Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
BÀI 1: Người đàn bà “hồn treo cột buồm” 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
BÀI 1: Người đàn bà “hồn treo cột buồm” 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
LTS. Là một quốc gia trải dài bên bờ Biển Đông, một phần dân số không nhỏ của nước ta bao đời nay sống bằng nguồn lợi từ đại dương. Nhưng Biển Đông giờ đây bên cạnh những thiên tai khó lường, còn có mối hoạ từ những kẻ mang dã tâm cướp đoạt đang chực chờ ngoài khơi xa. Loạt bài này có thể xem là thiên phóng sự về những tình cảm gắn kết trong mỗi mái nhà người dân xứ biển miền Trung, là nguồn sống giúp họ vượt qua mọi phong ba đến từ biển cả hay con người.

BÀI 1: Người đàn bà “hồn treo cột buồm”


SGTT.VN - Phụ nữ đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thường hát “Có chồng xứ biển, hồn treo cột buồm”. Ngày xưa, nó là lời hát buồn của các bà vợ có chồng là binh phu theo lệnh vua đi trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa. Bây giờ, dù đã có các loại máy móc hiện đại để từ vạn hải xa xôi cũng nói chuyện được với người ở quê nhà, vậy mà sau khi những vạt nắng tắt dần trên đỉnh Thới Lới và khói lam chiều theo gió bay lên từ các bếp lửa, lời hát đó vẫn len lỏi trong hồn các bà vợ có chồng đi biển...

BÀI 1: Người đàn bà “hồn treo cột buồm” ImageHandler
Chị Ánh Nguyệt, “con bao nhiêu tuổi, bấy nhiêu năm chờ chồng”. Ảnh


Mò sâm đáy biển

Một chiều chạng vạng trong nhà của “vua hải sâm” Lê Túc (46 tuổi), ở thôn Tây, xã An Hải – Lý Sơn, tôi được nghe kể về nghề những chuyến lặn tìm hải sâm trên các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. “Chuyến thứ hai năm nay, tui được tấn rưỡi hải sâm, chia nhau được 42 triệu đồng/người. Nếu trúng giá như chừng này năm ngoái, thì mỗi anh em ẵm gấp đôi số tiền đó”, Lê Túc cho hay. Tôi hỏi cũng nhiều tàu lặn hải sâm, sao tàu người ta lại không trúng, Lê Túc không giải thích mà chỉ mơ hồ: “Từ năm tui được con ốc thiên hương to, làm ăn được hoài”. Anh chỉ con ốc to để trên tủ kính, dù là cái vỏ nhưng có trả 2 – 3 triệu đồng anh vẫn không bán. Bởi trong sâu thẳm tâm linh người Lý Sơn, ai đi biển bắt được ốc thiên hương, xem như được trời cho lộc.

“Nhưng làm trúng thì ổng đi riết, bỏ tui ở nhà cặp hai đứa nhỏ và trông chừng bà nội”, vợ anh, chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt nói như trách nhưng mắt lại nhìn chồng đằm thắm. Dù thời gian đi tàu dài nhất là 45 ngày, ngắn thì 17 – 20 ngày, nhưng sau khi xuất bến là anh Túc không quên liên lạc cùng vợ qua hệ thống Icom. Khi thì anh bảo: “Trúng mánh rồi em”, lúc tiu nghỉu: “Hổng biết đủ tổn không”. Nhưng có “trúng mánh” hay không, với chị Nguyệt không quan trọng, mà quan trọng là nghe được tiếng nói của chồng từ hàng trăm hải lý xa xôi gọi về: “Mỗi phiên biển, ảnh gọi về sáu lần. Cứ hẹn nhau rồi, nghe tiếng của ổng, tui mới thấy an lòng. Còn không, lo lắm. Bởi chú em biết không, lặn hải sâm mỗi ngày một xa, sâu dưới đáy biển 50 – 80m nước. Nguy hiểm trùng trùng”.

BÀI 1: Người đàn bà “hồn treo cột buồm” ImageHandler
Anh Lê Túc và con hải sâm ngâm rượu. Ảnh:


Con bao nhiêu tuổi, bấy nhiêu năm chờ

Ở lâu với người Lý Sơn, tôi nhận ra điều khác biệt giữa phụ nữ xứ biển và xứ nông tang. Phụ nữ nghề nông, cả ngày được ở cạnh chồng. Việc lo cho con cái, hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc, việc nặng nhọc trong nhà người đàn ông đứng ra gánh vác. Còn với phụ nữ vùng biển, khi chồng đi rồi, các bà, các chị chỉ biết tựa cửa ngóng trông. Bao nhiêu ngày chồng trên biển là bấy nhiêu ngày các bà vợ làm thay mọi việc cho chồng. Cuối phiên biển, chồng mang tiền về được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu. Chẳng may chồng gặp nạn trên biển, người vợ quay cuồng trong thiếu thốn.

Với chị Nguyệt, “Con đầu lòng 25 tuổi là bấy nhiêu năm tui chờ ổng đi biển về”, chị kể. Hồi còn khổ, anh Túc đi bạn cho ghe người khác, chị Nguyệt ở nhà lo cho hai con. Sáng dậy từ 4 giờ 30, lo ăn sáng xong, hai tay chị nắm tay hai đứa dắt đến trường. Sau này mua được xe đạp, chị kẽo kẹt đạp xe chở hai con đi học. Cái khó ở Lý Sơn là người dân biển ít ham học. Bởi 15 – 16 tuổi đầu đi biển, kiếm mỗi tháng 5 – 10 triệu đồng, vẫn hơn lương công chức lèo tèo, học làm chi cho nhiều! Vì vậy, xung quanh nhà chị Nguyệt, có nhiều trẻ cùng tuổi với con chị đã bỏ học theo cha chú ra biển kiếm ăn. “Để ngăn chúng không theo đám bạn, không phải dễ đâu em. Phải khuyên nhủ, chỉ ra cái lợi của việc học, thậm chí đưa những trường hợp tai nạn trên biển cho con thấy. Mấy đứa con vốn ngoan, rồi nghe lời và ráng học, không bỏ giữa chừng”, chị Nguyệt tâm sự. Bây giờ, Lê Tốt (25 tuổi), con lớn chị Nguyệt đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định. Đứa sau Lê Thị Nhiều (20 tuổi) thì đã học hết năm thứ hai đại học Duy Tân (TP Đà Nẵng). Bà con hàng xóm ai cũng bảo hai người “có ăn, có để cả của lẫn người”.

Đã không ít lúc chị Nguyệt vừa làm bổn phận của người mẹ kiêm cả người cha. “Nhớ hôm bão số 9 năm 2009. Ảnh thì nằm ở ngoài tàu, còn tui thì lo cái nhà đang bị gió hất tung mái, tôn bay đầy đường, sợ quá khóc không thành tiếng. Lúc ấy, tui mong có ảnh ở bên cạnh hơn bất cứ lúc nào”, chị Nguyệt thổ lộ. Tôi nhận ra, đến giờ mới nghe chị nói là cần chồng bên cạnh. Và quả thật, dù người đàn bà có quán xuyến giỏi đến đâu, thì có lúc, có việc cũng lực bất tòng tâm. Ấy là chưa kể, chị Nguyệt còn thay chồng thăm hỏi, động viên những bạn chài theo ghe nhà một thời đi biển chẳng may bị tai nạn hay bệnh tật phải nằm nhà. Mỗi khi đi thăm anh em, thấy cực quá, không có tiền mua gạo, chị móc tiền túi giúp họ. Chị cho đó là việc nghĩa phải làm của người xứ biển.

BÀI VÀ ẢNH: PHẠM ANH

http://hùngđảolýsơn.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]