Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
[Luật gia Trần Công Trục] Yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện ngư dân và tàu cá Việt Nam 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
[Luật gia Trần Công Trục] Yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện ngư dân và tàu cá Việt Nam 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
Sự kiện 21 ngư dân của huyện đảo Lý Sơn (Việt Nam) và 2 tàu cá của họ bị Trung Quốc bắt giữ thêm một lần nữa, nói như Luật gia Trần Công Trục, là để xem lại chuỗi hoạt động có chủ đích của Trung Quốc. Như vậy, trong thực tế Trung Quốc chưa hề có sự kiềm chế cần thiết như họ đã hứa, đã công bố, đã tuyên truyền dù đã có sự thỏa thuận chính thức giữa hai Nhà nước về việc giải quyết vấn đề trên biển.

Vị Luật gia đã từng nhiều năm làm công tác biên giới cho rằng những hành động này đã bộc lộ bản chất của vấn đề: Trung Quốc một mặt nói thế này về ngoại giao nhưng trong thực tế họ làm ngược lại những điều mình đã hứa.

Phải khẳng định các ngư dân Việt Nam vừa bị bắt giữ đang hoạt động hợp pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhiều chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra, Trung Quốc không thể tuyên bố có quyền mở rộng vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa). Bởi vì trước hết, quần đảo này đã được chứng minh là của Việt Nam. Ngay cả trong trường hợp quần đảo này còn đang gây tranh cãi thì theo Công ước quốc tế về Luật Biển 1982, Hoàng Sa là đảo nổi chưa đủ lớn để có đời sống kinh tế riêng, nên không thể có vùng đặc quyền kinh tế riêng. Hơn nữa quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Đà Nẵng 172 hải lý, cách đảo Lý Sơn 123 hải lý tức là nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vậy rõ ràng đây là nơi ngư dân Việt Nam đã từng và vẫn đang hoạt động đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước mình theo đúng luật pháp quốc tế. Hành động của phía Trung Quốc tiến hành bắt bớ dân thường Việt Nam trong vùng này là vi phạm luật pháp quốc tế. Chưa dừng lại, việc phía Trung Quốc sau đó đòi tiền chuộc là hành động vừa coi thường luật pháp quốc tế vừa là cách hành xử theo lối phi pháp luật.

Trước cái gọi là chuỗi hoạt động có chủ đích của Trung Quốc, về phía Việt Nam, chúng ta cần phải làm mọi việc để bảo vệ ngư dân, nhất là khi ngư dân lại bị bắt bớ ngay tại khu vực quần đảo Hoàng Sa – nơi chỉ cách đảo Lý Sơn – quê hương của những ngư dân hơn 120 hải lý?

Người dân ủng hộ những biện pháp xử lý theo nguyên tắc hòa bình qua con đường ngoại giao đồng thời dư luận nhân dân cả nước cũng mong muốn các cơ quan chức năng phải có những hành động cụ thể hơn nữa để cứu giúp kịp thời ngư dân thông qua thủ tục pháp lý. Nếu chúng ta cứ tiếp tục để ngư dân thậm chí bị giam hàng mấy tháng mới được đưa về thì sẽ ngày càng tạo ra tiền lệ xấu. Đó cũng sẽ là nguyên nhân để phía Trung Quốc lặp đi lặp lại cách hành xử này hết lần này đến lần khác.

Đang tồn tại một sự thật hết sức mâu thuẫn xung quanh câu chuyện 21 ngư dân Việt Nam đang bị phía Trung Quốc bắt giữ. Một mặt, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chính thức xác nhận có việc 21 ngư dân và 2 tàu cá Việt Nam bị phía Trung Quốc giam giữ và lớn tiếng tuyên bố: "các hành động liên quan từ phía các ngành chức năng của Trung Quốc là hoàn toàn đứng đắn trong khuôn khổ thực thi luật pháp”... Mặt khác, từ phía người nhà các ngư dân Việt Nam, họ lại xác nhận có những cuộc điện thoại gọi từ Trung Quốc yêu cầu họ phải nộp tiền chuộc thì người nhà mới được trở về. Như vậy, nếu gọi hành động bắt giữ người trái phép rồi đòi tiền chuộc là hành động của những kẻ cướp trắng trợn thì cái mà Người phát ngôn Hồng Lỗi gọi là "các ngành chức năng của Trung Quốc” là gì vậy?

Các cơ quan chức năng của ta cần khai thác từ sự mâu thuẫn này trong việc đấu tranh với Trung Quốc. Phải đề nghị họ xác minh số điện thoại gọi từ Trung Quốc đến các gia đình ngư dân để tống tiền là số ở cơ quan nào, bộ phận nào?

Vẫn ông Trần Công Trục, có lẽ từ kinh nghiệm những ngày còn công tác, đã chia sẻ mới đây với phóng viên rằng, phản ứng của phía Việt Nam ta vẫn chưa kịp thời. Có rất nhiều vấn đề mỗi lần sự việc xảy ra phải báo cáo cấp này cấp nọ mất rất nhiều thời gian. Có thể thông cảm vì đây là những vấn đề lớn, nhạy cảm, liên quan đến chủ quyền quốc gia và mối bang giao giữa hai quốc gia. Nhưng số phận công dân của một đất nước cũng không phải là vấn đề nhỏ. Thật đáng day dứt khi những ngư dân của chúng ta đang phải chịu giam giữ, đánh đập, ngược đãi, trong khi phía bên kia lớn tiếng tuyên bố những ngư dân Việt Nam cần bị cảnh cáo vì xâm phạm vùng biển của họ; trong khi ở quê nhà những người dân tay trắng, tan hoang tài sản đỏ mắt ngóng người thân đang bị giam giữ”...

Ai cũng biết, câu chuyện ngư dân Việt Nam bị bắt bớ không chỉ là chuyện tính mạng và tài sản của người Việt Nam bị đe dọa mà ở đây còn liên quan đến một vấn đề lớn lao là câu chuyện chủ quyền lãnh thổ và tự tôn dân tộc.

"Câu chuyện chủ quyền tại vùng biển này sẽ còn tranh cãi dài, nhưng chuyện người dân vô tội đánh bắt hải sản đúng luật trong vùng lãnh hải của chúng ta bị bắt bớ đánh đập là việc chúng ta phải có hành động cụ thể” – Luật gia Trần Công Trục đã nói vậy trên báo Đại Đoàn kết cách đây vài ngày.

Nghĩa là ngay bây giờ, dư luận mong muốn các cơ quan chức năng phải có những hành động mạnh mẽ hơn nữa để yêu cầu Trung Quốc thả ngay lập tức vô điều kiện ngư dân và tàu cá Việt Nam.

C.Thúy-Báo Đại Đoàn Kết

http://www.wearedesigner.net

thanhduocanbinh

thanhduocanbinh
Ban ĐH
 Ban ĐH
TP - Ông Lê Văn Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: Từ đầu năm đến nay, tỉnh có 5 tàu cá với 61 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giam, tịch thu ngư lưới cụ, đòi tiền nộp phạt.

Năm ngoái, Quảng Ngãi có 17 tàu thuyền với khoảng 200 ngư dân bị nước ngoài bắt và giam giữ, xua đuổi, phạt tiền, tông hỏng tàu, cướp tài sản, phạt tù..., trong đó có đến 10 trường hợp do phía Trung Quốc gây ra. Số tàu và ngư dân trên đều ở xã Bình Châu (Bình Sơn) và huyện đảo Lý Sơn.

Phú Đức

ghet cay

ghet cay
Tiều ngư
Tiều ngư
nếu có chiến tranh xảy ra với bọn Trung Quốc, tôi sẽ là người đầu tiên ra trận giết bọn khốn nạn TQ

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]