Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

╬khoadkt╬

╬khoadkt╬
Cựu BQT
Lý Sơn với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa I43_161927
NDĐT - Ở Lý Sơn, Quảng Ngãi có một lễ hội xứng đáng được nâng tầm thành lễ hội quốc gia bởi tính chất độc đáo không một hòn đảo nào ở Việt Nam có được: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là lễ hội vừa tri ân những người đã ngã xuống để bảo vệ vùng thiêng liêng từ hàng trăm năm trước, vừa khẳng định chủ quyền quốc gia nơi Hoàng Sa như một lẽ đương nhiên…
Trong con mắt của một nhà sư
Các nhà sử học sẽ trưng những bằng chứng từ các nguồn sử liệu để một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.
Cuối thế kỷ XVII, nhà sư Thích Đại Sán của Trung Quốc đã có cuộc viễn du trên biển Đông và ghé thăm nhiều nơi ở xứ Đàng Trong. Chuyến đi ấy đã để lại cho nhà sư nhiều ấn tượng đẹp, đặc biệt là sự tiếp đón nồng hậu của chính quyền và người dân ở những nơi mà ông đặt chân đến. Trong cuốn “Hải ngoại ký sự” của mình, nhà sư mô tả lại chuyến đi để kể cho người đọc biết rằng ở biển Đông, phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc có một quần đảo do người Việt cai quản. Đó chính là quần đảo Hoàng Sa. Trong quyển ba của “Hải ngoại ký sự”, nhà sư Thích Đại Sán kể rõ việc Chúa Nguyễn đã sai người ra Hoàng Sa hàng năm, đồng thời, cũng mô tả khá tỉ mỉ về những chiếc “tiểu điếu thuyền”- một loại thuyền nhỏ dùng đánh cá trên biển, được người dân trưng dụng vào việc vượt trùng dương ra Hoàng Sa. Nhà sư cũng kể chuyện số binh phu của người Việt từ xưa đã ra Hoàng Sa nhặt các sản vật trôi giạt vào đây từ những con tàu qua lại trên biển Đông bị đắm và săn bắt những loài hải sản quý hiếm để tiến vua.

“Hải ngoại ký sự” là những cảm nhận về thiên nhiên và con người của bậc minh sư trong thời gian “đi nước ngoài” mà cụ thể là xứ Đàng Trong của nước Đại Việt. Tuy nhiên, nguồn cứ liệu này đã giúp chúng ta hiểu hơn về ông bà mình đã phải vật lộn như thế nào để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên trên biển để có mặt tại Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước bằng những phương tiện rất thô sơ. Và đó là bằng chứng hiển nhiên vè chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với Hoàng Sa thông qua chính những ghi chép chân thật, không phải xuất phát từ một thiên kiến nào.

Còn mãi với thời gian

Lý Sơn dày đặc các di tích liên quan đến Đội Hoàng Sa. Bất chấp những biến thiên của lịch sử và thời cuộc, bất chấp sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo, người dân Lý Sơn vẫn giữ gìn những di tích liên quan đến Đội Hoàng Sa như giữ một phần máu thịt của mình. Sự thành kính mang đậm màu sắc tâm linh được hiện rõ qua cách giữ gìn các di tích văn hóa từ vật thể đến phi vật thể của người dân trên đảo. Những di tích ấy đã trở thành tài sản vô giá truyền đời.

Đặt chân lên đảo, Âm Linh Tự với bia “Chiến sĩ trận vong” sẽ đập ngay vào mắt du khách. Phía bên phải của đường dẫn từ cầu cảng vào đất liền là đình An Vĩnh- một địa chỉ không thể thiếu của Đội Hoàng Sa. Nếu đình An Vĩnh là nơi ngư dân Lý Sơn làm lễ tế trời đất, ông bà trước khi hạ thủy những chiếc “tiểu điếu thuyền” đưa các binh phu trực chỉ Hoàng Sa thì Âm Linh Tự là nơi thờ vong hồn của những chiến binh “một đi không trở lại” ấy.

Hàng năm, để lưu dấu một thời oanh liệt của cha ông, dân Lý Sơn đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là một nghi lễ rất độc đáo đối với cư dân vùng biển miền Trung. Từ xa xưa, những cư dân đảo Lý Sơn còn truyền cho hậu thế câu ca dao xót đắng này: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng Hai khao lề thế lính Hoàng Sa”. Nói “thế lính” cũng đúng, mà “tế lính” cũng không sai. Cứ tháng Hai, tháng Ba âm lịch hàng năm, khi những đợt gió mùa đông bắc đã vãn, dân Lý Sơn tổ chức lễ này. Từ thời Chúa Nguyễn rồi các vua nhà Nguyễn, cứ sau tết âm lịch hàng năm, dân Lý Sơn chọn ra 70 suất, gồm những thanh niên khỏe mạnh, giỏi nghề bơi lặn, chuẩn bị lương thảo cho sáu tháng ăn, đi trên năm chiếc thuyền nan, trực chỉ Hoàng Sa. Đến tháng tám, khi trời chuyển mùa, số binh phu này trở về, ghé vào Phú Xuân để tiến vua những sản vật thu được tại Hoàng Sa. Đến thời Minh Mạng, dân Lý Sơn ra Hoàng Sa không chỉ làm mỗi một nhiệm vụ là thu lượm các sản vật mà còn đo cả hải trình, dựng bia chủ quyền, xây cả miếu thờ tại Hoàng Sa nữa.

Vì đi bằng phương tiện quá đơn sơ nên “người đi thì có mà không thấy về” là vậy. Đội Hoàng Sa đã đi vào lịch sử mở nước và giữ nước của dân tộc Việt, và những gì liên quan đến đội hải quân ấy, dân Lý Sơn vẫn còn lưu giữ mãi.

Những báu vật thiêng liêng

Mùa hè vừa rồi, họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải đảo Lý Sơn bàn giao cho ngành văn hóa một tài liệu liên quan đến việc điều động binh phu ra Hoàng Sa hàng năm từ thời nhà Nguyễn.

Lâu nay, chúng ta chỉ đọc trong các sử liệu triều Nguyễn về những cuộc ra đi này, nhưng “bằng chứng” cụ thể thì chỉ đến khi “Tờ lệnh” của tộc họ Đặng được công bố thì mới xác thực nhất. Năm 1834, vâng mệnh triều đình, ông Đặng Văn Siểm cùng một số binh phu thuộc các làng ven biển Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn lên đường ra Hoàng Sa. “Tờ lệnh” được đóng dấu mộc của quan Án sát và Bố chánh Quảng Ngãi, còn nguyên nếp gấp. Dù đã trải qua gần 200 năm, nhưng “Tờ lệnh” vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Nó là thứ “bằng chứng” không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.

Trước khi bàn giao “Tờ lệnh” về cho Bộ Ngoại giao để lưu bảo tàng, tộc họ Đặng ở Lý Sơn đã tổ chức một “lễ tiễn” vô cùng thiêng liêng và cảm động để báo cáo với ông bà của họ. Gần như tộc họ Đặng đã dựng lại không khí về một cuộc tiễn đưa người thân mình ra Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước, không sót bất cứ một chi tiết nào, từ các món ăn khô cho đến các loại áo quần dành cho người lính. Nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến toàn bộ không khí cuộc tế lễ này. Họ đã khóc bởi niềm tự hào xương máu của cha ông bao đời đã đổ xuống Hoàng Sa; về khát vọng Hoàng sa luôn sục sôi trong huyết quản mỗi con dân Lý Sơn, mỗi con dân nước Việt.

Liên quan đến Đội Hoàng Sa và quần đảo ấy, không chỉ có “Tờ lệnh” hay một số di tích trên đảo. Bàng bạc trong không gian Lý Sơn là hơi thở của Hoàng Sa. Ngay cả lá cây ngọn cỏ cũng mang hơi thở ấy. Cây dâu là một trường hợp như vậy. Đây là loài cây kỳ lạ nhất mà người trồng nó không phải để nuôi tằm như chức năng của cây dâu mà để làm một việc khác, linh hiển hơn nhiều.

Theo quan niệm của người dân Lý Sơn, dâu là cây thiêng, sẽ trừ tà ma. Khi những người lính Hoàng Sa không may hy sinh và mất xác trên biển, thân nhân ở quê nhà sẽ đắp những ngôi mộ gió cho họ. Trong ngôi mộ gió này, thầy cúng sẽ làm hình nhân bằng đất sét để thay cho thân xác người hy sinh. Xương cốt của hình nhân trong các ngôi mộ gió được làm bằng thân cây dâu.

Những cuộc ra đi đến Hoàng Sa đã lưu danh vào sử sách với sự hy sinh của các binh phu Lý Sơn ngoài Hoàng Sa, song cây dâu vẫn tồn tại như một nhân chứng về một thời oanh liệt của ông bà mình từ hàng trăm năm trước. Cũng như cây dâu, những ngôi mộ gió vẫn song hành với cuộc sống của người dân đảo dù vẫn biết bên dưới nấm đất kia cũng chỉ là đất mà thôi. Quỹ đất ở Lý Sơn ngày một ít đi, song mộ gió thì vẫn tồn tại như một nhân chứng sống luôn kể về thuở mở đất, mở cõi, khẳng định chủ quyền biển đảo của ông bà mình.

Ngành văn hóa vừa hoàn thành tượng đài về Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tại đảo Lý Sơn. Tượng đài trang nghiêm và hoành tráng, sừng sững bên một “tượng đài” khác không có xi măng sắt thép song sẽ mãi trường tồn vĩnh cửu với thời gian. Đó là sự thiêng liêng mà hai vạn dân trên đảo vẫn luôn dành cho Hoàng Sa và những người lính-cha ông họ- đã từng đổ máu cho quần đảo thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam giữa trùng khơi.
Lý Sơn với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa I43_161935
Thả thuyền và hình nhân thế mạng trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
Lý Sơn với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa I43_161949
Thả đèn trên biển trước khi hành lễ khao lề.
Lý Sơn với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa I43_161957
Bàn giao Tờ lệnh điều động quân ra Hoàng Sa từ thời Minh Mạng.
Lý Sơn với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa I43_162052
Mộ gió trên đảo Lý Sơn.

TRÀ BAN--www.nhandan.com.vn

http://vn.360plus.yahoo.com/kata_1412646/

doichothangnam

doichothangnam
Level 1
Level 1
lễ khao lề thế lính ở lý sơn thật là hoành tráng quá. nhưng mới chỉ có một lần được xem là lớn thôi. còn lại thì chỉ diễn ra một cách cònnhỏ lễ quá

vanthanh6642

vanthanh6642
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
do ko có dk thôi mà.Nếu có thì chắc tổ chức như thế thì quá tốt chứ còn gì nữa

duylyson055

duylyson055
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
quá hành tráng

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết