Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Truyền sử mộ gió ở Lý Sơn  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Truyền sử mộ gió ở Lý Sơn  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Truyền sử mộ gió ở Lý Sơn  Empty Truyền sử mộ gió ở Lý Sơn Thu Oct 27, 2011 5:39 pm

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
QĐND - Đó là tiếng gió ru trên những ngôi mộ gió-những ngôi mộ không có xác người-nằm im lìm trên những triền cát dọc bờ biển, trên những ruộng tỏi. Đó là những ngôi mộ thẳng hàng, hướng ra trùng dương dưới cái nắng cháy khô khốc, cảm giác như con người ta đang cố kiếm tìm thứ gì đó đã mất hay ở phương trời không xác định. Đó là đảo Lý Sơn…

Từ người lính hy sinh vì Tổ quốc
Truyền sử mộ gió ở Lý Sơn  27102011son7133107703
Ông Phạm Quang Tĩnh.

Có lẽ, không nơi nào dọc đất nước lại có nhiều ngôi mộ gió như ở Lý Sơn. Tập tục này gắn liền với đội chiến binh Hoàng Sa. Vào thế kỷ 19, theo lệnh vua, những người lính nhận nhiệm vụ vượt biển đến trông coi quần đảo Hoàng Sa. Trên những phương tiện thô sơ, người lính luôn đối mặt với những con sóng bạc đầu lúc nào cũng muốn nuốt chửng họ vào lòng đại dương. Nhiều người ra đi, rất ít người trở về. Vậy nên mới có câu “Hoàng Sa trời biển mênh mông. Người đi thì có mà không thấy về”.

Tưởng nhớ những người lính hy sinh vì đất nước, những người đã để lại thân xác nơi biển cả, nhà vua cho lập những ngôi mộ gió. Người ta tin rằng, khi làm lễ chiêu hồn xong, linh hồn người chết mất xác sẽ trở về nhập vào hình nhân để an nghỉ và phù hộ cho những người còn sống.

Ngôi mộ gió đầu tiên ở Lý Sơn là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng các chiến binh của hải đội Hoàng Sa từ thời vua Gia Long. Đến thăm ngôi mộ được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh và xây dựng lại vào năm 2000 này, sẽ bắt gặp một ông già với nước da đen cháy, ngồi lặng lẽ ở hàng hiên với ánh mắt xa xăm. Đó là ông Phạm Quang Tĩnh, người cháu kế thừa đời thứ 5 của ông Phạm Quang Ảnh.

Ông Tĩnh, giọng chậm rãi nhưng ẩn chứa một nguồn năng lượng dồi dào của những người con vùng biển, vừa nhâm nhi chén trà vừa kể: Ông Phạm Quang Ảnh là Phó đô đốc khâm sai thừa tướng dưới triều vua Gia Long. Năm 1815-1816, ông Ảnh được lệnh vua ra Hoàng Sa để đo đạc thủy trình. Ra vào đã nhiều lần nhưng lần cuối cùng gặp bão tố, chìm ghe và mất tích. Sau này, vua Gia Long ra lệnh làm chiêu hồn, lập mộ gió để tưởng nhớ và ghi công.

Khu mộ tập thể gồm 8 ngôi, hai ngôi mộ lớn nhất là của ông Phạm Quang Ảnh và ông Phạm Quang Thanh, những ngôi mộ còn lại cũng là của dòng họ Phạm. Những người lính ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, ngoài những vật dụng cấp phát như lương thực đủ ăn trong 6 tháng còn có đôi chiếu, 7 nẹp tre, 3 sợi dây mây và một thẻ ghi tên tuổi, quê quán. Bởi luôn phải đối mặt với nhiều hiểm nguy khi lênh đênh ngoài biển cả, việc chuẩn bị hậu sự cho mình cũng là điều cần làm.

Cuối thôn Tây, xã Lý Vĩnh, có ngôi mộ gió của cai đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết. Trong ký ức lưu truyền của các cụ già ở đảo, ông Võ Văn Khiết được người dân sánh ngang với ông Phạm Quang Ảnh. Ngoài ra, những ngôi mộ gió của ông Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật (năm Minh Mạng thứ 17), ông Đặng Văn Siểm… đến nay vẫn còn nguyên vẹn và được người dân Lý Sơn nhắc mãi với lòng đầy tự hào.

Dưới bóng Âm Linh tự, nơi thờ tự vong hồn những người lính Hoàng Sa xưa, dòng chữ “Chiến sĩ trận vong” đứng hiên ngang như sự khẳng định hùng hồn về tinh thần quả cảm, quyết hiến dâng cả sinh mạng vì Tổ quốc. Dưới bầu trời xanh thăm thẳm của Lý Sơn, tiếng sóng trập trùng như lời những người con nơi đáy bể gọi về Đất Mẹ. Nơi phương trời mịt mù, những hồn thiêng đó vẫn mong có ngày “trở về”…

…đến người dân quên mình bám biển

Cùng với thời gian, những ngôi mộ gió không mất đi mà Lý Sơn lại có thêm nhiều ngôi mộ gió mới khác. Ngày nay, người ta lập mộ gió cho cả những người thân, những ngư dân sống với biển mà “thác” cũng về với biển, như một phần nào xoa dịu nỗi đau đớn trong lòng người sống.
Truyền sử mộ gió ở Lý Sơn  27102011son813311346
Những ngôi mộ gió nằm gần bãi biển.

Mỗi năm có hàng chục ngôi mộ gió mọc lên ở rải rác khắp các bãi biển trên đảo Lý Sơn. Nhất là sau những trận bão lớn, có lúc người ta phải làm lễ an táng, chiêu hồn cho cả chục ngư dân không trở về.

Thế nhưng, sự khắc nghiệt của thiên nhiên không cản nổi bước chân những người con đất đảo. Đối với họ, tiếng sóng biển gào thét kia chỉ giống như những đứa con trùng khơi đang gọi về Đất Mẹ. Họ vẫn giong buồm ra khơi. Ra khơi là niềm vui, là lẽ sống.

Đến Lý Sơn, gặp bất cứ ai, bạn cũng sẽ được nghe những câu chuyện về họ với giọng đầy tự hào. Có lẽ những ngôi mộ gió, những câu chuyện về đội hùng binh Hoàng Sa khiến họ vững tin giữa sóng gió, bao la biển cả.

Tiếng gió Lý Sơn thật khác lạ, lúc như sự vỗ về an ủi của người mẹ, thì thầm bên những ngôi mộ, lúc lại dữ dội gào thét như đứa con lạc mẹ. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi những ngôi mộ là “mộ gió” chứ không phải sương (của đêm), nắng (của ngày), bởi tiếng gió suốt ngày đêm sẽ ru mãi những âm linh, vỗ về giấc ngủ ngàn thu của những người con đất Việt.

Bài và ảnh: Thu Hà

http://hùngđảolýsơn.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]