướng hiện đại.

Thông qua Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" các thành viên Mặt trận cùng với đại diện chính quyền xã, các hội, đoàn thể đã đến các khu dân cư tìm gặp cha mẹ và bản thân các em động viên. Mưa dầm thấm lâu, rồi các em cũng nhận ra sự sai quấy. Một số em đã hiểu ra muốn đánh cá giỏi cũng phải học tập tốt, trước mắt là hoàn thành chương trình THPT. Riêng ông Tám sau khi làm việc đồng áng trở về, ông thường đến nhà bà con, lúc thì tuyên truyền về một chủ trương của Đảng vừa mới ban hành, lúc thì hòa giải những xích mích trong chòm xóm...

Chủ tịch UBMTTQVN xã An Hải Nguyễn Ba bày tỏ niềm vui: "Khi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN phát động Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" trong quá trình triển khai anh em lo lắm. Nhưng rồi cuộc vận động phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân, nên lâu dần tình đoàn kết của bà con trong KDC càng bền chặt. Trước đây mỗi khi ngư dân gặp nạn, bà con cũng đến giúp đỡ chia sẻ, nhưng chưa là phong trào. Còn bây giờ nghe tin nhà ai có người thân bị bão tố, bị tàu lạ đâm chìm hay bị nước ngoài bắt, là cả làng đến thăm hỏi động viên và giúp đỡ tức thì".

Qua tổng kết 15 năm Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", toàn huyện có 18/23 khu dân cư đạt tiên tiến. Đặc biệt là khu dân cư số 2 và số 4 (xã An Hải), số 1, 2, 4 (xã An Vĩnh) là KDC tiên tiến 5-8 năm liền. Riêng khu dân cư số 2 xã An Vĩnh đã được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng bằng khen, vì đã có thành tích trong phong trào khuyến học, giữ gìn trật tự bình yên, kinh tế phát triển nhất đất đảo. Toàn huyện có 3.900/4.500 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa. Cuộc sống của người dân đi lên, các khu dân cư khởi sắc cũng nhờ sự đoàn kết của bà con làm điểm tựa để những con tàu ra khơi bám biển phát triển kinh tế.

Bài, ảnh: Mai Hạ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]