Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Thai phụ xứ đảo vào đất liền vượt cạn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Thai phụ xứ đảo vào đất liền vượt cạn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
Trong một phòng khách sạn sâu ở con hẻm đường Hùng Vương, TP Quảng Ngãi, 5 người phụ nữ bụng to vượt mặt đang ngồi trên 3 chiếc giường kê sát lại với nhau. Họ đều từ huyện đảo Lý Sơn vào đất liền chờ ngày sinh.

Đùm túm đủ thứ vật dụng mới mua từ chợ về, bà Võ Thị Tỵ quê ở xã An Vĩnh của đảo Lý Sơn, sắp xếp ngăn nắp trong phòng trọ. 5 năm qua, bà Tỵ đã lần lượt đưa 5 người con gái và một con dâu vượt hơn 18 hải lý từ đảo Lý Sơn vào đất liền "vượt cạn". Vất vả nhiều nhưng bà mẹ này cho rằng gia đình mình có phúc vì giờ đây các con gái, con dâu đã sinh hạ tổng cộng 5 đứa cháu trai và 2 cháu gái bụ bẫm, khỏe mạnh.

"Còn lâu mới đến ngày sinh nhưng mẹ bảo em phải vào đất liền sớm để chờ, lỡ trục trặc chuyện gì thì khổ thân, lúc đó có tiền tỷ thuê tàu cao tốc đi đẻ cũng không ai dám vượt sóng", con gái bà Tỵ là chị Lành bày tỏ.

Từ lâu, một số khu nhà trọ bình dân ở gần khu vực trung tâm TP Quảng Ngãi trở thành mái ấm tạm cho nhiều sản phụ ở đảo Lý Sơn lưu trú chờ đến ngày vào viện sinh con. Chậm thì họ ở đến cả tháng, còn nhanh thường phải 10 ngày trước thời gian dự sinh.

Thai phụ xứ đảo vào đất liền vượt cạn 1-10_Anh_1_San_phu_Ly_Son

Để tiết kiệm tiền thuê nhà tại Quảng Ngãi, nhiều sản phụ quê đảo Lý Sơn chung nhau một phòng trọ trong những ngày chờ sinh. Ảnh: Trí Tín.

Chị Trương Thị Kim Đức ở xã An Hải của Lý Sơn, một mình gói ghém đồ đạc vào Quảng Ngãi chờ đẻ con đầu lòng. Chồng làm thuê tận tỉnh Đồng Nai không về được, gia cảnh khó khăn, chị mượn bà con 7 triệu đồng để lận lưng. "Chờ đến ngày trở dạ tôi mới điện thoại nhờ người thân từ đảo vào viện chăm sóc", chị Đức thổ lộ.

Ở cùng xã với chị Đức là chị Dương Thị Kim Anh vừa từ phòng khám trở về nhà trọ. Chị Kim Anh đang lo lắng vì hơn 2 tuần nữa mới đến ngày sinh trong khi tiền đã cạn dần. Chị Kim Anh nhẩm tính, tiền ở nhà trọ mỗi ngày cả hai vợ chồng tốn 80.000 đồng, ăn uống dè sẻn đến mấy cũng mất 150.000 đồng nữa. "Vợ chổng tôi mang theo 10 triệu đồng rời đảo về trọ đã 10 ngày rồi. Giờ bác sĩ dự đoán hơn 2 tuần nữa mới sinh con nên e rằng tiền bị thiếu trước, hụt sau", thai phụ giải thích.

Ở đảo Lý Sơn, có không ít trường hợp sản phụ đến lúc chuyển dạ sinh khó phải chạy đôn đáo vay mượn 18 triệu đồng thuê chiếc tàu cao tốc chở cấp cứu vào bờ. Gia đình còn tốn thêm khoản tiền thuê xe cấp cứu hoặc taxi chở từ bến cảng Sa Kỳ đến bệnh viện đa khoa tỉnh để sinh nở.

Theo bà Võ Thị Nguyệt, một người mẹ đang chăm sóc con chờ sinh, trong trường hợp nguy cấp ấy nếu "trời yên, biển lặng" thì thuê tàu cao tốc được, còn gặp mùa giông bão phần lớn là "thua", mẹ con sản phụ dễ nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy mà càng ngày càng có nhiều sản phụ ở huyện đảo này phải vào đất liền trước ngày sinh, với thời gian dự phòng dài như vậy.

Trao đổi với VnExpress.net, bà Phạm Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình đảo Lý Sơn nhìn nhận, hơn 70% thai phụ nơi đây phải vào đất liền trước đợi đến ngày sinh con với chi phí quá đắt đỏ. Đảo có Bệnh viện quân dân y, thế nhưng do thiếu y bác sĩ và trang thiết bị y tế nên tâm lý người dân e ngại sợ lúc sinh nở không may gặp "sự cố" thì trở tay không kịp.

"Chuyện chị em đảo vào đất liền ở trọ chờ sinh nở diễn ra từ nhiều năm qua nhưng địa phương chưa có cách nào tháo gỡ vấn đề này. Do tự ý vượt tuyến vào đất liền nên hầu hết sản phụ Lý Sơn không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định. Đây là thiệt thòi rất lớn", bà Thu nói.

Trí Tín - VnExpress.net

http://www.wearedesigner.net

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
Tình trạng này phải kéo dài đến bao giờ...? thật khổ cho bà con.... mình.

http://www.wearedesigner.net

tinhdaoly

tinhdaoly
Level 2
Level 2
thật tội nghiệp.
giá như ở LS có đủ điều kiện tốt để các bà mẹ có thể sinh con minh trên đất đảo

thanhduocanbinh

thanhduocanbinh
Ban ĐH
 Ban ĐH
Mấy cô đây không biết trong đầu nghĩ gì nhưng mình thấy số nhiều cũng sinh con ở bệnh viện tại Lý Sơn có sao đâu. Cũng mẹ tròn con vuông đấy thôi.
Ngày xưa cũng vậy mà kông sao cả.
Ngày nay kinh tế khấm khá rồi nên muốn tới thành phố cho "thanh thản" tí đây.

noiaybinhyen

noiaybinhyen
Ban ĐH
 Ban ĐH
thanhduocanbinh đã viết:Mấy cô đây không biết trong đầu nghĩ gì nhưng mình thấy số nhiều cũng sinh con ở bệnh viện tại Lý Sơn có sao đâu. Cũng mẹ tròn con vuông đấy thôi.
Ngày xưa cũng vậy mà kông sao cả.
Ngày nay kinh tế khấm khá rồi nên muốn tới thành phố cho "thanh thản" tí đây.

E có hiểu được cụm từ "sự cố" không ? trong đầu của mấy cô đó đang nghĩ đến cụm từ đó đấy, trình độ và trang thiết bị của bệnh viện mình chả biết nói sao cho hợp lý nữa, mấy cô ấy và những bà mẹ tương lai cũng đang bóp bụng ngậm bồ hòn để có sự khởi đầu tốt đẹp cho con người ta đó chứ.

nguoicondatdao

nguoicondatdao
Level 3
Level 3
"Trong đầu" ?.......Tư tưởng của người phụ nữ đã, đang và chuẩn bị làm mẹ có mấy ai hiểu được, nhưng tôi biết được rằng tư tưởng thiếu an toàn khi sinh nở ở tuyến huyện như thế nào, ai có bảo đảm được an toàn không? nếu so sánh thời kỳ trước thì sai rồi, thế hệ trước sinh ra có phát triển như thế hệ ngày nay ko? vân là ko, nhưng thế hệ hôm nay không bằng thế hệ trước là "Tiên học lễ, hậu học văn". Thông qua những đứa trẻ đôi ba tuổi như ngày nay và thế hệ trước thì sao nhỉ? trẻ ngày nay rất thông minh, đó đã minh chứng được đất nước đã phát triển hơn trước rất nhiều kể cả̀ công nghệ và trình độ y tế đã được nâng lên rõ rệt, còn y đức? thế hệ chúng ta lại bận tâm về y đức rồi. Bệnh viện tuyến trên, thậm chí Đa khoa Quảng Ngãi cũng thường xuyên xảy ra tai biến thai sản liên tục thì sao? bấy nhiêu đó cũng đã gây hoang mang nhiều cho các chị phụ nữ rồi, các chị phụ nữ vào đất liền "Vượt cạn" người ta không có lỗi, nhưng trước mắt là chúng ta nên nhìn lại ngành y tế của địa phương mình từ thành lập đến nay như thế nào.....đâu phải địa phương mình không có ai sinh đẻ, nhưng cùng đã có nhiều ca phải chuyển viện đột xuất, thậm chí sanh được rồi nhưng thai phụ ra nhiều máu nhưng cũng phải chuyển tuyến trên.....

tranlapdesign

tranlapdesign
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
thanhduocanbinh đã viết:
{Mấy cô đây không biết trong đầu nghĩ gì nhưng mình thấy số nhiều cũng sinh con ở bệnh viện tại Lý Sơn có sao đâu. Cũng mẹ tròn con vuông đấy thôi.
Ngày xưa cũng vậy mà kông sao cả.
Ngày nay kinh tế khấm khá rồi nên muốn tới thành phố cho "thanh thản" tí đây}

* Thực tế ra thì bạn Thanh được nói cũng đúng, nhưng mình không thể nào mà bì với ngày Xưa được, ngày nay Y học cũng đã tiến bộ nhưng thật ra đối với ngành y tế của Huyện mình thì chưa thấy điều đó. Những chị em phụ Nữ mang thai ở Lý Sơn trước khi sinh thường là có ý định vào đất liền sinh cho an toàn hơn, thậm chí vào Sài gòn. Sinh ở Lý Sơn thì cũng tùy trường hợp người sinh tốt thì không nói, nhưng người sinh xấu thì rất là khổ cho nên phải chuyển vào đất liền. Mong rằng ngành Y tế Lý Sơn ngày càng được phát triển mạnh hơn nhiều nửa và cơ sở vật chất cũng sẽ được cải tiến nhiều hơn nửa, để việc điều trị cho bà con Lý Sơn được an toàn hơn cũng như là nhanh chóng hơn khi gặp nhiều trường hợp rất cần thiết.
Đây là những đóng góp nhỏ của tôi, mong mọi người góp ý kiến cùng nhau để phát triển thêm.
Thanks all!

Toiyeuquehuong_LS

Toiyeuquehuong_LS
Level 8
Level 8
đó là biện pháp an toàn để những bà mẹ an tâm. Nói đến bệnh viện LS thì không biết dùng từ gì để nói. Thế nên các sản phụ vào đất liền để sinh đó là lễ thường tinh thôi.

MBA2010

MBA2010
Ban ĐH
 Ban ĐH
"Vượt cạn" là đúng.
Vì bệnh viện huyện đã nhiều ca gặp sự cố, mà sự cố lại do chuyên môn yếu, công nghệ kém, đồng thời một phần do y đức của các Y Bác sỹ huyện nhà.
Có lẽ "thanhduocanbinh" còn trẻ chưa thấm được điều đó. Bạn đã từng nghe những sự cố ở bệnh viện mình chưa?
Đồng thời theo thuyết nhu cầu của Maslow: ngày trước người dân thiếu nhiều thứ nên chỉ có nhu cầu về thể chất và sinh lý, bây giờ điều kiện kinh tế khá hơn người ta lại có nhu cầu cao hơn đó là nhu cầu an toàn.Tại sao bạn Thanh không nghĩ ngày trước chúng ta có cần học nhiều đâu, thế ngày nay sao chúng ta phải học nhiều, đó là nhu cầu về tự trọng, tự thể hiện bản thân.
Tôi rất đồng tình với những ý kiến ở trên, và một thực trạng ai cũng thấy được đó là bệnh viện chúng ta về diện tích rất rộng, phòng ốc rất nhiều nhưng về đội ngũ Y, Bác sỹ thì thiếu về lượng, yếu về chất, đặc biệt hơn là trang thiết bị y khoa là một trong những điều kiện để bổ sung cho tay nghề của Bác sỹ trẻ lại hoàn toàn không có. Thế thì làm sao không có sự cố.
Đối với bà mẹ thì người con là một tài sản vô giá, họ có thể bỏ mọi thứ để đánh đổi tài sản này. Vậy "vượt cạn" là điều cần làm và tôi nghĩ về tương lai thì hiện tượng này càng xảy ra cho đến khi chất lượng Y khoa huyện nhà cải tiến 100%.
Mách nhỏ với bạn Thanh, vợ là Y tá, chồng Bác sỹ Khoa sản tại Bệnh Viên Quân Dân Lý Sơn cũng phải "vượt cạn" chờ sinh. Vậy bạn nghĩ sao???

nguoicondatdao

nguoicondatdao
Level 3
Level 3
"Vượt cạn" vào đất liền tuy mất thời gian và tốn kém tiền bạc của người dân Lý Sơn, song đó là một sự lựa chọn không sai, thậm chí một lựa chọn gần như an toàn cho mẹ lẫn con. Bởi người dân có điều kiện kinh tế khá thì người ta có quyền lợi và nhu cầu thụ hưởng dịch vụ y tế tốt hơn tuyến dưới. Nói đến Trung tâm y tế......Lý Sơn mình. thì chuyện sinh nở lâu nay như thế nào? Trung tâm có đứng ra nhận mọi trách nhiệm khi sự việc đáng tiếc xảy ra không? hiện nay phần đông các bà mẹ sinh mổ, và cơ sở vật chất kể cả trang thiết bị phụ trợ liên quan đến việc mổ đẻ có đảm bảo ca mổ không? không có một ......đứng ra khẳng định đảm bảo an toàn điều đó cả. nếu như bao nhiêu năm qua các ca sinh đẻ ở Lý Sơn tốt và đảm bảo nhu cầu của người dân địa phương thì sao thai phụ lở đảo lại ngược biển để "Vượt cạn"?

khanhnv

khanhnv
Tiều ngư
Tiều ngư
Đó là lựa chọn đúng!

Chuyện "vượt cạn" nó khác xa so với các bệnh khác, nó không có cơ hội cho chúng ta sửa sai, nó có giây phút quyết định sống chết của 2 mẹ con (sinh đôi, ba thì nhiều hơn). Với các bệnh khác chúng ta có thể điều trị 1 ngày ko hết thì 1 tuần, 1 tuần không hết thì 1 tháng...không hết nữa thì người bệnh có thể đi đất liền, có cơ hội và thời gian để điều trị, còn đối với chuyện sinh nở thì "chậm là chết". Mặt khác, với trình độ của y bác sĩ, trang thiết bị của bệnh viện như vậy...nhỡ gặp sự cố không xoay sở được thì ..chuyện gì sẽ xảy ra, ngay cả một ca sinh mổ thông thường cũng không thể thực hiện được, mà chuyện sinh nở thì không ai biết trước được chuyện gì. Nhiều trường hợp "đáng tiếc" đã xảy ra khi sinh ở bệnh viện LS rồi, đó là một bằng chứng.

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
cái gì cũng có cái giá của nó . Là một bệnh viện công nhưng để người dân không tin tưởng là một điều đáng trách . Khách quan ta thấy một thực tế là bệnh viện Lý Sơn quá kém cõi , nguyên nhân của việc này thì có nhiều nhưng có lẽ tựu chung lại là yếu tố nhân lực và chuyên môn . Đừng đỗ thừa mãi cho cái gọi là thiếu thiết bị dụng cụ y tế này nọ khi mà Nhà Nước đã đầu tư hàng chục tỉ đồng vào đây . Nếu là bệnh viện tốt thì người dân không dại gì bỏ hàng chục triệu đồng ra để vào bệnh viện trong đất liền sinh nở . Đã có những trường hợp thương tâm xãy ra đối với thai phụ nên người dân e ngại và hướng mũi dùi vào cái bệnh viện to đùng kia là chính đáng . Cần lên án mạnh mẽ để đánh động vào cái hệ thống này để nó làm tốt hơn cái trách nhiệm của nó ,để xứng đáng với đồng tiền nó được nhận cao chót vót kia từ Nhà Nước . Lương y là từ mẫu , đạo đức nghề ở Lý Sơn có tồn tại không ? .

tranlapdesign

tranlapdesign
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
Như ý kiến của Mr Thắm đã viết: "Khách quan ta thấy một thực tế là bệnh viện Lý Sơn quá kém cõi , nguyên nhân của việc này thì có nhiều nhưng có lẽ tựu chung lại là yếu tố nhân lực và chuyên môn . Đừng đỗ thừa mãi cho cái gọi là thiếu thiết bị dụng cụ y tế này nọ khi mà Nhà Nước đã đầu tư hàng chục tỉ đồng vào đây."
Đúng là như vậy, mình rất đồng tình với ý kiến của Mr Thắm.
Thanks!

MBA2010

MBA2010
Ban ĐH
 Ban ĐH
Tôi đồng ý với Thắm là Quản lý và chuyên môn kém. Nhưng tôi thì vẫn cho rằng thiết bị Y Khoa là một vấn đề thực tế của huyện nhà.
Vì các bạn xuống xem Bệnh Viện của chúng ta, máy siêu âm mà còn đen trắng, điện đám không có lấy gì mà làm việc.Thế thì làm sao các Bác Sỹ trẻ chưa có kinh nghiệm làm việc. Cho nên tôi cho rằng đây là vấn đề cần quan tâm song song với chuyên môn và quản lý.

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]