Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Học về biển đảo quê hương 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Học về biển đảo quê hương 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Học về biển đảo quê hương Empty Học về biển đảo quê hương Fri May 25, 2012 1:22 pm

vandayit

vandayit
Ban ĐH
 Ban ĐH
(QNg)- Để thế hệ trẻ Lý Sơn- hậu duệ của những hùng binh năm xưa hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, truyền thống của địa phương. Nhiều năm qua, các trường học ở Lý Sơn đã chủ động lồng ghép, giáo dục và tuyên truyền cho học sinh thông qua các buổi học lịch sử địa phương. Qua đó, giáo dục học sinh lòng yêu nước và có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Một ngày đầu tháng 5, sân Trường tiểu học An Hải rộn tiếng ve. Trong cái nắng gắt của mùa hè, chúng tôi có dịp được học cùng các em học sinh lớp 5A của trường này một tiết học về lịch sử địa phương nói về chủ quyền biển đảo.

Học về biển đảo quê hương Images698152_hocbien
Buổi ngoại khóa của học sinh Trường THPT Lý Sơn về biển đảo tại bảo tàng Đội Hoàng Sa Bắc Hải.

Mở đầu tiết học, thầy giáo Trần Duy Phúc nói với học sinh: "Từ thời chúa Nguyễn, cách đây hơn 400 năm trước, tại nơi mình đang sống này, nhiều người con của quê hương Lý Sơn đã tham gia vào đội hùng binh dong thuyền ra Hoàng Sa, Trường Sa khai thác sản vật, cắm mốc khẳng định chủ quyền. Vừa nói, thầy Phúc cầm trên tay những hình ảnh trong Âm Linh Tự - nơi thờ tự các bậc tiền hiền từng có công ra Hoàng Sa - Trường Sa, hình ảnh về Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tiếp tục câu chuyện với các em học sinh: "Nhiều người trong đội hùng binh phải nằm lại với biển khơi không bao giờ trở về, để hôm nay, cha chú các em tiếp tục ra khơi đến những nơi đó để đánh bắt cá kiếm tiền cho các em ăn học, làm giàu cho quê hương. Các em phải luôn nhớ rằng, Hoàng Sa và Trường Sa là quê hương của chúng ta, là của Việt Nam. Ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn"...

Trong suốt tiết học nói về biển đảo, về Hoàng Sa- Trường Sa những học sinh nơi đây vô cùng hào hứng. Có lẽ, nơi thiêng liêng ấy luôn nằm trong tâm thức của lũ trẻ, đó là nơi đánh bắt cá hàng ngày của cha mẹ, ông bà mình.

Khi được hỏi về Hoàng Sa- Trường Sa, em Đặng Quốc Vinh (lớp 5A, Trường tiểu học An Hải) như một ngư dân thực thụ: "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Bởi vì ở Hoàng Sa - Trường Sa có những cột đá khắc tên của ông bà mình ngày xưa. Ông bà của em ngày xưa đã ra Hoàng Sa và Trường Sa rồi. Bây giờ cha và chú con cũng đi đánh bắt cá ngoài đó"... Chúng tôi thật sự bất ngờ trước sự rành rọt về biển đảo của một học sinh lớp 5.
Học về biển đảo quê hương Images698153_hocbien1
Một tiết học về biển đảo tại lớp 5A Trường tiểu học An Hải.

Thầy Phúc cho biết, ngay từ khi vào trường, các em đều được học về biển đảo thông qua môn học lịch sử truyền thống địa phương. Các em rất thích những môn học này và hiểu rất sâu về biển đảo. Chúng tôi cố gắng tìm tư liệu về Hoàng Sa- Trường Sa và liên hệ với cuộc sống của những ngư dân, những lễ hội hàng năm trên đảo để giảng dạy cho các em một cách có hệ thống.

Với học sinh phổ thông ở Lý Sơn, ngoài lồng ghép thông tin, kiến thức chủ quyền biển đảo vào trường học, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa để học sinh rõ hơn về chủ quyền biển đảo. Với mỗi cấp học, các trường chủ động lồng ghép bài học phù hợp để học sinh nắm bắt được kiến thức về biển đảo, về truyền thống của cha ông.

Thầy giáo Huỳnh Văn Long- Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn cho biết, trường rất quan tâm đến việc giáo dục chủ quyền biển đảo trong trường học, và việc này được làm từ nhiều năm trước. Những kiến thức về biển đảo được nhà trường lồng ghép vào các môn học như công dân, văn học và lịch sử. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức cho các em tham quan, tìm hiểu các tài liệu, mô hình trưng bày ở Bảo tàng đội Hoàng Sa Bắc Hải; sưu tầm, giới thiệu những hình ảnh của những hùng binh Hoàng Sa năm xưa để các em dễ tiếp cận một cách có hệ thống.

Em Nguyễn Thị Mỹ (lớp 12B3, Trường THPT Lý Sơn), khi được tham gia lớp học ngoại khóa tham quan nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc Hải, nơi lưu giữ nhiều hình ảnh, tài liệu về chủ quyền biển đảo quốc gia, chia sẻ cảm xúc: "Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền, là máu thịt của cha ông ta đã hy sinh để cắm mốc chủ quyền, nơi đó rất thiêng liêng. Là một người con của đảo, em nghĩ rằng cần phải mạnh mẽ hơn để giữ lấy chủ quyền của ông cha ta để lại". Đó là cảm nghĩ của thế hệ trẻ Lý Sơn hôm nay. Với những học sinh bậc THPT, các em được tiếp cận nhiều hơn với thông tin bên ngoài, những gì đang diễn ra ngoài biển, có lẽ vì thế nên các em có thái độ, quyết tâm của mình trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Với người dân Lý Sơn nói chung, thế hệ trẻ và học sinh nói riêng, Hoàng Sa - Trường Sa luôn trong trái tim họ. Họ luôn ý thức rằng, nơi đó không ai có quyền xâm phạm, không ai được phép quên những gì cha ông đã đổ bao xương máu để giữ gìn, cho hôm nay và mãi sau này. Giáo dục về biển đảo là nhiệm vụ của nhà trường và mỗi chúng ta. "Không thể để thế hệ trẻ, những học sinh nơi đây mù mờ về truyền thống hào hùng của cha ông. Đó là trách nhiệm của nhà trường, của mỗi thầy, cô giáo chúng tôi"- thầy Long khẳng định.

Bài, ảnh: X.THIÊN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]