Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Tuyển sinh ĐH-CĐ: Đến 2015 vẫn theo “3 chung” 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Tuyển sinh ĐH-CĐ: Đến 2015 vẫn theo “3 chung” 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

vandayit

vandayit
Ban ĐH
 Ban ĐH
Theo báo thanh niên ( trang giáo dục):
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) đã có cuộc trao đổi với PV Báo Thanh Niên về những đổi mới của giáo dục đại học (GDĐH) trong năm 2012.

Tuyển sinh ĐH-CĐ: Đến 2015 vẫn theo “3 chung” BuiVanGa
Thay đổi cách thi tuyển sinh ĐH-CĐ phải kết hợp với đổi mới cách dạy, cách học ở bậc phổ thông và định hướng học sinh học toàn diện, không học tủ, không học lệch
Thưa ông, năm 2011 được cho là năm mà GDĐH có nhiều biến động. Bộ GD-ĐT đã có những giải pháp quyết liệt nhằm chấn chỉnh và nâng cao chất lượng. Vậy chủ trương này có tiếp tục được thực hiện trong năm 2012?

Năm 2011 đánh dấu những bước đi ban đầu trong thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường và phân cấp quản lý GDĐH cho địa phương và cơ sở. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường để giám sát việc thực hiện pháp luật cũng như các quy định của ngành. Bộ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đặc biệt là luật GDĐH, tách bạch công tác quản lý nhà nước của Bộ và hoạt động chuyên môn của các trường. Mục tiêu hàng đầu là đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra là việc làm thường xuyên của Bộ trong những năm tới để đưa hoạt động GDĐH đi vào nền nếp, đúng quy định của pháp luật.

Việc tuyển sinh ĐH sẽ có lộ trình đổi mới như thế nào, thưa ông?

Việc đổi mới tuyển sinh sẽ được thực hiện có lộ trình, trong tổng thể đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, theo hướng gọn nhẹ, thiết thực và hiệu quả. Thay đổi cách thi tuyển sinh ĐH-CĐ phải kết hợp với đổi mới cách dạy, cách học ở bậc phổ thông và định hướng học sinh học toàn diện, không học tủ, không học lệch…

Từ nay đến 2015, về cơ bản giữ ổn định theo giải pháp “3 chung” (chung đợt, chung đề, sử dụng chung kết quả thi - PV) với những điều chỉnh nhỏ về kỹ thuật, theo hướng tiếp tục giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường, tăng thêm cơ hội cho thí sinh và giảm áp lực cho xã hội.

Năm nay, Bộ có chủ trương tăng quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường. Vậy xin ông cho biết, các trường sẽ được tự chủ ra sao?

Các trường căn cứ tiêu chí về tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu quy đổi và tỷ lệ diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo của cơ sở đào tạo/sinh viên để tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012.

Bên cạnh đó, dự kiến kỳ thi tuyển sinh năm 2012, các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc xét tuyển, trên cơ sở điểm sàn và chỉ tiêu đã xác định. Các trường ĐH trọng điểm, các trường ĐH thuộc khối năng khiếu - nghệ thuật chủ động đề xuất phương án tuyển sinh với yêu cầu chung là không để tái diễn luyện thi, tổ chức tuyển sinh nghiêm túc và có cơ chế để tập thể nhà trường, xã hội kiểm tra, giám sát.

Tuyển sinh ĐH-CĐ: Đến 2015 vẫn theo “3 chung” Thidh
Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ trong những năm tới vẫn chung đợt, chung đề, sử dụng chung kết quả thi với những điều chỉnh nhỏ về kỹ thuật - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nhiều chuyên gia GDĐH cho rằng cần phải thiết kế lại hệ thống GDĐH bằng việc phân tầng để nhà nước sẽ có cơ chế tài chính tương thích với mô hình quản trị. Vậy ý kiến của ông thế nào? Bao giờ thì vấn đề này mới được triển khai?

Yêu cầu về kỹ năng, trình độ chuyên môn, phương pháp tác nghiệp của đội ngũ nhân lực rất đa dạng, nhất là khi đất nước ta hội nhập quốc tế. Do đó, các trường trong hệ thống GDĐH cũng phải có mục tiêu đào tạo đa dạng và chuyên biệt. Hệ thống GDĐH cần được phân tầng theo hướng ĐH nghiên cứu, ĐH ứng dụng và các trường CĐ đào tạo nghề nghiệp. Chương trình, phương pháp đào tạo cũng như đầu tư cho các loại hình trường này cũng khác nhau.

Tuy nhiên, cho đến nay nước ta chưa có quy phạm pháp luật cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về phân tầng ĐH để làm căn cứ đầu tư, giao nhiệm vụ, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học.

Vũ Thơ (thực hiện)



Được sửa bởi vandayit ngày Tue Feb 07, 2012 3:54 pm; sửa lần 1.

vandayit

vandayit
Ban ĐH
 Ban ĐH
Theo báo thanh niên ( trong trang giáo dục ):

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Thí sinh được xét tuyển nhiều lần
16/01/2012 1:54
Năm nay, theo dự kiến, Bộ GD-ĐT sẽ không giới hạn số đợt xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Vì thế, thí sinh (TS) có cơ hội đăng ký vào nhiều trường và không hạn chế nguyện vọng.

Tuyển sinh ĐH-CĐ: Đến 2015 vẫn theo “3 chung” Tuyen-sinh-2012
Năm nay, dự kiến các trường được xét tuyển nhiều đợt - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Được nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả thi

Để tránh kéo dài thời gian xét tuyển và gọi vượt chỉ tiêu, Bộ cần nới rộng biên độ về chỉ tiêu cho các trường, có thể quy định gọi vượt tối đa là 15% để đảm bảo các trường không bị vi phạm quy chế

Ông Lê Trọng Thắng
Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ - Địa chất

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự kiến Bộ chỉ quy định mức điểm sàn, không quy định về số đợt xét tuyển và mốc thời gian xét tuyển mỗi đợt. Các trường được tổ chức trên nguyên tắc điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn và không vượt chỉ tiêu đã xác định. Các trường có thể tuyển nhiều đợt đến khi đủ chỉ tiêu. TS sẽ được cấp một giấy chứng nhận kết quả thi và có thể sử dụng bản sao của giấy này để đăng ký vào nhiều trường khác nhau. Khi trúng tuyển và quyết định nhập học tại một trường nào đó, TS mới phải sử dụng bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi để nộp cho trường.
Hầu hết các trường ĐH đều ủng hộ chủ trương này. Bà Lê Thị Thủy - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, khẳng định: “Đây là một chủ trương hợp lý vì nên để các trường tự chủ trong xét tuyển. Bộ GD-ĐT chỉ nên kiểm soát chất lượng đầu vào bằng việc quy định mức điểm sàn”. Cùng quan điểm này, ông Lê Trọng Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ - Địa chất, cho rằng phương án này rất thuận lợi cho TS và các trường. TS được thỏa mãn về cơ hội xét tuyển và chọn được trường phù hợp với nguyện vọng. Các trường khó tuyển có thể tuyển nhiều đợt để đủ chỉ tiêu. Ông Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng Trường ĐH DL Hải Phòng, lập luận: “Bộ giao cho các trường tự chủ trong xét tuyển là hợp lý. Điều quan trọng là đầu ra, các trường phải đạt chuẩn”.

Tuy nhiên, khi thực hiện chủ trương này, điều băn khoăn là các trường ĐH phải đối mặt tỷ lệ TS ảo rất cao. Ông Lê Hữu Lập - Phó giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông, lo ngại: “Các trường khó có thể biết trước có bao nhiêu TS nộp hồ sơ sẽ đến nhập học, vì vậy không biết gọi nhập học bao nhiêu cho vừa”. Ông Lê Trọng Thắng cũng dự báo: “Các trường có thể bị vượt chỉ tiêu do không chủ động về số lượng nhập học. Có thể thời gian tuyển sinh sẽ bị kéo dài vì phải tuyển nhiều lần”.

Tìm cách khắc phục

Dự báo số lượng TS ảo sẽ cao nhưng hầu hết các trường được hỏi ý kiến đều cho rằng có thể khắc phục được. Ông Lê Hữu Lập cho biết các trường có thể đặt ra một mốc thời gian nhất định cho việc xét tuyển. Phải có hạn cuối cùng để TS chủ động lựa chọn vì việc xét tuyển cũng cần phải kết thúc để khóa học bắt đầu. Để tránh rủi ro, các trường có thể gọi làm nhiều đợt nhưng quy định thời hạn cho TS nộp hồ sơ. Ví dụ sau vài ngày nhận giấy báo nhập học mà TS không đến thì các trường có quyền gọi tuyển đợt khác cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Ông Lê Trọng Thắng đề xuất: “Để tránh kéo dài thời gian xét tuyển và gọi vượt chỉ tiêu, Bộ cần nới rộng biên độ về chỉ tiêu cho các trường. Theo quy định hiện nay, các trường không được vượt quá 10% chỉ tiêu. Năm nay, có thể quy định tối đa là 15% để đảm bảo các trường không bị vi phạm quy chế”. Ông Thắng cũng cho biết: “Kinh nghiệm tuyển sinh nhiều năm, các trường bao giờ cũng phải gọi vượt chỉ tiêu nhưng số lượng đến nhập học cũng ít khi đạt. Vì vậy, Bộ nên nới rộng biên độ này trong năm đầu tiên thí điểm mô hình mới để các trường không phải kéo dài thời gian xét tuyển. Sau đó, Bộ có thể điều chỉnh vào các năm tiếp theo”.

Thêm nhiều ngành học mới

PGS-TS Hồ Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết năm 2012 trường mở thêm 2 ngành học mới bậc ĐH gồm: dược (50 chỉ tiêu); kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro (30 chỉ tiêu). Trường ĐH Tài chính Marketing cũng mở thêm 3 ngành học mới tuyển sinh khối A và D1, gồm: kinh doanh quốc tế (với các chuyên ngành: thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh quốc tế); kinh doanh bất động sản (với các chuyên ngành: kinh doanh bất động sản, quản trị bất động sản); quản trị khách sạn (với các chuyên ngành: quản trị khách sạn - nhà hàng, quản trị dịch vụ giải trí, quản trị kinh doanh lữ hành).

Hà Ánh

Đăng ký gian hàng chương trình Tư vấn mùa thi

Năm 2012, Báo Thanh Niên tiếp tục tổ chức chương trình Tư vấn mùa thi cho học sinh cả nước. Bước qua năm thứ 15, chương trình tiếp tục có những cải tiến nhằm mang lại thông tin chính xác, kịp thời và bổ ích nhất cho thí sinh trước kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012.

Dự kiến kéo dài từ tháng 2 sang tháng 3, chương trình sẽ diễn ra tại 17 tỉnh, thành của cả nước, gồm: Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP.HCM, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị.

Điểm đặc biệt trong chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên chính là truyền hình trực tiếp các buổi tư vấn cộng đồng trên sóng đài phát thanh - truyền hình trung ương và địa phương. Song song là hoạt động “Mỗi lớp một chuyên gia” diễn ra ở từng lớp học để tư vấn sâu hơn về tuyển sinh và cơ hội ngành nghề.

...............................

Thanh Niên

Vũ Thơ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết