Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn mùa xuân này 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn mùa xuân này 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Lý Sơn mùa xuân này Empty Lý Sơn mùa xuân này Fri Feb 14, 2014 3:55 pm

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Lý Sơn mùa xuân này

(Báo Quảng Ngãi)- Sau hơn một giờ hành trình từ cảng Sa Kỳ, con tàu cao tốc An Hải đã cập bến đưa chúng tôi đến huyện đảo Lý Sơn. Phóng tầm mắt hướng đến bến cảng đã thấy tấp nập những con tàu đi biển trở về với khoang cá đầy trong niềm vui của bạn thuyền gọi nhau í ới, chúc mừng.


Đứng trên vũng neo trú tàu thuyền An Hải, chúng tôi thấy hàng chục tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn đang tiếp nhiên liệu, chuẩn bị lương thực, đá lạnh, nước ngọt và ngư lưới cụ, bảo đảm vươn khơi bám biển. Ngư dân Nguyễn Lộc, ở thôn Tây, xã An Hải tuổi đời còn khá trẻ, nhưng đã có thâm niên hàng chục năm làm thuyền trưởng điều khiển tàu cá QNg 96416TS và thường xuyên đánh bắt xa bờ mang lại thu nhập ổn định. Gặp tôi, Lộc nhận ra người quen chia sẻ: Tôi vừa trở về sau hơn tháng đánh bắt trên biển Hoàng Sa nay tàu trở về đất liền.



Lý Sơn mùa xuân này Images923769_lyson2
Tàu đánh bắt xa bờ trên đảo Lý Sơn chuẩn bị ra khơi khai thác hải sản.

Năm qua nhờ áp dụng máy định vị hiện đại nên đánh bắt trúng đậm cá nục, cá đuối và hải sâm đã thu được vài tỷ đồng, ai nấy cũng đều vui - Lộc cho biết.

Rời An Hải về bến cảng An Vĩnh- công trình được Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng đã đưa vào sử dụng phục vụ giao thông và neo đậu tàu thuyền trong mùa mưa bão. Buổi sáng, trên bến dưới thuyền tấp nập những dòng người đi lại, mua bán hải sản đông vui. Anh Nguyễn Gia Viễn, một thuyền trưởng ở xã An Vĩnh đã có kinh nghiệm đi biển và luôn ấp ủ có được thiết bị hiện đại để chủ động đánh cá, không dò dẫm như đi “mò kim đáy biển”.

Khi nghe tin mở lớp tập huấn về phương pháp kỹ thuật đánh cá hiện đại, các thiết bị đánh cá mới như máy dò ngang SONAR, anh Viễn đã theo học và tập trung nghiên cứu thật kỹ để về áp dụng. Máy dò ngang có màn hình quét ngang 360 độ xung quanh tàu, màn hình quét ngang lệch tâm, màn hình dò đứng, quét qua đáy tàu, đàn cá hiển thị rất rõ trên màn hình. Thuyết phục được bạn thuyền, anh Viễn mua chiếc máy dò tín hiệu luồng cá C250, trị giá 320 triệu đồng. Đoàn tàu ba chiếc của anh sắm tiếp một chiếc máy dò C300, trị giá 450 triệu đồng. Đây là loại máy dò có tốc độ quét nhanh: 4,3 giây cho phép quét vòng 360 độ ở thang đo 20m; 8 giây ở thang đo 100m; 12,8 giây ở thang đo 200m...

Thuyết phục tôi lên thuyền, theo sự hướng dẫn của Viễn, tôi cùng theo dõi trên màn hình chiếc máy dò xuất hiện hai vòng tín hiệu và bắt đầu xoay tròn với nhiều chấm đỏ, chấm trắng lẫn lộn. Chỉ một lát sau, tín hiệu luồng cá đã xuất hiện. Chỉ tay ra khu gành của đảo Lý Sơn, cách vị trí tàu đang neo đậu vài trăm mét, anh Viễn nói: Nhà báo thấy chưa, neo chỗ này nhưng máy vẫn phát hiện ra phía đằng kia có luồng cá mới vào. Vừa điều khiển chiếc máy định vị một cách thành thạo, vừa lắng nghe đài dự báo thời tiết, anh Viễn cho biết thêm: “Những ngày trước và sau Tết cá thường xuất hiện dày, nếu mình tranh thủ đi biển thì trúng đậm. Nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ, bạn thuyền chấp nhận ăn Tết ngay trên biển và sau tháng Giêng tàu mới vào bờ, bạn thuyền lại vui với khoang cá đầy”.

Học cách làm của thuyền trưởng Nguyễn Gia Viễn, hiện nay nhiều ngư dân trên đảo Lý Sơn đã mạnh dạn sắm máy dò ngang tổ chức bám biển dài ngày và đánh bắt hải sản đạt sản lượng cao. Thuyền trưởng Nguyễn Phước Lộc nổi tiếng vì đánh một mẻ lưới được 25 tấn cá và xuất ngay cho đầu nậu đã thu về khoảng một tỷ đồng trong niềm vui của bạn thuyền. Lý Sơn mùa biển năm 2013 đã giúp cho bà con ngư dân làm ăn trúng mùa hải sản, phấn khởi. Tàu lớn đi biển xa, tàu nhỏ khai thác hải sản gần bờ, ven đảo đã cho thu nhập cao, ổn định cuộc sống.

Lý Sơn mùa xuân này Images923770_lyson
Phụ nữ trên đảo Lý Sơn vá lưới phục vụ cho tàu đánh bắt hải sản.

Chia sẻ với chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Trần Ngọc Nguyên cho biết: Đảo Lý Sơn gánh trên vai hai nhiệm vụ lớn là phát triển kinh tế biển gắn với xây dựng an ninh, quốc phòng vững chắc. Nhất là, kinh tế biển chiếm ưu thế trên đảo nên nhiều ngư dân nơi đây mạnh dạn vay vốn đóng mới tàu lớn với đội tàu tăng liên tục hằng năm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật đóng tàu đã được ứng dụng và những thiết bị hiện đại như máy định vị, máy dò cũng đã được ngư dân áp dụng có hiệu quả nên sản lượng khai thác hải sản năm 2013 của đảo Lý Sơn tăng đáng kể. Nhờ đó, dù bị bão gây thiệt hại nặng, nhưng nhiều gia đình vẫn có của ăn, của để và đón mùa xuân mới trong niềm vui và hạnh phúc.

Ngoài nghề biển, người dân trên đảo Lý Sơn từ nhiều năm nay đã phát triển mạnh nghề trồng hành, tỏi bằng những kỹ thuật trồng trọt đặc trưng đối với vùng đất nằm giữa biển khơi quanh năm lộng gió và thiếu nước ngọt. Ngoài những kinh nghiệm “xưa bày nay làm”, người dân trên đảo còn ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chọn giống và chăm bón cây tỏi, cây hành. Nhiều nông dân ở đây cho biết: Mỗi năm, nông dân sản xuất 2 vụ tỏi, hành với quy trình kỹ thuật trồng rất phức tạp, dày công.

Trước khi bước vào vụ trồng tỏi, nông dân phải mất hàng tháng trời để vận chuyển đất, cát đến ruộng cách xa hàng cây số. Trước khi xuống giống, bà con cho một lớp đất bazan xuống ruộng dày khoảng 5cm và sau đó sử dụng cát lấy từ ngoài biển phủ lên trên một lớp vừa phải rồi mới đặt củ tỏi giống theo quy trình hàng cách hàng một gang tay. Từ khi xuống tỏi giống, bà con thường xuyên theo dõi độ nẩy mầm, thực hiện chăm bón từng đợt, nếu mưa thuận gió hòa thì nhẹ công, còn gặp năm nắng hạn kéo dài thì phải tưới nước liên tục, có năm không đủ nước tưới coi như Lý Sơn mất mùa tỏi. Với kỹ thuật trồng tỏi đặc thù, công phu như vậy nên đã tạo ra được loại tỏi đặc sản cay nồng đậm đặc mà không thể nơi nào có được…

Trong chiều hoàng hôn gió lạnh, đi trên đảo Lý Sơn sau 21 năm tái lập huyện, tôi đã chứng kiến nhiều đổi thay trong đời sống xã hội của người dân. Và Lý Sơn đang ứng dụng được những tiến bộ kỹ thuật trong ngành hải sản và đầu tư mạnh cơ sở hạ tầng đã tạo nên diện mạo nông thôn mới ngay trong mùa xuân này.


Bài, ảnh: MINH TRÍ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết