Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lòng dân - Thước đo phẩm chất cán bộ chính quyền 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lòng dân - Thước đo phẩm chất cán bộ chính quyền 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

vandayit

vandayit
Ban ĐH
 Ban ĐH
(Dân trí) - Một sự việc đang thu hút sự chú ý của đông đảo người dân là tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hôm 2/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu rà soát lại 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng…

Lòng dân - Thước đo phẩm chất cán bộ chính quyền Langnghe45_be7c6
Lắng nghe (minh họa từ internet)

Vướng ở… “cơ chế”

Thủ tướng cũng nêu rõ: nếu giải quyết sai phải nhận lỗi, nếu không sai, phải làm hết cách để thuyết phục nhân dân, còn trường hợp không thuyết phục được thì cưỡng chế, nhưng phải đúng pháp luật.

Bình về việc này, tác giả Lê Chân Nhân viết trong bài blog có tựa đề “Phẩm chất của chính quyền” rằng: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu nhận lỗi với dân khi làm sai không chỉ trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo, mà phải hiểu rộng ra ở mọi công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của chính quyền.

Bình tiếp về bài viết với những lập luận khá sắc bén đó, độc giả cũng bày tỏ những lý lẽ, lập luận và cả dẫn chứng cụ thể của mình từ môi trường thực tế. Được “mổ xẻ” kỹ nhất vẫn là chuyện cơ chế dù bao lâu nay chúng ta luôn nhấn mạnh: phải xóa bỏ cơ chế xin - cho!

Huy Hoàng:

Một anh dân phòng làm bán thời gian, lương tháng vài trăm nghìn mà cũng có thể trợn mắt 1 cái dân đã sợ khiếp vía - bởi vì anh ta quen thân với chính quyền. Nếu là chính quuyền là do dân và vì dân thì sao dân lại sợ như vậy??? Theo tôi thì cơ chế có vấn đề. Ở ta thường khi đã ngồi vào ghế rồi thì hầu như không có chuyện xuống ghế. Việc bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo chủ chốt các cấp, theo tôi là rất nên làm và làm càng sớm càng tốt. Cơ chế bầu cử cũng cần cải tổ theo hướng có vận động tranh cử để có sự dân chủ và minh bạch hơn.

Xuân Minh:

Nếu nói bài báo này hay thì phải nói là rất hay, thế nhưng theo tôi nghĩ có hàng trăm hàng nghìn hay hàng vạn bài báo như thế này nữa cũng chưa chắc thay đổi được gì. Vì cơ chế của Việt Nam mình có thể nói vẫn là cơ chế xin - cho, cơ chế quen thân. Thử hỏi anh có giỏi thật nhưng không có người đỡ đầu thì có lẽ đời cháu, đời chắt của anh mới mở mày mở mặt ra được. Khổ lắm cơ!

Lê Tư Khoa:

Bài viết rất hay! Nhưng tôi cho rằng cần phải thay đổi cơ chế hiện hành thì các ông đứng đầu chính quyền mới chịu trách nhiệm trước dân được. Đó là cơ chế quy định trách nhiệm cụ thể và chế tài phạt khi không làm tròn hoặc làm sai trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu, kể cả trong trường hợp nào đó thì phải cách chức...

Lòng dân - Thước đo phẩm chất cán bộ chính quyền CQdanang45_9c73c
Tọa đàm về nâng cao năng lực cán bộ chính quyền cơ sở ở Đà Nẵng (ảnh: vtvdanang.vn)

Bài học “điều một, điều hai”

Tranh luận về chuyện có lẽ là rất thường ở nhiều nước khác, song vẫn… bất thường ở ta là : Ai làm sai cũng phải nhận lỗi. Làm sai gây hậu quả thì phải có văn hóa từ chức… một lần nữa có thể thấy rõ sự “khó tin” trong tất cả những ý kiến được nêu ra từ phía bạn đọc. Chẳng vậy mà trong dân ta đã từ lâu lan truyền câu chuyện… vui có thể coi như 1 lời khuyên trong cẩm nang gối đầu giường với bất kỳ ai khi làm việc với cấp cao hơn: “Điều 1: Sếp luôn luôn đúng. Điều 2: Xem lại điều 1!”

Hien Tran:

Bài viết rất hay và rất đúng những gì người dân bức xúc. Cái đó ở các nước tiên tiến thì có, nhưng để Việt Nam thực hiện được như vậy e rằng còn lâu lắm. Chính quyền có sai, có điều không tốt, đố người dân nào dám đứng ra lên tiếng. Thật sự vấn đề này ai cũng biết ,cũng hiểu, nhưng có "một số đông" lại không hiểu (?)

Hai Dang:

Ở Việt Nam ta từ rất lâu rồi vẫn quan niệm chính quyền luôn đúng và người dân luôn sai. Nếu chính quyền có sai, người dân có đúng thì cuối cùng bên yếu thế là người dân vẫn trở thành sai. Nếu không chỉnh đốn từ các cấp cao hơn thì chắc chắn trong tương lai gần những lớp trẻ chúng tôi sẽ mất niềm tin.

Lưu gù:

Tôi rất tâm đắc với quan điểm của bạn Lê Chân Nhân đưa ra. Hiện nay, trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 4 TW, chính quyền càng cần đưa tinh thần của Đảng vào cuộc sống. Tuy nhiên, chính quyền ở đây phải là con người cụ thể. Ai sẽ là người mang lại thanh danh cho nhà nước? Ai được dân tin cậy để trao trọng trách... Điều đó được đo bằng phẩm chất vì dân. Cán bộ, công chức nhà nước mà dối lừa dân, chèn ép dân, sử dụng tiền bạc của dân vô lối... thì không nước nào chấp nhận. Họ sớm muộn cũng bị sa thải dưới nhiều hình thức.

Nhưng, có một thứ được gọi là Văn Hóa, đó là từ chức. Đó là con đường "gỡ gạc vinh quang" mà những cán bộ, công chức nên suy nghĩ áp dụng. Cán bộ, công chức cần phải "gương mẫu" trong việc phục vụ và sẵn sàng "chịu thiệt trước, hưởng phú quý sau dân", mới là người tốt.

Ngọc Sơn:

Dân cũng không cần xin lỗi suông làm gì, chỉ muốn những người thực thi điều hành chính quyền làm đúng làm đủ như quy định pháp luật và trách nhiệm phải làm khi hưởng lương… Dân có hàng triệu con mắt, tinh lắm, chả có gì che dấu được Do phẩm chất của những cán bộ trong chính quyền xuống thấp như vậy đã làm mất lòng tin của dân rồi. Vậy thì hãy hành động để lấy lại lòng tin của dân đi!

Dvchung:

Quan chức ở nước ta không có văn hoá từ chức và văn hoá nhận lỗi với cái sai của mình cũng là điều dễ hiểu. Tôi cho rằng nguyên nhân chính là ở chỗ các cấp chính quyền thường bao che cho nhau, nếu ông quan nào đó vi phạm kỷ luật thì cũng chỉ kiểm điểm qua quít nhằm che mắt thiên hạ, xong đâu lại vào đó. Có ông đáng bị cách chức thì lại được chuyển công tác nhiều khi với cương vị cao hơn, nên lại như con bệnh nhờn thuốc mà không có bác sỹ điều trị.

Trung Hiếu:

Rất cảm ơn tác giả đã nói lên bức xúc của nhân dân. Cái khó là ở chỗ ai dám nhận sai? Hay ai đó biết sai mà vẫn làm? Dân thì biết rất ít về luật, còn có cán bộ biết rất rõ luật thì lại chỉ để.. “lách” (?) Rất mong các cơ quan ngôn luận, báo chí đi sâu sát hơn nữa, thay nhân dân nói lên những bức xúc, những sai phạm còn tồn đọng. Để chính quyền cùng nhân dân khắc phục những sai phạm, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, để xã hội ta ngày một tốt đẹp hơn.

Trí:

Bài viết này rất hay và thực sự phản ánh đúng thực tế - đã từ lâu rồi lòng tin của dân đối với chính quyền có một khoảng cách khá xa. Tôi là thế hệ 6X cũng được chứng kiến bước chuyển mình của đất nước đến ngày hôm nay. Theo cách nhìn của tôi, chính quyền trong mắt dân bây giờ thật... khó tả. Nhà nước cần mạnh mẽ khắc phục thì cuộc sống của dân mới khá lên được, đất nước mình mới đi lên được.

Nick Ý kiến nhỏ:

Người dân chính là những người trực tiếp tiếp xúc và chịu đựng những cái tiêu cực hàng ngày, mà không có cách gì phản ánh. Tôi nghĩ, nên xây dựng văn hóa bãi nhiệm và xét xử nghiêm minh những quan chức vi phạm luật pháp, vi phạm điều lệ Đảng...

Lòng dân - Thước đo phẩm chất cán bộ chính quyền Can45_7c9ff
(minh họa: Ngọc Diệp)

Hành - chính

Mỗi lần đến cửa các cơ quan chính quyền, có lẽ ít ai trong chúng ta không ít nhiều phải đắn đo, ngần ngại. Cũng phải thôi, vì nói gì thì nói, hô hào chống bao nhiêu lâu rồi, nhưng thực tế vẫn còn đó cách làm việc “hành là chính” ở hầu khắp các cửa công:

Nick Badboy_87:

Bài viết thì rất hay rồi, nhưng trong thực tế khoảng cách giữa lời nói và việc làm lại rất lớn. Chính quyền của dân, do dân và vì dân - đó là khẩu hiệu của chính quyền. Nhưng thực tế vẫn còn khá đông người trong chính quyền lại hành dân. Tôi không biết ở nơi khác thì như thế nào, nhưng ở địa phương tôi (Chương Mỹ, Hà Nội) nếu không thân quen với chính quyền thì hầu như việc gì liên quan đến chính quyền cũng khổ. Từ việc nhỏ như xin một cái giấy giới thiệu để đi xin cấp đổi CMT, việc xin các loại giấy tờ chứng minh không có tiền án, tiền sự... để đi học tập, công tác cũng bị “hành”.

Dường như chỉ có một cách để tránh bị hành, đó là "...cháu có vài đồng để các bác uống nước". Nhiều người thì chấp nhận phải làm việc đó như một lẽ hiển nhiên. Nhưng có những người không chấp nhận, có thể vì họ nghèo, có thể họ thấy không thể làm thế được. Và phần lớn họ sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để có được mấy cái giấy tờ đó.

Tất nhiên nói đi cũng phải nói lại, trong các cấp chính quyền vẫn còn có những người sống có trách nhiệm, có đạo đức, lương tâm. Nhưng thường thì tôi lại thấy họ chẳng “trụ” được lâu trong chính quyền…

Và cũng có cả những lời khuyên chân thành, những nhận xét hài hòa với cả hai phía người dân và chính quyền:

Lê Văn Nhung:

Làm cán bộ là phục vụ lợi ích cho dân, cho nước. Thời gian tại chức nên nhớ rằng " Quan nhất thời, dân vạn đại". Hãy sống và làm việc cho tốt và luôn nhớ rằng, khi rũ bỏ áo quan rồi thì cũng về sống với dân. Khi đó, dân thương, dân quí cũng là thước đo phẩm chất thời gian làm việc. Làm người ai cũng có sai, không phải là thánh mà cái gì cũng đúng. Làm sai mà nhận trách nhiệm là người có dũng khí, nhưng sai mà làm tổn hại đến dân, đến nước thì phải bị xử như dân thường.

Trần Văn Huy:

Bài báo có lời lẽ rất hay, nhưng chỉ biết trách chính quyền như thế là chưa đúng. Ví dụ như vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm, chính quyền có lỗi là lơ là quản lý không chặt nên để cho người dân buôn bán tự do muốn làm gì thì làm. Hơn nữa chế tài xử lý không đủ mạnh, dẫn đến dân nhờn luật. Còn về phía người dân thì sao? Ý THỨC XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG, cái tôi đã lấn lướt cái chung. Chỉ vì một chút lợi ích nhỏ của bản thân và gia đình mình, họ sẵn sàng làm tất cả mặc dù hiểu rõ điều họ làm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng triệu con người.

Rồi khi trồng trọt, cấy hái sử dụng vô tội vạ các loại thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, kích thích… để đem lại nguồn thu hoạch lớn hơn mà quên đi tác hại của những loại thuốc đó. Có khi luống rau nhà ăn thì trồng riêng, còn luống rau bán thì lại khác. Như thế thật quá đau lòng… “Dân buôn” thì sao? Có không ít có tư tưởng buôn gian bán lận, bất chấp tất cả miễn sao thu được lợi nhuận. “Trí thức” học hành theo kiểu chỉ cố lấy cái bằng, có tới 90% học xong ra trường làm trái nghề. Dẫn tới việc mất cân bằng tri thức, nơi cần thì họ không về, họ làm mọi việc miễn sao thoát khỏi cảnh “theo sau con trâu”.…

Còn các vị “giới chức” thì sao? Để tìm được một người có tư tưởng lo cho dân thì quá khó... Chỉ tội cho thế hệ con trẻ, chỉ vì thế hệ bố mẹ chúng Ý THỨC quá kém mà chúng phải gánh chịu hậu quả. Nếu trên đời có điều ước thật, tôi muốn ước cho Ý THỨC của người dân Việt Nam mình được như người Nhật. Như thế cuộc sống tốt đẹp hơn biết bao….

Chắc chắn còn có nhiều người dân chia sẻ quan điểm với tác giả Lê Chân Nhân: “Một chính quyền mà các cá nhân dám nhận lỗi với dân khi làm sai thì đó mới là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Một chính quyền mà các cá nhân dám xin lỗi dân, lắng nghe dân và tích cực sửa đổi thì đó mới là chính quyền thực sự mạnh. Chính quyền quản lý xã hội hiệu quả, thân thiện với dân, được nhân dân tin yêu thì không cần một câu khẩu hiệu nào dân cũng tin...”

Thế trận lòng dân, hay nói cách khác là chiếm được lòng tin của dân, được dân thương, dân quý có thể coi như một loại thước đo chân thực phẩm chất của cán bộ chính quyền. Để được “đi dân nhớ, ở dân thương” có lẽ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời làm cán bộ vì dân của bất kỳ ai, nhất là khi ta ngoảnh đầu nhìn lại…

Thanh Nguyễn

nguồn http://dantri.com.vn/c728/s728-592404/long-dan-thuoc-do-pham-chat-can-bo-chinh-quyen.htm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]