Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Nhọc nhằn nghề trồng tỏi Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Nhọc nhằn nghề trồng tỏi Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
(QNĐT)- Lý Sơn, vùng đất được mệnh danh là "vương quốc tỏi", bởi bao đời nay cây tỏi đã gắn liền với người dân nơi đây. Hiện người dân trên đảo đang vào vụ trồng tỏi mới, năm nay do thời tiết diễn biến thất thường nên việc trồng tỏi chậm hơn so với mọi năm. Tận mắt chứng kiến người dân trồng tỏi mới hiểu được phần nào sự nhọc nhằn của người dân đất đảo...

Có một thời người trồng tỏi Lý Sơn luôn ví cây tỏi là: "Vàng trắng", nhất là sau khi tỏi Lý Sơn được đăng ký nhãn hiệu, giá tỏi tăng cao nên nghề trồng tỏi ở Lý Sơn cũng trở nên thuận lợi. Nghề trồng tỏi cho thu nhập cao hơn bất cứ mọi ngành nghề khác trên đảo; nhiều hộ nông dân Lý Sơn thoát nghèo và nhanh chóng làm giàu chính nhờ cây tỏi, nhưng đó là chuyện của những năm trước.

Phụ thuộc vào trời

Hiện đang là vụ trồng tỏi của người dân trên đảo, tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay người dân trồng tỏi luôn trong một tâm trạng lo lắng. Lo lắng bởi chi phí trồng tỏi tăng cao, giá tỏi luôn bấp bênh và đáng lo nhất là thời tiết. Bởi cây tỏi rất phụ thuộc vào thời tiết, nếu trong quá trình phát triển gặp thời tiết thay đổi thất thường thì xem như vụ tỏi mất mùa nặng.
Nhọc nhằn nghề trồng tỏi Lý Sơn Images573521_DSC_0387
Chuẩn bị đất để trồng tỏi

Mặc dù mới bắt đầu xuống giống vụ tỏi, thế nhưng trên gương mặt chị Phạm Thị Lắm, thôn Đông, xã An Hải đầy vẻ âu lo. Tiếp xúc với tôi, chị Lắm cho biết, chưa bao giờ giá phân bón, thuốc trừ sâu, giá đất cát trắng lại tăng cao như năm nay. Một sào đất chi phí cát, phân, giống... đã hết 3 triệu đồng, đó là chưa kể công chăm sóc kéo dài trong suốt thời gian bốn, năm tháng.

Hiện gia đình chị có 6 sào đất trồng tỏi, chỉ riêng tiền mua cát đã hết 18 triệu đồng, đó là chưa kể tiền phân, thuốc trừ sâu... Nếu thời tiết thuận lợi, thì gia đình thu được khoảng 2 tấn tỏi khô. Giá cả ổn định, sau khi trừ chi phí cũng kiếm được chục triệu đồng. Còn nếu giá cả bấp bênh như năm ngoái thì coi như huề vốn. “Giờ làm tỏi cực lắm em à, lấy công làm lời thôi, nhiều lúc còn lỗ vốn nữa”- Chị Lắm than vãn.
Nhọc nhằn nghề trồng tỏi Lý Sơn Images573529_DSC_0403
Trồng tỏi nhọc nhằn không thua bất cứ nghề nào.

Cũng như gia đình chị Lắm, chị Bùi Thị Tựu, thôn Đông, xã An Hải, được xem là một trong những hộ làm tỏi giỏi nhất nhì ở huyện đảo Lý Sơn. Hiện diện tích đất làm tỏi của chị là hơn 8 sào. Những năm trước đây, năm nào gia đình chị cũng thu được vài chục triệu đồng, thậm chí có năm cả trăm triệu đồng từ trồng tỏi. Nhưng vài năm gầy đây, một người trồng tỏi giỏi như chị cũng đành “bất lực” trước những khó khăn của nghề trồng tỏi.

Cây tỏi Lý Sơn phải trải qua nhiều công đoạn khá công phu từ khâu cải tạo đất, đến khâu chọn giống, chăm sóc. Chính vì vậy, mức đầu tư trên cùng một diện tích gieo trồng của cây tỏi Lý Sơn luôn cao hơn so với các loại tỏi khác, nhưng năng suất, sản lượng cho thu hoạch luôn thấp hơn. Vì vậy, chỉ cần thời tiết không thuận lợi hoặc giá tỏi thấp thì người trồng tỏi xem như không có lợi là bao.

Cạn kiệt nguồn cát

Tỏi Lý Sơn vốn nổi tiếng thơm ngon với hương vị đặc trưng mà không đâu có thể có được. Song, để có được mùi vị đặc trưng ấy, công việc trổng tỏi của người dân xứ đảo rất công phu. Trước khi xuống giống, ngoài lớp đất thịt phía dưới, người dân sử dụng một lượng cát trắng trên đảo để bón lót cho các ruộng tỏi.

Đây thực chất là cát biển kèm san hô vỡ vụn có tính chất giữ nhiệt, giữ ẩm và tạo hương vị cay đặc trưng riêng cho tỏi Lý Sơn. Thế nhưng hiện nay, nguồn cát trắng ở huyện Lý Sơn đang dần cạn kiệt.
Nhọc nhằn nghề trồng tỏi Lý Sơn Images573530_DSC_0394
Cát mua về phải được sàng thật kỹ.

Chị Dương Thị Luyến, ở thôn Đông, xã An Hải - một trong những nông dân có hàng chục năm kinh nghiệm trồng tỏi cho biết: Trồng tỏi cũng cực nhọc lắm. Cứ vào vụ trồng tỏi là phải ra ngoài bờ biển để xúc đất cát đem về đổ lên lớp mặt trên cùng để trồng, bởi sau một mùa vụ là chất dinh dưỡng trên lớp cát đó không còn, nên năng suất và chất lượng tỏi không cao.

Dần dần cát trên đảo đã cạn kiệt, nên vài năm gần đây, một số người dân đã dùng tàu ra ngoài biển để hút cát đem về bán cho người trồng tỏi. Nhờ vậy, người trồng tỏi cũng đỡ nhọc hơn trong việc lấy cát, tuy nhiên chi phí lại tăng cao. Hiện một xe cát được bán với giá gần cả triệu đồng, mỗi sào ít nhất phải tới 2 xe cát. Chính vì vậy mà mức đầu tư của mỗi ha tỏi tăng cao hơn so với mọi năm.

Cát trồng tỏi luôn là trăn trở của không chỉ người dân trên đảo mà cả đối với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng ở tỉnh. Trước đây, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi đã triển khai thí điểm đề tài khoa học mang tên "Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý Sơn". Theo đó, thay vì dùng cát trắng để bón lót cho ruộng tỏi, bà con phải bón nhiều phân hữu cơ, nhằm tăng độ tơi xốp cho đất, đồng thời sử dụng các loại phân chua để giảm độ pH thích hợp cho từng ruộng tỏi.Nhọc nhằn nghề trồng tỏi Lý Sơn Images573528_DSC_0547
Cát trên đảo đã cạn kiệt, người dân phải dùng tàu ra biển để khai thác cát về trồng tỏi.

Ngoài ra, người trồng tỏi phải dùng một lớp thực vật phủ lên ruộng tỏi để hạn chế cỏ dại phát triển và giữ độ ẩm cho đất. Đề tài này đã có những kết quả bước đầu. Cây tỏi phát triển tốt, mặc dù chất lượng không bằng trồng trên đất cát truyền thống nhưng tỏi vẫn có được hương vị đặc trưng của tỏi Lý Sơn.

Tuy nhiên trở ngại lớn nhất trong triển khai rộng rãi mô hình này là, để thay lớp cát trắng người trồng tỏi cần phải sử dụng một lượng lớn phân chuồng oai. Mà phân chuồng ở huyện đảo Lý Sơn lại khó tìm hơn gấp ngàn lần so với tìm cát để trồng tỏi. Thế là đề tài này không "hít" được người nông dân trồng tỏi, vì vậy cát biển là nguồn không thể thiếu và thay thế với cây tỏi Lý Sơn.

Theo số liệu của Phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn, với diện tích khoảng 300 ha, trung bình mỗi năm, huyện Lý Sơn thu hoạch trên 2.000 tấn tỏi. Tuy nhiên để có chừng ấy tỏi mỗi năm, phải cần từ 60.000 - 70.000m3 cát trắng. Đây là một bài toán không hề đơn giản, nhất là trong bối cảnh nguồn cát đang ngày một cạn kiệt và người dân hiện phải khai thác từ dưới lòng biển. Vì thế người trồng tỏi Lý Sơn dù lạc quan đến mấy cũng không khỏi lo lắng cho tương lai, bởi một khi nữa khi nguồn cát trồng tỏi cạn kiệt, thì không biết cây tỏi Lý Sơn rồi sẽ ra sao?


Bài, ảnh: M.Toàn.

http://hùngđảolýsơn.vn

khacthinh

khacthinh
Tiều ngư
Tiều ngư
oi que huong.ong troi that bât cong

cola

cola
Tiều ngư
Tiều ngư
hjx.nghe gia toi bay gio ma thay bun.thuong hieu dau k biet ma gia toi chi khoang 30k/kg vay thi song kieu j troi!!!!!!!!!!!!!!!!chan

thai

thai
Level 1
Level 1
chỉ tại người dân không biết tích công đức mới có kết quả như thế. Tội nghiệp

luckyboy79

luckyboy79
Level 1
Level 1
nghề tỏi của ba con mình cực thiệt mà kết quả chẳng đươc bao nhiêu.
chetcu
giờ cực thì chịu chứ biết hỏi ai bây giờ?

Toiyeuquehuong_LS

Toiyeuquehuong_LS
Level 8
Level 8
Có thương hiệu mà có được gì đâu.Buồn thật. tutu tutu tutu buon buon buon

thanhhai

thanhhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Biết nói sao cho hết nỗi lòng bây giờ!
"Buồn"

https://www.facebook.com/daothanhhai.cosmetic

Toiyeuquehuong_LS

Toiyeuquehuong_LS
Level 8
Level 8
Buồn thì cũng chịu thôi. buon buon buon .mà thấy thương ba má quá.

levanthao

levanthao
Level 1
Level 1
mình cũng vậy. rất buồn cho ngưòi dân làm nông we mình

loingvanqn@gmail.com

loingvanqn@gmail.com
Level 1
Level 1
Đúng là khó khăng nhưng tin bài phía trên đăng có phần sai sư thật mua cát ở đất liền về là tỏi cho chết à chỉ để xây dựng thôi chứ.?

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]