Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn: ra khơi lấy cát để trồng tỏi 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn: ra khơi lấy cát để trồng tỏi 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
SGTT.VN - Để có được thương hiệu hành tỏi với hương vị đặc trưng, người nông dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) phải bỏ ra rất nhiều công sức, trong đó nghề lấy cát từ biển ngày càng gian nan.

Lý Sơn: ra khơi lấy cát để trồng tỏi ImageHandler
Người lấy cát đang ngâm mình dưới nước để điểu khiển vòi hút.

Cùng với đất thịt, khí hậu, cát biển góp phần tạo nên nét riêng của hành tỏi Lý Sơn mà không nơi nào có được. Khoảng bảy năm về trước, nguồn cát trắng ở đây còn dồi dào và dễ khai thác. Người dân chỉ việc ra bờ biển, dùng cuốc cào vun thành đống rồi sàng bỏ sạn và mang về để trồng hành tỏi. Do việc lấy cát dễ như vậy, cộng với giá mua rất rẻ, nên người dân không ý thức cao trong việc sử dụng hợp lý nguồn cát biển quý giá này.

Trong những năm trở lại đây, khi nguồn cát này ngày càng khan hiếm, việc lấy cát trở nên vất vả hơn. Anh Nguyễn Văn Trường (thôn Đông, xã An Hải), người đã hành nghề lấy cát biển được bảy năm, cho biết: “Để chuẩn bị cho công việc lấy cát, phải trang bị một bè lớn chứa được khoảng 20 khối cát, một máy động cơ diesel có công suất từ 20 – 30 mã lực có gắn máy hút cát loại lớn, ống dây hút cát loại 12 phân và một máy oxy để trợ giúp cho người lặn”.

Mỗi chuyến đi ít nhất là hai người, những người lấy cát ra nơi cách xa bờ khoảng từ 2 – 3km, có mực nước sâu 5 – 8m, thậm chí là mười mấy mét. Lúc này, một người lặn xuống để điều khiển vòi hút cát, người ở trên thì trợ giúp, cứ thế luân phiên nhau. Khi đã đầy bè thì họ vào bờ và cho cát xuống biển, rồi sau đó lại một lần nữa hút cát lên trên bờ để bán.

Như vậy, để có được cát trắng cho nông dân canh tác, từ lúc khai thác đến vận chuyển cát lên bờ phải mất hai lần hút cát. Lần thứ nhất là hút cát lên bè, sau đó dắt bè vào gần bờ rồi cho cát xuống biển lại. Lần thứ hai là hút cát từ gần bờ biển lên trên bờ để bán. Ở lần hút thứ hai này cũng vất vả không kém, tuy không phải ngậm dây hơi, nhưng phải có người ngâm mình hàng giờ dưới nước để điều khiển vòi hút, tránh đất, đá to gây tắc ống dẫn cát. “Do quãng đường tương đối xa, nên trong lần hút thứ hai này phải dùng đến hai máy động cơ diesel có công suất lớn mới vận chuyển cát “trơn tru” được”, anh Trường cho biết.

Tiếp chuyện chúng tôi trong lúc đang hì hục điều khiển vòi hút để đưa cát lên bờ, anh Trường cho biết trên Lý Sơn hiện có khoảng mười bè hoạt động lấy cát, chủ yếu là ở An Hải vì nơi đây có nhiều cát hơn. Công việc lấy cát bắt đầu từ sau tết Nguyên đán, tập trung từ tháng 6 – 9, “Vì trong khoảng thời gian này người ta mới cần cát trắng để canh tác”, anh Trường giải thích. Việc lấy cát không theo giờ giấc, mà phải theo sự dao động của triều cường, khi nước đang bắt đầu lớn, thì công việc được tiến hành và kết thúc trước khi nước cạn, vì khi nước cạn, bè chứa cát sẽ không vô trong bờ được. Thông thường, công việc hút cát ở ngoài khơi bắt đầu từ sáng cho đến trưa, đầu giờ chiều thì hút cát lên trên bờ.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết giá bán của một xe cát (loại 4 khối) là 210.000 đồng, tức 52.500 đồng/khối. Như vậy, một bè cát khoảng 20 khối sẽ bán được hơn 1 triệu đồng, tuy nhiên, “Sau khi trừ chi phí dầu mỡ, khấu hao máy móc, thì mỗi người chỉ thu được khoảng 160.000 đồng/ngày, nếu đi hai người”, anh Nguyễn Văn Đại, một người khai thác cát, chia sẻ. Theo anh Đại, thông thường, một ngày chỉ làm được một bè, chỉ có khi nào nước thật sự lớn, thì mới được hai bè. Khi hút cát lên trên bờ để bán, phải có một người cầm vợt lưới đặt trước vòi phun cát để lọc cát to và sạn, vì nếu không, người mua sẽ chê.

Ông Lê Hoài Ân, trưởng phòng tài nguyên và môi trường huyện Lý Sơn, cho biết việc lấy cát như thế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái biển, gây thêm nguy cơ sạt lở vùng ven bờ. “Tuy nhiên, mình không thể cấm họ lấy cát được, vì nếu không có cát, thì hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Lý Sơn sẽ điêu đứng. Do đó, chỉ nhắc nhở họ đừng hút cát ở khu vực gần bờ để tránh nguy cơ sạt lở”.

“Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi đang bắt đầu triển khai dự án “Ứng dụng khoa học – kỹ thuật sản xuất tỏi Lý Sơn theo hướng bền vững”, thí điểm với 14ha, trong hai vụ tỏi đông – xuân 2012 – 2013 và 2013 – 2014, nếu có kết quả tốt thì mở rộng mô hình. Nếu dự án này thành công, sẽ giải quyết bài toán khai thác cát hiện nay”, ông Ân nói.

Mỗi năm cần 70.000 khối cát

Sau một đến hai năm canh tác, nông dân phải thay mới cát trắng một lần. Nguyên nhân là sau khoản thời gian đó cát trắng chuyển dần thành cát pha (do có sự pha trộn với đất thịt), nên độ trắng, chất dinh dưỡng cần thiết, cũng như độ giữ ẩm cho hành tỏi không còn hiệu quả. Hiện nguồn cát pha này bị bỏ đi, rất ít trong số đó được dùng vào mục đích khác sau khi thay ra. Theo thống kê của phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn Lý Sơn, mỗi năm nông dân ở đây cần khoảng 60-70.0003 cát trắng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Lý giải vì sao phải đổ cát từ bè xuống biển rồi mới bơm lên bờ, người dân nói “làm như vậy giúp cho việc đưa cát lên bờ nhanh hơn, nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian và nhân công để vận chuyển từ bè lên bờ bằng cách gánh hoặc vác từng bao”

BÀI VÀ ẢNH: AN BÌNH

http://hùngđảolýsơn.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]