Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Xây dựng Lý Sơn thành đặc khu kinh tế biển đảo giàu mạnh và bền vững 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Xây dựng Lý Sơn thành đặc khu kinh tế biển đảo giàu mạnh và bền vững 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Xây dựng Lý Sơn thành đặc khu kinh tế biển đảo giàu mạnh và bền vững
Xây dựng Lý Sơn thành đặc khu kinh tế biển đảo giàu mạnh và bền vững Topimage

Võ Xuân Huyện

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi





Nằm
cách đất liền Quảng Ngãi 15 hải lý về phía đông bắc, huyện đảo Lý Sơn
có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, vừa có tiềm năng phát triển kinh tế biển, vừa là tiền tiêu quan
trọng về quốc phòng - an ninh, bảo vệ một vùng lãnh hải rộng lớn của Tổ
quốc.


Xuất phát từ đặc điểm,
lợi thế của mình, quán triệt, thực hiện chủ trương của Đảng và của
tỉnh, hơn 15 năm qua, kể từ khi thành lập huyện (năm 1993), Lý Sơn luôn
thực hiện phương châm phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc
phòng - an ninh, theo hướng "2 chân ", "3 mũi", tạo ra những chuyển
biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội cũng như giữ
vững sự ổn định an ninh, chính trị và chủ quyền quốc gia trên địa bàn.


Về phát triển kinh tế,
huyện xác định đây là mũi nhọn trọng tâm, tập trung phát triển theo
hướng nông ngư kết hợp, tức là thực hiện “2 chân”: "Chân biển, chân
đồng". Trên đất liền (chân đồng), huyện chú trọng duy trì và phát triển
nghề trồng tỏi, hành - hai loại cây trồng truyền thống, vốn đã nổi
tiếng của Lý Sơn, đồng thời thực hiện xen canh, gối vụ các loại cây
trồng khác như: dưa, đậu, ngô lai... Đặc biệt, huyện phối hợp với Sở
Khoa học và Công nghệ thực hiện thành công Dự án trồng tỏi không dùng
cát trắng, tạo ra hiệu quả lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như bảo
vệ môi trường. Tuy còn khó khăn do điều kiện tự nhiên trên đảo, nhưng
chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm cũng đang từng bước phát triển, kết
hợp với việc trồng trọt. Trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều mô hình
nuôi lợn thâm canh, nuôi bò vỗ béo... đạt hiệu quả kinh tế cao. Giá trị
sản xuất nông nghiệp truyền thống của huyện tăng bình quân hằng năm
23%, gấp 1,8 lần so với năm 2000. Năm 2007, thu nhập từ nông nghiệp đạt
18,940 tỉ đồng, tăng 26,7% so với năm 2006. Bình quân thu nhập từ nông
nghiệp đạt 58 triệu đồng/ha/năm.

Đối với ngư nghiệp (chân
biển), xác định đây là khâu đột phá, vươn ra biển Đông nhằm phát triển
kinh tế, huyện đã huy động các nguồn lực để đầu tư. Trên cơ sở chủ
trương của trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế biển, kinh tế
thủy sản, huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển
kinh tế thủy sản giai đoạn 2001 - 2005 khá thành công. Hiện nay, huyện
đã và đang tiếp tục thực hiện Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2007
- 2010, định hướng đến năm 2015. Qua đó, vận động nhân dân đầu tư đóng
mới và nâng cấp tàu, thuyền có công suất lớn, mua sắm trang, thiết bị,
ngư cụ hiện đại, để có thể ra khơi xa, đánh bắt hải sản dài ngày trên
biển. Để tăng cường quản lý và hỗ trợ cho việc đánh bắt hải sản, huyện
phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức cho đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng; trang bị máy bộ đàm
ICOM, bảo đảm liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền; triển khai xây
dựng vũng neo đậu tàu thuyền, xây dựng đê chắn sóng từ cầu thôn Đông
đến đình làng An Hải; tiến hành nuôi trồng thử nghiệm một số loại thủy
sản vừa có giá trị kinh tế vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên trên đảo;
vận động bà con ngư dân áp dụng các loại hình mới vào đánh bắt hải sản
như: vây rút chì, câu mực khơi và câu cá ngừ đại dương, góp phần hạn
chế dần và chấm dứt việc đánh bắt cá bằng thuốc nổ, pha điện làm cạn
kiệt nguồn lợi thủy sản... Những nỗ lực trên đã góp phần đưa ngành thủy
sản của huyện ngày càng phát triển. Khi mới hình thành, Lý Sơn chỉ có
49 tàu thuyền với công suất 2.062 CV. Đến nay, cả huyện có 329 tàu
thuyền, với công suất 23.584 CV; sản lượng đánh bắt hải sản hằng năm
tăng bình quân 20,8%. Năm 2005, đánh bắt được 16.750 tấn hải sản các
loại, giá trị sản lượng đạt 117,214 tỉ đồng; năm 2007, khai thác tăng
lên 21.460 tấn, đạt giá trị sản lượng trên 150,220 tỉ đồng. Giá trị sản
xuất ngư nghiệp chiếm phần lớn tổng giá trị sản xuất toàn huyện, năm
thấp nhất chiếm 48,74%, năm cao nhất chiếm 90,12%
Huyện xác định phát triển kinh tế là mũi nhọn trọng tâm và tập trung phát triển theo hướng nông ngư kế thợp.
Năm 2007, thu nhập từ
nông nghiệp đạt 18,940 tỉ đồng, giá trị sản lượng hải sản thu hoạch đạt
trên 150,220 tỉ đồng, giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 14,139 tỉ đồng.

Điều đó khẳng định, kinh
tế thủy sản của Lý Sơn thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, quyết
định cơ bản tăng trưởng kinh tế, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh
cho huyện đảo. Cùng với thủy sản, du lịch biển của huyện cũng đang trên
đà khởi sắc. Huyện đã xây dựng Đề án phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn
giai đoạn 2007 -2010 và định hướng đến năm 2015; triển khai xây dựng
khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa
với tổng kinh phí trên 13 tỉ đồng; trùng tu, tôn tạo các điểm tham
quan: chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, Đình Làng, Âm Linh Tự. Giữa năm
2007, cùng với tỉnh, huyện đã mở tuyến du lịch biển đảo. Tháng 4-2008,
huyện tổ chức thành công lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, thu hút hàng
nghìn du khách đến với đảo, mở ra một hướng đi mới trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế địa phương.


Tuy xa đất liền, không
có nhiều thuận lợi, nhưng công nghiệp trên đảo cũng đang từng bước phát
triển theo hướng tích cực. Nếu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu, thủ
công nghiệp năm 2005 đạt 6,992 tỉ đồng, tăng 365% so với năm 2000, thì
năm 2007 đã đạt tới 14,139 tỉ đồng. Ngành nghề tập trung chủ yếu là xây
dựng, điện máy, sản xuất, khai thác đá, mộc và may dân dụng... với trên
210 cơ sở sản xuất chế biến. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ, thương mại
ngày càng năng động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ hằng năm tăng
bình quân 13,8%, riêng năm 2007 tăng 187% so với năm 2000. Hệ thống bưu
chính viễn thông ngày càng được đầu tư mở rộng. Hiện nay, cả huyện có
1.902 máy điện thoại, bình quân đạt 10 người/máy.


Kinh tế phát triển góp
phần thúc đẩy văn hóa - xã hội chuyển biến theo hướng tích cực: 65% số
cơ quan, thôn xã và 80% số gia đình đạt chuẩn văn hóa; đạt tỷ lệ tăng
dân số 1,27%; bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho 200 lao động;
xây mới và sửa chữa, nâng cấp 35 nhà tình nghĩa, xóa hết hộ đói, giảm
hộ nghèo xuống còn 24,2%. Toàn huyện có trên 98% số người được nghe đài
và xem truyền hình; 100% số trẻ em từ 5 đến 6 tuổi vào mẫu giáo và lớp
1. Kết quả thi tốt nghiệp phổ thông hằng năm đạt 96,4%. Việc khám, chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được chăm lo. Bệnh viện quân
dân y kết hợp trên đảo với quy mô 60 giường, trang thiết bị và đội ngũ
y tế được tăng cường khá đầy đủ, nên cơ bản chất lượng khám, chữa bệnh
được nâng lên; giải quyết được các ca trung phẫu, hạn chế thấp nhất các
trường hợp tử vong và chuyển lên tuyến trên.


Đi đôi với phát triển
kinh tế- xã hội, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh luôn được huyện đặt lên
hàng đầu và xác định đây là một trong hai mũi xung yếu kết hợp song
trùng. Vì vậy, 15 năm qua, huyện luôn kết hợp chặt chẽ giữa củng cố
quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân
vững mạnh. Hằng năm, huyện đều giao quân đạt 100% chỉ tiêu. Các lực
lượng an ninh - quốc phòng được xây dựng và quản lý chặt chẽ. Công tác
huấn luyện, diễn tập luôn được chú trọng; việc giáo dục bồi dưỡng kiến
thức an ninh - quốc phòng cho cán bộ đảng viên, trưởng các tộc họ,
những người cốt cán có uy tín ở cơ sở luôn được tăng cường và đạt chỉ
tiêu so với kế hoạch. Huyện thường xuyên coi trọng nhiệm vụ xây dựng
khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn vững chắc và nhiệm vụ quân sự địa
phương, chính sách hậu phương quân đội; bảo đảm 2/3 số xã đạt vững mạnh
về quốc phòng - an ninh. Hoạt động tuần tra, kiểm soát, sẵn sàng chiến
đấu, phối hợp giữa các lực lượng quân sự, công an, biên phòng, hải quân
luôn duy trì tốt, ngăn chặn có hiệu quả nhiều đợt tàu thuyền nước ngoài
xâm phạm vùng biển đảo trái phép, góp phần bảo vệ vững chắc khu vực
phòng thủ huyện đảo.


Thành quả trên đồng thời
cũng phản ảnh rõ nét năng lực lãnh đạo và hiệu quả công tác của cả hệ
thống chính trị trên địa bàn; là kết quả sinh động của công tác xây
dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần
chúng. Đây được xem là khâu then chốt thứ ba. Hiện nay, 100% số cán bộ
cấp huyện có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học và được qua đào
tạo, bồi dưỡng; trên 50% có trình độ cao đẳng, đại học. Từ năm 2001 đến
nay, huyện kết nạp được 230 người vào đảng, đạt 185% chỉ tiêu. Đảng
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hằng năm đạt 90,7%. Số tổ chức
cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh không ngừng tăng lên. Vai trò, năng
lực, hiệu quả lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng luôn được
củng cố và tăng cường.


Nhìn chung, nhờ kiên trì
thực hiện phương châm phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc
phòng - an ninh và gần đây là chương trình kinh tế biển, đảo, kinh tế
Lý Sơn ngày càng phát triển, giá trị sản xuất trên địa bàn tăng bình
quân hằng năm trên 17,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng ngư nghiệp và thương mại - dịch vụ; văn hóa - xã hội ngày càng
khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ
rệt; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn. Quốc phòng - an ninh
được giữ vững.


Chương trình hành động
trong những năm tới nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa X của
Đảng về chiến lược biển được Huyện ủy Lý Sơn xác định: Tiếp tục phát
huy sức mạnh tổng hợp giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên
địa bàn; huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế, trong đó kinh tế thủy sản là mũi nhọn, cụ thể là: đóng mới và nâng
cấp tàu thuyền đánh bắt hải sản tăng về số lượng và công suất (15 - 20
chiếc/năm), trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đánh bắt xa bờ gắn với
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo; đẩy mạnh khai thác, sơ chế biến hải
sản, nghiên cứu nuôi trồng phối hợp để phát triển kinh tế làm đòn bẩy,
thúc đẩy các ngành khác phát triển; tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 vũng
neo đậu tàu thuyền, thu hút đầu tư vào khu dịch vụ hậu cần nghề cá gắn
với điểm công nghiệp làng nghề ở xã An Hải; nghiên cứu, thử nghiệm để
nuôi trồng số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều
kiện tự nhiên của đảo; quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch biển
đảo, trước mắt đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch; xây dựng và phát
triển một bước quan trọng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên đảo,
nhất là giao thông, cảng, khu neo đậu tàu thuyền và dịch vụ hậu cần
nghề cá, điện, y tế...

Cùng với sự
phát triển kinh tế, đời sống văn hóa - xã hội của Lý Sơn ngày càng khởi
sắc; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; quốc phòng - an ninh
được giữ vững.


Do điều kiện ở xa đất liền, điểm xuất phát
thấp, kết cấu hạ tầng manh mún, chắp vá, nhỏ lẻ, giao thông cách trở,
nhất là về mùa mưa bão, huyện bị cô lập hoàn toàn, khiến công tác chi
viện, bảo đảm điện, nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt đời sống còn gặp
nhiều khó khăn... Vì vậy, để tạo sự thuận lợi hơn cho sự phát triển
toàn diện, huyện cần tỉnh và Trung ương có chính sách hỗ trợ đặc biệt
và những giải pháp đồng bộ, cơ bản, lâu dài. Trước mắt, huyện rất cần
có các dự án phát triển bền vững như: hệ thống điện; mở rộng quy mô
cảng cá; xây dựng mới cảng cập có quy mô tương đối lớn; hệ thống kè
chống sạt lở; các dự án lớn về khai thác, sản xuất, thu mua, chế biến
và cung ứng ngư cụ, thủy hải sản; các dự án về phát triển du lịch...
nhằm dịch chuyển cơ cấu kinh tế, giảm dần sự độc canh trong sản xuất
nông nghiệp trong khi diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp; tổ chức
các lực lượng tuần tra kết hợp làm nhiệm vụ cứu hộ trên biển; đồng
thời, có phương án quy hoạch tổng thể tầm nhìn sau năm 2020, xây dựng
Lý Sơn thành đặc khu kinh tế biển đảo, phát triển bền vững, giàu mạnh,
văn minh và hiện đại ở khu vực duyên hải miền Trung./.

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]