Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Văn hóa tâm linh của người dân đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Văn hóa tâm linh của người dân đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
Khác với những ngày đầu Xuân trong đất liền, ở đảo xa Lý Sơn, nơi thu hút những bước chân người dân đến thăm, vãn cảnh nhiều nhất vẫn là các đình, chùa, miếu, dinh. Sự hiện hữu của những công trình ấy giữa nghìn trùng sóng nước khơi xa là nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Lý Sơn, còn là nơi lưu giữ  những bằng chứng khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng thiêng của Tổ quốc…

Huyện đảo Lý Sơn chỉ rộng chừng 10 km2, dân số hơn 22.000 người, nhưng nơi đây lại có rất nhiều công trình tín ngưỡng, tôn giáo. Đời sống tâm linh của người dân huyện đảo không chỉ đơn thuần là niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo mà với tất cả mọi người ở đây tâm linh chính là truyền thống đạo đức, là những điều thiện tâm của cuộc sống, là thêm phúc, trừ họa, may mắn, an khang, thịnh vượng.

Mảnh đất của đạo và đời hòa hợp

Đầu Xuân ra đảo theo dòng người vãn cảnh chùa Hang, chùa Đục, thăm nhà thờ Lý Sơn, chúng tôi đã được nghe nhiều câu chuyện rất đặc biệt về đạo và đời ở hòn đảo Lý Sơn. Sự hòa hợp “sống tốt đời đẹp đạo” ở đây đã cuốn chúng tôi phải tìm hiểu cặn kẽ những câu chuyện mà có lẽ chỉ có riêng ở mảnh đất nghìn trùng xa khơi, thừa nắng gió, bão giông này...

Gia đình đầu tiên chúng tôi đến thăm là nhà ông Trần Đủ, ở khu dân cư số 10, thôn Đông, xã An Hải. Căn nhà đơn sơ, gọn gàng và ấm cúng, mặc dù ông Đủ đã “gà trống nuôi con” nhiều năm nay. Rót trà mời khách, ông Đủ kể chuyện làm ăn, chuyện cúng dinh, viếng miếu, vãn chùa và cả chuyện gia đình ông theo đến hai đạo. Vợ ông khi còn sống theo đạo Thiên chúa giáo, còn ông theo đạo Phật. Bàn thờ trong nhà được ông Đủ bài trí khá độc đáo: Ở giữa là thờ Bác Hồ, cha mẹ, tổ tiên; bên trái thờ biểu tượng Thiên chúa giáo, còn bên phải thờ Phật Quan âm. Ông Đủ lý giải: “Mình suy nghĩ theo đạo để sống đạo đức, sống tốt đẹp hơn nên trong nhà ai tự nguyện theo đạo nào cũng được, không gò ép. Mỗi người đều được quyền chọn cho mình một đức tin để tôn thờ. Những điều hay, lẽ phải của đạo sẽ giúp cho đời ý nghĩa hơn”. Ở xã An Hải còn có nhiều gia đình mà mỗi thành viên theo một đạo khác nhau. Với họ theo đạo để cầu mong sẽ tích thêm đức, gặp được nhiều may mắn hơn trong cuộc sống.

Văn hóa tâm linh của người dân đảo Lý Sơn Images928069_HOANGSATE
Đọc văn tế các hùng binh tại Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: TL

Ông Trương Thế Mỹ - Phó Chủ tịch UBND xã An Hải cho biết: Trên địa bàn xã có 24 dinh, miếu thờ thần Thành hoàng, Thiên Yana, thờ Ông Nam Hải. Dịp đầu năm thường là thời điểm hoạt động văn hóa tâm linh mạnh nhất. Thế nhưng đó không phải là mê tín đơn thuần mà là cầu may, quốc thái dân an, đi biển thuận buồm xuôi gió, làm nông không mất mùa. “Ba năm gần đây, ngày kỵ Ông Nam Hải được tổ chức kết hợp với hoạt động mở cửa biển, ra quân đánh bắt hải sản đầu năm. Nhân dân phấn khởi, an tâm làm ăn” – ông Trương Thế Mỹ phấn khởi cho biết.

Điểm tựa tinh thần

Lý Sơn hiện có 8 công trình tôn giáo, hàng chục dinh, miếu và các tôn giáo chính gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Tin lành. Ông Võ Xuân Huyện – Bí thư Huyện ủy Lý Sơn khẳng định: “Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Lý Sơn diễn ra bình thường, mọi người đều sống tốt đời đẹp đạo. Ở đây không có cuồng tín, mê tín mà hoạt động tín ngưỡng chính là họ tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần trước khắc nghiệt thiên tai khi sống giữa biển khơi”.

Văn hóa tâm linh của người dân đảo Lý Sơn Images928070_HAIDOIHOANGSA
Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên đảo Lý Sơn.

Với người dân Lý Sơn, khi trên đảo có thêm một ngôi chùa hay một công trình tín ngưỡng, tôn giáo khác họ đều rất phấn khởi và vui mừng vì có nơi tâm linh để thờ cúng. Tín ngưỡng của các hộ dân cầu an, cầu siêu và cầu cho quốc thái dân an. Điều đó đã tạo nên nét đẹp văn hóa tâm linh rất đặc trưng của người dân đảo. Từ lâu, trên đảo Lý Sơn đã có những am thờ do ngư dân dựng lên để cầu Trời, khấn Phật phù hộ độ trì cho những chuyến đi biển bình yên. Sự ra đời các công trình tín ngưỡng này cùng với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tiết tháng 3 là minh chứng cho nét đẹp độc đáo của văn hóa tâm linh người dân đảo, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu.

Để phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của cư dân trên  đảo, nhiều ngôi chùa lớn, nhà thờ, thánh thất trang nghiêm đã được tôn tạo và xây dựng. Nét độc đáo của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo ở Lý Sơn mà bất cứ ai một lần đến đây cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi thế sơn – thủy hữu tình. Bất cứ ngôi chùa nào đều được xây dựng trang nghiêm, linh thiêng theo hướng “Tiền thủy – hậu sơn” mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi. Trong đó nhiều công trình được công nhận là di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh. Xây dựng, bảo tồn, phát huy những di tích ấy cái chính vẫn là từ đời sống tâm linh – nét văn hóa độc đáo của cư dân đất đảo…

Bài, ảnh: THANH NHỊ http://baoquangngai.vn/

http://www.wearedesigner.net

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]