Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Những di tích kỳ bí - Kỳ 14: Giếng trời ở chùa Hang Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Những di tích kỳ bí - Kỳ 14: Giếng trời ở chùa Hang Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
Dẫu đường đến đã thuận tiện hơn so với trước, lại có nhiều du khách viếng thăm, nhưng chùa Hang (thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn trầm mặc một cách kỳ bí như hàng trăm năm qua.

Đường xuống âm phủ



Những di tích kỳ bí - Kỳ 14: Giếng trời ở chùa Hang Lý Sơn Hangda
Chùa Hang nhìn từ phía biển


Chùa Hang có tên chữ là Thiên khổng thạch tự. Theo gia phả của họ Trần, dòng họ trông coi chùa Hang, ngôi chùa này khoảng 300 năm tuổi. Phía trước hang có một giếng nước (nay được thay thế bằng hồ), người ta gọi là “giếng trời” bởi nó chứa nước từ trên vách đá rỉ xuống. Quãng thời gian bị cướp biển (giặc Tàu Ô) quấy nhiễu, chùa Hang là nơi ẩn nấp an toàn của người dân. Chính nước của “giếng trời” này giúp họ cầm cự, thậm chí là tăng thêm sức mạnh. Tin rằng nguồn nước này đem lại may mắn, ngày nay, dân trên đảo vẫn thường uống một ngụm nước từ “giếng trời” khi đến thăm chùa. Người ta còn “nói nhỏ” nhau, khi uống không được nhìn thẳng vào đáy giếng, như thế mới thiêng!

Bên trong chùa là một hang sâu 24 m, rộng 20 m, cao 3,2 m, ngoài ra còn nhiều ngóc ngách. Phía bên trái sát mép động đá có bàn thờ những âm binh, cô hồn và một tượng đức Hộ pháp cao 0,8 m, mới đưa về thờ vào đầu tháng 4.1993 do bà con nhân dân đảo Lý Sơn làm ăn sinh sống ở TP.HCM cúng chùa. Động đá này, ngày nay chính xác hơn chỉ còn là một hốc đá. Tương truyền, xưa kia đây là đường xuống âm phủ.

Theo quan niệm thiện - ác song hành, gian chính của chùa Hang là dành cho cái thiện, những người biết ăn năn hối lỗi. Ngược lại, người mắc tội nếu không chịu quay đầu sẽ bị đày xuống âm phủ theo hang nhỏ hơn bên cạnh. Trước khi có con đường bê tông chạy đến đầu dốc xuống chùa, muốn đến chùa phải men theo sườn núi đầy trắc trở. Đoạn sườn núi ăn ra phía biển người ta gọi là cái meo, là nơi nhiều người không may trượt chân rơi xuống bãi đá biển và bị thương, thậm chí là mất mạng.

Vì đường đi khó như thế nên người lớn thường “vin” vào những chuyện huyền bí xung quanh “đường xuống âm phủ” và thêu dệt nên chuyện “tàu ma” chuyên bắt trẻ con để ăn thịt nhằm làm nhụt chí lũ trẻ muốn đi chơi ở chùa Hang. Chuyện thêu dệt này, có “điểm tựa” hẳn hoi, và nó liên quan đến giặc Tàu Ô, khi bọn cướp biển này bắt phụ nữ và trẻ em mang lên tàu mỗi lần chúng đổ bộ lên đảo cướp bóc.

Giếng 200 tuổi

Tầm giữa năm 2012, trong một lần họp thôn, ông Trần Dự (63 tuổi, ở khu dân cư số 3, thôn Đông, xã An Hải), người đang nắm giữ gia phả họ Trần cũng như giấy tờ và trông coi chùa Hang, có nói về cái giếng nước trong vườn sau nhà. Thoạt nhìn, nó vẫn giống như bao cái giếng sinh hoạt của người dân trên đảo, nhưng theo ông Dự thì nó khoảng 200 tuổi và chứa đựng nhiều chuyện khó lý giải, có liên quan đến chùa Hang.

Những di tích kỳ bí - Kỳ 14: Giếng trời ở chùa Hang Lý Sơn Hangda1
Giếng nước được cho là có liên quan đến chùa Hang - Ảnh: L.X.T

Thật ra, chuyện về cái giếng thì những người có tuổi sống quanh đó đều biết. Sau vài chục năm im lìm, nay được khơi lại nên có nhiều người quan tâm. Ông Dự cho hay mạch nước của giếng không chảy từ các phía mà phun từ dưới đất lên. Theo quan sát, thành giếng cao khoảng 0,5 m, đường kính khoảng 1 m, chiều cao của giếng tính từ đáy lên mặt đất khoảng 5 m. Phần chứa nước của giếng có hai lớp: lớp ở trên là san hô, đáy là cát. Nơi giao nhau giữa lớp san hô và đất cát trước kia ăn sâu vào xung quanh tạo thành bồn.

Ông Dự kể: “Lúc bé, khi mực nước thấp hơn điểm giao nhau đó, thỉnh thoảng chúng tôi hay trèo xuống và chui vào bồn để chơi. Nghe cha tôi kể trước kia nó rất rộng, chứa được cả trăm người. Bồn tuy rộng nhưng người lớn phải khom người lại mới chui vô được, bồn mở rộng không đồng đều, chủ yếu là về phía tây”. Dựa vào gia phả của dòng họ cũng như những lời kể của cha ông, ông Dự cho rằng sở dĩ bồn giếng mở rộng về phía tây là có liên quan đến chùa Hang (phía tây nhà ông là chùa Hang).

Giả thuyết ông Dự đưa ra và cho rằng có xác suất “đúng” nhất là: Chùa Hang do các bậc tiền bối của họ Trần lập nên. Xưa kia, vì đường đến chùa vô cùng khó khăn nên mới đào đường hầm thông với chùa Hang, điểm kết thúc của đường hầm chính cái hang mà dân hay gọi là “đường xuống âm phủ”. Bên cạnh ý kiến này, ông Dự còn cho rằng đây cũng có thể là hầm mà xưa kia, thanh niên trong làng không muốn bị giặc bắt đi lính nên đào để trốn.

Lần ông Dự xuống giếng gần đây nhất là khoảng 50 năm và bồn giếng bắt đầu bị thu hẹp, “cửa” vào bồn cũng bị bồi lấp. Ông cho biết cái giếng này trước đây thường xảy ra nhiều sự việc khó hiểu. Chẳng hạng như đồ đạc, thậm chí là heo, gà bị rớt xuống (khi ấy chưa xây thành giếng) nhưng tìm không ra. Vài hôm sau thì thấy đồ đạc, nghe tiếng heo gà kêu mới bắc thang xuống mang lên.

Ông Phạm Hoàng Linh, Phó chủ tịch UBND H.Lý Sơn, cho biết có nghe những lời đồn đại về cái giếng “lạ” ở nhà ông Dự. “Tuy nhiên, hiện chúng tôi vẫn chưa có bất cứ cuộc điều tra, tìm hiểu gì về cái giếng này. Không loại trừ nguyên nhân là do nằm ở vùng đất nhiều “lồng phổng” nên giếng nước đó mới có đặc điểm như thế. Cách đây không lâu, khi xây dựng trường mầm non ở xã An Hải, khi đào móng bên thi công cũng gặp nhiều chỗ đất “lồng phổng” như thế và họ buộc phải đổ đất xuống để bít lại trước khi xây móng”, ông Linh cho hay.
Lê Xuân Thọ - thanhnien.com.vn

http://www.wearedesigner.net

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]