Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Gian nan giáo dục đảo xa 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Gian nan giáo dục đảo xa 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Gian nan giáo dục đảo xa Empty Gian nan giáo dục đảo xa Sat May 18, 2013 2:35 pm

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
(GD&TĐ) - Lý Sơn (Quảng Ngãi) thanh bình với những cánh đồng tỏi trải dài ra đến bờ biển, vào tận chân núi là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân lên đảo. Những tưởng với lợi thế về đặc sản tỏi, bãi biển, đánh bắt hải sản là thế mạnh để Lý Sơn phát triển du lịch, kinh tế, giáo dục.

Tuy nhiên, đặt chân đến Lý Sơn mới thấy đây vẫn là huyện đảo gần với đất liền về địa lý nhưng còn cách rất xa về sự phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục vì thế cũng chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của người dân lẫn chính quyền địa phương.


Cơ sở vật chất trường mầm non: Bài toán chưa có lời giải

Bậc học mầm non vốn là “nốt trầm” tồn tại lâu nay trong hệ thống giáo dục bởi chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của chính quyền các địa phương. Cơ sở vật chất chính là rào cản lớn nhất với các trường mầm non trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Không nằm ngoài quy luật trên, các trường mầm non (MN) trên huyện đảo Lý Sơn cũng đang đau đầu trong việc tìm lời giải cho bài toán về cơ sở vật chất.

Phó hiệu trưởng Trường MN An Vĩnh (An Vĩnh, Lý Sơn) Lê Thị Gái cho biết: Trường có 19 lớp (1 nhà trẻ, 18 lớp mẫu giáo) nhưng cũng mới chỉ có 17 phòng học chia đều cho 2 điểm lẻ và 1 điểm chính. Cũng theo cô Gái, phòng học ở 2 điểm lẻ mới được xây mới hoàn toàn theo nguồn kiên cố hóa do xuống cấp trầm trọng. Tại điểm chính, nhà trường mới được đầu tư xây phòng chức năng, phòng học vẫn là phòng cấp 4. Do thiếu phòng học nên mới chỉ có 7 lớp 5 tuổi được học 2 buổi/ngày và 2 lớp (nhà trẻ - mẫu giáo) học bán trú. Còn tính chung toàn huyện, theo Trưởng phòng GD huyện Lý Sơn Trần Phúc Sinh, huyện đảo có 3 trường MN với 36 lớp học, trong đó có 22 phòng học kiên cố và 12 phòng học cấp 4. Do thiếu 2 phòng học nên hiện mới chỉ có 8 lớp học bán trú, 22 lớp học 2 buổi/ngày, còn lại học 1 buổi/ngày.

Gian nan giáo dục đảo xa Images662506_a2tr1_zps2464aee2
Đồ chơi của HS Trường MN An Vĩnh chủ yếu do GV tự làm nên sơ sài và nhanh hỏng Ảnh: H. Thu

Thiếu phòng học là lý do khiến tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp còn khiêm tốn. Toàn huyện có khoảng 750 trẻ trong độ tuổi nhà trẻ nhưng chỉ có 96 trẻ ra lớp. Theo cô Gái, nhu cầu gửi con của phụ huynh rất lớn nhưng do không có lớp học, không có giáo viên nên nhà trường cũng chỉ duy trì được 3 lớp nhà trẻ/3 điểm trường.

Không chỉ thiếu phòng học, đa phần các trường MN đều thiếu nhà hiệu bộ, phòng chức năng và công trình vệ sinh cho giáo viên và học sinh. Tại trường MN An Vĩnh hiện mới chỉ có 7/17 phòng học có nhà vệ sinh khép kín. “Gọi là khép kín nhưng chỉ có khu đi tiểu dành riêng cho nam và nữ còn khi đi tiêu các em vẫn phải chung”, cô Gái chia sẻ. Với những lớp học khác, do chưa có công trình vệ sinh nên khi trẻ có nhu cầu, giáo viên đưa trẻ đi vệ sinh nhờ phòng bên.

Cũng vì cách xa đất liền nên Lý Sơn chưa có điện nên lớp học vào mùa hè còn đỡ chứ mùa đông, do phải đóng cửa sổ để tránh gió lùa nên mọi hoạt động dạy và học của cô trò diễn ra trong bóng tối. Không có điện nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy gần như xa vời. “Nhà trường lại không có máy nổ nên dù có 2 ti vi cho lớp học nhưng chả mấy khi dùng đến chứ nói gì đến việc cho trẻ làm quen với máy tính, học nhạc. Mọi công văn giấy tờ qua thư điện tử, ban giám hiệu đều phải ở lại trường để làm ngoài giờ (17 - 23h) hàng ngày theo lịch phát điện của huyện”, cô Gái cho biết.

Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi: Liệu có cán đích đúng hẹn?

Theo kế hoạch của UBND huyện Lý Sơn, toàn huyện sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục MN trẻ 5 tuổi vào năm 2014. Tuy nhiên, theo ông Sinh, Lý Sơn đã đạt được tiêu chí về tỷ lệ huy động trẻ đến trường, trẻ theo học chương trình giáo dục MN mới. 2 tiêu chí còn lại là cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học và giáo viên vẫn chưa thể khắc phục, đặc biệt tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi vẫn còn cao so với quy định (18%), tỷ lệ trẻ được học 2 buổi/ngày mới đạt 25% (đạt ½ so với yêu cầu).

Gian nan giáo dục đảo xa Images662507_a1tr8_zpsc959d458
Lớp học chủ yếu là nhà cấp 4, đồ chơi ngoài trời khiêm tốn là thực trạng dễ thấy ở các trường MN của huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: H. Thu

Ngay tại Trường MN An Vĩnh, mặc dù đăng ký hoàn thành phổ cập giáo dục MN trẻ 5 tuổi trong năm 2013 nhưng nhà trường vẫn thiếu 1 cán bộ quản lý, thiếu đồ dùng - đồ chơi tối thiểu theo quy định, thiếu khu hiệu bộ và thiếu cả giáo viên đứng lớp (trung bình mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên).

Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Hoàng Linh cho biết: Với 997 ha đất tự nhiên và hơn 2,1 vạn dân sinh sống, Lý Sơn là hòn đảo “đất chật người đông”. Tuy được mệnh danh là “vương quốc tỏi” nhưng cũng chỉ có 30% người dân làm nghề này, 60% dân số còn lại sống bằng nghề đi biển và làm công việc khác. Cũng theo ông Linh, cuộc sống người dân trên đảo tuy không quá khó khăn nhưng cả nghề trồng tỏi và đi biển đều phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên cuộc sống nhiều hộ gia đình cũng khá bấp bênh.

Toàn huyện hiện còn 26% hộ nghèo nên nhiều phụ huynh chưa chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng trong từng bữa ăn cho trẻ. Còn theo ông Sinh, trẻ suy dinh dưỡng đa phần là trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và trẻ mẫu giáo nhưng không ăn bán trú tại trường. Vì vậy, để hoàn thành các tiêu chí phổ cập, ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức phụ huynh trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ, ngành Giáo dục Lý Sơn cũng đề ra mục tiêu vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường ngay từ khi trẻ ở độ tuổi nhà trẻ bởi đây cũng cách để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng.

Tăng tỷ lệ trẻ đến lớp đồng nghĩa với việc phải mở rộng trường lớp nhưng hầu hết các trường đều nằm xen giữa khu dân cư, việc mở rộng khuôn viên hết sức khó khăn. “Hiện tại chúng tôi đang cố gắng sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống mạng lưới trường lớp. Với những trường thiếu diện tích chỉ còn cách chuyển vị trí. Chúng tôi đã chọn địa điểm mới cho Trường MN An Hải để xây dựng theo mô hình trường chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh xã lân cận. Trường MN thị trấn sẽ mở rộng diện tích. Trường MN An Vĩnh sẽ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở trường chính”, ông Linh trao đổi.

La Giang

http://www.wearedesigner.net

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]