Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Trắng đêm cùng ngư dân Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Trắng đêm cùng ngư dân Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Trắng đêm cùng ngư dân Lý Sơn Empty Trắng đêm cùng ngư dân Lý Sơn Sat Aug 31, 2013 9:55 am

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
Hoạt động trên biển là hoạt động đặc thù của nhiều lực lượng, ngành nghề, được Đảng, Nhà nước phân công, giao nhiệm vụ, được đảm bảo các chế độ ưu đãi, hỗ trợ riêng theo chức năng, nhiệm vụ. Còn với ngư dân, dù muốn hay không, cuộc sống mưu sinh của họ đã gắn liền với biển. Biển cho ngư dân niềm vui, nỗi buồn theo từng con sóng, con nước thủy triều. Ra khơi không những làm kinh tế, mà còn tham gia đắc lực vào việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Để có những trải nghiệm thực tế, cảm nhận và chia sẻ cùng ngư dân những nhọc nhằn, vất vả khi lênh đênh trên sóng nước mênh mông, tôi quyết định thực hiện "3 cùng" với họ trong một đêm ra khơi.

Trắng đêm cùng ngư dân Lý Sơn 51310b
Thuyền viên tàu cá QNg 96086 TS kéo mẻ lưới đầu tiên trong đêm.



Cùng ra biển

Chiều muộn, trên bến neo đậu tàu thuyền xã An Hải (Lý Sơn, Quảng Ngãi), từng đôi tàu song hành với nhau hướng ra khơi. Đã hẹn trước với thuyền trưởng QNg 96086 TS Ngô Thanh Tuấn (quê ở Thôn Tây, An Vĩnh, Lý Sơn), anh đồng ý cho tôi lên tàu đi cùng. 17 giờ xuất phát theo hướng Đông Nam đảo Lý Sơn. Trên đường tàu chạy đến vùng đánh bắt truyền thống, tôi được nghe anh chia sẻ về hoàn cảnh gia đình và nghề biển của mình: "Tôi sinh năm 1971, là anh cả trong một gia đình có 7 anh em trai làm nghề biển, hơn 27 năm đi lại, vẫy vùng giữa biển khơi, tôi có quá nhiều cảm xúc buồn vui quanh con cá. Nó chợt đến chợt đi trong chốc lát. Có những hôm chạy gần hết dầu, rão cả máy nhưng không bắt được con nào, đang buồn não lòng bỗng dưng trong màn hình máy tầm ngư báo có cá. Vậy là niềm vui nhảy vào chiếm chỗ. Cũng có khi phát hiện rất nhiều cá nhưng đánh không được, vào bờ trắng tay, nỗi buồn theo về tận nhà...". Bao năm lênh đênh trên biển Hoàng Sa, Trường Sa anh đã từng qua, người đàn ông đang đứng bên tôi rắn chắc, dạn dày sương gió, nhưng cũng mang đầy tâm sự của người ngư phủ, gương mặt đăm chiêu, luôn nhìn xa xăm về phía biển.

Hơn 2 tiếng đồng hồ hành trình, với vận tốc 5 hải lý/giờ, con tàu của chúng tôi đã có mặt tại vùng biển mà những người hành nghề vây rút chì như anh cho là nơi có nục về cư trú, tìm kiếm thức ăn. Đêm trên biển rộn ràng, lung linh như một thành phố bên dòng sông bởi tiếng máy nổ, tiếng máy bộ đàm và ánh sáng chiếu ra từ những chiếc tàu đang cùng hành trình tìm kiếm mẻ cá đầu tiên cho một đêm đánh bắt. Nhìn trên máy định vị, tôi biết tàu đang ở tọa độ 15 độ vĩ Bắc, 109 độ kinh Đông nhưng chưa thấy luồng cá nào hiện trên màn hình máy tầm ngư. Sự căng thẳng đã hiện rõ trên khuôn mặt người chỉ huy con tàu. Sốt ruột hơn bởi xung quanh đã có vài chiếc thuyền đang bủa lưới.

Cùng đánh bắt

Chuyến theo ngư dân ra khơi này, mục đích của tôi là để tìm hiểu đời sống của ngư dân trên biển, tận mắt chứng kiến cách bà con biến ước mơ làm giàu từ biển thành hiện thực và được tận tay bắt những con cá đang bơi lội trên biển. Rời buồng lái, tôi đi về hướng mũi tàu. Bác Võ Ngọc Đại, một thuyền viên căn dặn tôi:   “Khi thả lưới vây cá, cháu nên vào trong ca bin, vì tốc độ của tàu lúc này tương đối lớn, dây neo, lưới, chì quấn vào nhau rất nguy hiểm. Vây cá xong, bác sẽ cho cháu tham gia kéo lưới". Nghe bác nói vậy, tôi lên boong tàu đứng quan sát. 19 giờ 20 phút, từ trong buồng thuyền trưởng, anh Tuấn hô to: " Anh em chuẩn bị lưới, thả bè dòm chừng". Dứt tiếng hô, các thuyền viên đã vào vị trí, lưới, phao, chì trên dưới 4 tấn quăng xuống biển. Anh Tuấn tăng tốc cho tàu chạy vây quanh luồng cá. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tiếp tục chờ đợi.

Thời khắc được kéo lưới cùng ngư dân cũng đã đến. 12 người trên tàu chia thành 3 nhóm, vừa kéo, vừa xếp lưới lại cho ngay ngắn để còn tiếp tục đánh mẻ sau. Để kéo hết số lưới dài trên 500m không hề dễ dàng tí nào. Sức người kết hợp với máy móc, vừa kéo, vừa tời hơn 60 phút, cá được gom lại trong đáy. Lần đầu tiên trong đời được tận mắt thấy cá được gom lại như đựng trong chậu. Cá chen nhau chui rúc, nhìn thật thích thú. Chưa kịp kéo cá lên tàu, phương tiện thu mua đã chạy đến. Họ ngã giá qua lại khi cá còn trong lưới. Cuộc thương lượng kết thúc chóng vánh, cùng số tiền 6 triệu đồng trao tay không cần cân, đong, đo, đếm. Quá ngạc nhiên về cách mua bán của hai bên, máy trưởng Trần Văn Nhiều nhìn tôi cười vui vẻ: "Ngư dân bọn tôi là vậy. Thuận mua, vừa bán, thiệt một chút cũng không sao, vì mình làm được, bán cho nhanh để còn đánh tiếp". Biển khắc nghiệt, nhưng ngư dân lại phóng khoáng, cho không vài ba cân cá là chuyện thường tình. Hành động hào phóng ấy lan truyền sang tôi những cảm xúc đầy ấn tượng về những ngư phủ trước biển khơi.

Cùng chia sẻ buồn vui

Đêm dần về khuya, tôi thấy đói cồn cào, mặc dù trước đó, tôi đã ăn hết gói mì tôm. Vòng qua phía đuôi tàu, tôi thấy các anh bắt những con cá còn cựa quậy cho vào nước đang sôi. Cảm giác được ăn trong tôi trỗi dậy. 15 phút sau, cá được vớt ra cùng nồi cơm nghi ngút khói. Dân gian có câu: "Dân biển, ăn chờm qua sóng, nói chờm qua gió", điều đó đúng thật. Sóng lắc lư, con tàu nghiêng ngả, phải chờm qua sóng mới ăn được bát cơm. Không mâm, không chén, mỗi người một tô, cứ thế ăn theo nhu cầu. Thật ngon miệng. Nếu có "vua đầu bếp" ở đây cũng không thể đánh giá được hết vị ngon, ngọt của con cá tươi nguyên, vừa vớt lên ăn ngay. Sợ tôi làm khách, thuyền viên Trần Văn Chí động viên: "Anh cứ ăn tự nhiên, ở đất liền không được ăn cá tươi như thế này đâu". Lời anh nói là thật chí lý. Cái thời thực phẩm vàng thau lẫn lộn, ăn gì người ta cũng nghi ngờ có hóa chất, độc tố thì nồi cá như thế này quả là hiếm.

Đêm qua nhanh, thời gian trôi dần về sáng, tàu quay về bến đúng như lịch trình. Đánh 3 mẻ lưới, thu hơn 3 tạ cá, bán được 7 triệu đồng, vừa đủ tổn phí cho chuyến đi. Tôi thắc mắc với Thuyền trưởng Ngô Thanh Tuấn: "Sao ít vậy anh?". Anh trả lời: "Tối nay cá rất nhiều, có những đàn ước tính trên 25 tấn, nhưng vì nước chảy mạnh, lưới trôi nhanh, cá chui dưới lưới không đánh được". Tôi hỏi anh: "Vậy là chuyến ra khơi đêm nay không thành công?". Anh nói: "Biển dã mà anh, lúc được, lúc không, đủ tổn là may mắn rồi". Tôi hỏi tiếp: "Đêm mai anh lại ra khơi chứ?". Anh nói: "Mình làm biển, phải gắn với biển, có hay không cũng phải đi, bám biển để sống, hơn 12 con người trên tàu, cùng bố mẹ, vợ con ở nhà đều trông vào chiếc tàu này, biết đâu đêm mai trúng thì sao".

Chia tay anh và các thuyền viên ngay tại bến neo đậu tàu thuyền lúc 5 giờ 30 phút. Tôi lên bờ, về đất liền và không quên chúc anh thành công trong đêm mai và nhiều chuyến ra khơi khác.

Văn Tánh - http://www.bienphong.com.vn/

http://www.wearedesigner.net

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]