Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đâu phải chỉ mưu sinh 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đâu phải chỉ mưu sinh 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Đâu phải chỉ mưu sinh Empty Đâu phải chỉ mưu sinh Sun Apr 07, 2013 8:59 am

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
TT - Bên cạnh đội quân lặn bắt hải sản hùng hậu ở Lý Sơn (Quảng Ngãi), một đội thợ lặn cũng chuyên nghiệp, tinh nhuệ không kém.

Đâu phải chỉ mưu sinh ImageView

Chị Võ Thị Nga và đứa con trai 11 tuổi của anh Phạm Vinh - Ảnh: Văn Mịnh

Họ chuyên đi lặn tìm những xác tàu bị đắm để khai thác sắt vụn ở các vùng biển sâu. Nhưng rất nhiều khi họ bỏ ngang việc riêng của mình để lặn tìm hài cốt những chiến sĩ hải quân đã hi sinh tại bãi Gạc Ma, rồi tìm những phi công, máy bay không may bị nạn rơi xuống biển...

Đâu phải chỉ mưu sinh ImageView

Ông Võ Văn Chức (trái) và tàu Thành Công 07. Người đứng bên phải là anh Phạm Tánh, em ruột của anh Phạm Vinh - người hi sinh khi tìm hài cốt các liệt sĩ hải quân - Ảnh: Lê Đức Dục



Tàu Thành Công 07 của ông Võ Văn Chức ở Lý Sơn là một trong những chiếc tàu như vậy.

Xuống biển lặn tìm... máy bay

Ngày 5-6-2007 trong khi bay huấn luyện, một chiếc L-39 thuộc Học viện Không quân đã va phải con chim lớn làm vỡ kính buồng lái. Máy bay đâm xuống vùng biển Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tai nạn làm hai phi công là Trần Văn Deo và Lê Lâm Phương hi sinh.

Ông Võ Văn Chức kể: khi máy bay rơi, các cơ quan liên quan liền lên kế hoạch tìm kiếm, trục vớt. Có một đội thợ lặn từ Hải Phòng liên lạc với ông. Đang rong ruổi ở Trường Sa, ông lệnh cho tàu Thành Công 07 cùng anh em quay về vùng biển Ninh Thuận, nhập vào đội thợ lặn từ Hải Phòng để bắt đầu công việc. Khó nhất là xác định vị trí máy bay rơi và chìm. Tàu Thành Công 07 đảm nhận việc này. Các thợ lặn của ông chẳng cần áo bảo hộ, chân nhái, bình hơi, chỉ ngậm ống hơi, đeo kính lặn. Vậy mà trong chốc lát đã xác định được vị trí và cột dây định vị. 50% công việc xem như đã hoàn thành, tiếp theo là lặn xuống trục vớt những gì còn sót lại của vụ tai nạn. Đội thợ lặn từ Hải Phòng vào tiếp quản phần này. Ông Chức được trả công 10 triệu đồng, nhưng tặng lại lực lượng biên phòng vì thấy “các chú ấy vất vả quá”.

Xác chiếc máy bay nằm ở độ sâu 35-45m, vậy nhưng hễ các thợ lặn của Hải Phòng xuống nước sâu là tức ngực, không chịu nổi, chưa tiếp cận được đã phải ngoi lên. Sau hai ngày hì hụi lặn ngụp nhưng chẳng có kết quả, có người bị thương do áp lực của nước. Vậy là... bó tay. Tàu Thành Công 07 lại được đưa vào cuộc.

Chiếc máy bay bị nổ trên không rồi rơi xuống biển nên công việc tìm kiếm vô cùng gian nan ở độ sâu 35-45m. Cạnh đó là nhiệm vụ tìm chiếc hộp đen để xác định nguyên nhân. Những thợ lặn Lý Sơn liên tục lặn lên lặn xuống nhưng vẫn không phát hiện. Qua ngày thứ hai thì họ tìm thấy chiếc hộp đen dưới ghế ngồi của phi công chính. Dính vào ghế chỉ là một phần cơ thể của các phi công. Thôi thế cũng đã an ủi phần nào cho vong linh người xấu số.

Nhưng rồi dường như mệnh lệnh từ trái tim không cho phép, anh em thợ lặn lại đồng loạt xuống biển, quần thảo trong bán kính vài trăm mét quanh vị trí chiếc máy bay rơi, nhưng vẫn không tìm thấy thêm được gì. Màn đêm buông xuống, việc tìm kiếm được lệnh tạm ngưng. “Chưa có chuyến lặn nào mà chúng tôi áy náy đến thế. Đâu đó dưới lòng biển lạnh vẫn còn những mảnh xương thịt của các anh nhưng đành bất lực”, ông Chức trăn trở.



Tình nghĩa người thợ lặn


Và dĩ nhiên ông Võ Văn Chức cũng không quên câu chuyện thợ lặn Phạm Vinh (xã An Vĩnh, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) bị tử nạn khi tham gia lặn tìm kiếm hài cốt, hiện vật của chiến sĩ trên tàu hải quân HQ-604 tại vùng biển Gạc Ma (đã đề cập trong hồ sơ “Trường Sa - khúc bi tráng 14-3” trên báo Tuổi Trẻ).


Ông Chức nhớ lại: theo kế hoạch, sau khi lặn tìm được hài cốt anh em tại Gạc Ma, các ngư dân đi trên tàu sẽ neo lại để cùng tham dự lễ truy điệu. Dù không nói ra, anh em ai cũng cầu mong cho mọi việc thuận lợi để được trực tiếp thắp những nén nhang cho các cán bộ chiến sĩ hải quân đã hi sinh vì bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. “Mình có khả năng lặn thì phải làm vì lương tâm và bổn phận, cũng chẳng nghĩ có bằng khen, giấy khen chi cho ham. Những người chiến sĩ ấy đã hi sinh để giữ từng mét đất biên cương, giữ vững bờ cõi quốc gia, chẳng lẽ lại so đo, tính toán hay chần chừ. Lặn tìm được hài cốt các anh, đem các anh về với đất liền, về với gia đình, người thân đã là phần thưởng đối với chúng tôi rồi”, ông Chức thật thà nói. Cũng như tàu của các ngư dân khác, tàu lặn của ông cũng bị nhiều phen nguy hiểm, cũng bị tàu Trung Quốc nhiều lần rượt đuổi. Ông nói bổn phận là vì vậy...

... Nhưng thợ lặn Phạm Vinh bất ngờ đột tử trong khi lặn tìm hài cốt. Không thể nán lại, anh em phải quay vào bờ để kịp an táng anh Vinh, nếu không thi thể sẽ bị phân hủy. Chiếc tàu Thành Công 07 nhổ neo nhằm hướng đảo Lý Sơn trực chỉ, gần hai ngày thì về đến đất liền...“Dường như đã nghe tin anh Vinh lặn tìm hài cốt liệt sĩ bị tử nạn, nên khi về đến cầu cảng, rất đông cư dân của đảo đã đứng chờ đón. Vợ và hai đứa con của anh Vinh leo vội lên tàu, nước mắt giàn giụa, nức nở”, ông Chức kể. Dù đã đi lặn hơn chục năm, nhưng nhà Phạm Vinh thuộc diện nghèo. Đám tang cũng sơ sài, thiếu thốn. Các bạn tàu cám cảnh gom được chút đỉnh góp vào để chị Nga lo cho chồng yên nghỉ. Chị Võ Thị Nga (46 tuổi), vợ anh Phạm Vinh, kể: ngày anh Vinh mất, ngoài người thân nội ngoại đưa tiễn còn có đại diện của Bộ tư lệnh Hải quân. Các anh đến thắp hương tưởng niệm và hỗ trợ tài chính cho gia đình.

Chị nói tiếp: “Tôi chỉ ước mong sao mình còn khỏe, cố gắng bươn chải kiếm tiền nuôi con ăn học nên người, chăm sóc gia đình chồng và có căn nhà nhỏ để vui vầy sớm hôm”. Dường như anh Vinh chết thiêng, phù hộ cho chị Nga nên năm năm qua, chị một thân sáng sớm với gánh quà vặt trên vai, tất tả lội bộ đi bán rong khắp hang cùng ngõ hẻm trên đảo. Chiều lại lên đồng tỏi làm thuê làm mướn kiếm tiền nuôi con, một gái 17 tuổi và một trai 11 tuổi. Phận nghèo nên các con ngoan hiền, học giỏi nên phần nào an ủi chị. Chị kể: “Ngày nhận tin anh Vinh mất, tôi tưởng mình không gượng nổi, một nách hai con thơ dại, đau ốm luôn thì làm sao nuôi nổi. Hai bên nội ngoại đều nghèo nên có giúp cũng chỉ giới hạn, nhìn hai con bơ vơ mất cha, tôi quặn đau từng khúc ruột. Nhưng mình phải sống, phải vươn lên để nuôi dạy con nên người”.

Đại tá Dương Hồng Trường, trung đoàn trưởng trung đoàn 910 không quân, nhớ lại: Một ngày sau tai nạn, lực lượng đặc công nước của hải quân được điều vào khu vực này để lặn tìm máy bay và các phi công nhưng không thành công. Bộ tư lệnh Phòng không không quân đã thuê nhóm thợ lặn từ tỉnh Quảng Ngãi chuyên tìm tàu đắm dưới đáy biển. “Phải nói những người thợ lặn nhìn không có vẻ chuyên nghiệp này lại lặn rất giỏi và hiệu quả, xác định vị trí rất tốt. Nhờ họ, chúng tôi đã tìm được xác máy bay, hộp đen và hai phi công đã hi sinh” - đại tá Trường nói. 

DUY THANH ghi

TRÀ GIANG - VĂN MỊNH

Kỳ tới: Xuất ngoại và học... lặn

http://hùngđảolýsơn.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]