Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Thực hư: Ngài Nam Hải hiện lên giữa cuồng phong 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Thực hư: Ngài Nam Hải hiện lên giữa cuồng phong 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

starfish

starfish
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
Con sóng mịt mùng, những trận cuồng phong dữ dội của biển và người ngư dân kêu cứu. Bỗng lờ mờ thấy một ai đó nâng họ lên.

“Đang lúc mịt mùng vì cuồng phong bão táp, tàu chao đảo dữ dội, chúng tôi chợt thấy lờ mờ một Ông (cá voi) xuất hiện trước mạn thuyền, thêm hai Ông bơi hai bên và một Ông ở cuối mạn để lai dắt tàu…”.

Kình ngư Nguyễn Văn Thiện (35 tuổi, thôn Tây, An Vĩnh, Lý Sơn - Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu QNg 96380 TS kể lại câu chuyện cá voi cứu người sau chuyến ra khơi kinh hoàng lạc giữa tâm bão.

Lạy Ông Nam Hải…

Trong căn nhà nằm sát mé biển của huyện đảo Lý Sơn, đã gần nửa năm kể từ ngày được bình an trở về sau chuyến ra khơi bị lạc giữa tâm bão, anh Thiện vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại:

Sáng 27–9–2009, tàu QNg 96380 TS cùng 14 ngư dân đang neo đậu ở vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bất ngờ nghe tin bão dữ đang ập đến. Cả tàu vội xác định tọa độ, tìm vị trí tâm bão đang cách thuyền chừng 4–5 trăm hải lý.

Cá voi được coi là thần hộ mệnh người đi biển.
Các thuyền viên mừng thầm vì với khoảng cách này, họ dư sức chạy vào đến đất liền. Tuy nhiên, mới chạy 120 hải lý đến tọa độ 15 độ phía Bắc và 109 độ phía Đông chỉ còn cách Lý Sơn chừng 8 hải lý, tàu QNg 96380 TS bất ngờ đứng sựng, lạc vào giữa trận cuồng phong giật cấp 15.

Biển một màu đen kịt. Gió tạt từng hồi, thốc sóng biển vỗ cao quá đầu các thuyền viên. Tấm dòm dù (vật giữ thăng bằng trên biển của ngư dân – PV) vừa thả xuống nước tạo sức kéo bốn mạn thuyền để giữ cho tàu thăng bằng đã bị kéo rách thành từng mảng.

Tàu mỗi lúc một chao đảo mạnh, bị gió kéo rê từng đoạn dài. Mọi nỗ lực trở nên nhỏ nhoi trước bão dữ, con thuyền như chiếc lá tre bị cuốn xiết giữa biển nước mênh mông.

“Hơn 20 năm đi biển, tôi chưa bao giờ lâm vào tình cảnh hiểm nguy như thế. Trong cảnh thập tử nhất sinh, chúng tôi vừa cố gắng cầm bánh lái cho tàu húc thẳng vào các triền sóng để tránh bị đánh úp vào mạn thuyền vừa cùng nhau hét lớn lạy Ông Nam Hải xin cứu vớt” – Anh Thiện kể lại.

“Vừa kêu xong, chưa hết bàng hoàng, bất lực chờ chết, chúng tôi chợt thấy lờ mờ một Ông xuất hiện trước mạn thuyền, thêm hai Ông bơi hai bên và một Ông ở cuối mạn để lai dắt tàu… cứ thế dìu tàu đi giữa tâm bão”.

Gần ba ngày đêm trong tâm bão đến khi biển lặng cũng là lúc tàu anh Thiện cùng các ngư dân bị đánh dạt đến 140 hải lý cách đảo Lý Sơn về phía Đông Nam.

Thêm hai ngày trở về đất liền, lần cập cảng của 14 thuyền viên trên tàu QNg 96389 sau chuyến ra khơi kinh hoàng trong niềm vui vỡ òa của người thân gia đình. “Nếu không có Ông Nam Hải kịp thời cứu giúp, chắc chúng tôi bỏ mạng giữa trùng khơi rồi” – anh Thiện bộc bạch.

Dọc dài giữa con đường, khu dân cư trên huyện đảo Lý Sơn đâu đâu cũng thấy người dân truyền tai nhau câu chuyện cá Ông cứu người. Ở độ tuổi thất thập, ông Lê Tuấn Cát (thôn Tây, An Hải) không quên được kỷ niệm vừa hãi hùng vừa mừng rỡ vì được Ông cứu vớt trong chuyến gặp nạn trên biển.

“Gần 30 năm trước vào sáng ngày 25–8 (âm lịch) năm Kỷ Mùi (1979), khi chèo thúng ra khơi câu mực tôi bất ngờ bị gió bấc thổi mạnh kéo tung ra biển. Tưởng cầm chắc cái chết nhưng vừa kêu tên Ông Nam Hải bất ngờ thúng từ từ nâng khỏi mặt nước rồi tôi thấy hai Ông hai bên đang nhằm hướng đất liền dìu tôi vào bờ an toàn”.

Hay chuyện anh Bùi Văn Thái (29 tuổi, trú thôn Tây, An Vĩnh) may mắn sống sót sau khi bị rớt xuống giữa biển khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.

Rạng sáng ngày 23–11–2008, trong khi cùng 11 ngư dân đang lênh đênh trên biển, anh Thái bất cẩn rơi xuống biển. Trời tối, tiếng máy tạt mạnh khiến anh cố gắng kêu cứu nhưng tất cả thuyền viên trên tàu đều không nghe thấy.

“Đuối sức vì chới với giữa biển nước, tự nhiên tôi thấy phía dưới chân mình một Ông nhô lên và từ từ đưa tôi theo hướng thuyền đã chạy đi để kịp kêu mọi người cứu vớt”.

Lão ngư Ngô Xương (77 tuổi, An Vĩnh), nguyên chủ vạn Vĩnh Thạnh cho biết: Nhiều năm hương khói cho các lăng cá Ông, tôi được nghe và trực tiếp chứng kiến nhiều về câu chuyện các Ngài cứu người.

Lăng Tân trên đảo Lý Sơn.
Với người dân huyện đảo, ra khơi bão táp mịt mù, hiểm nguy là điều khó tránh khỏi nhưng với niềm tin vào cá Ông giúp ngư dân yên tâm dong thuyền đi đánh bắt.

Chuyện Ông đi tu

Theo chân lão ngư Nguyễn Hải (An Vĩnh) - thủ tự lăng Tân, chúng tôi tìm đến Lăng Ông Nam Hải để diện kiến hài cốt Ngài. Lăng được bài trí linh thiêng, ngay chính điện thờ linh vị của Ngài Nam Hải, hai bên thờ tả lý ngư và hữu lý ngư (hai hộ vệ thân cận của Ngài) còn xung quanh thờ các tùy tùng hộ tống khi Ngài vào tu.

“Chúng tôi có lệ, một năm mới mở lăng thăm hài cốt của Ngài một lần vào 20 tháng Chạp. Muốn phá lệ phải làm lễ trình báo, khai tên tuổi, mục đích đến và xin keo Ngài bằng hai đồng tiền. Nếu sấp ngửa nghĩa là âm dương hòa hợp, mới được diện kiến” – ông Hải vừa giải thích vừa vận bộ áo dài khăn đóng để hành lễ trình báo.

Mùi nhang tỏa khắp phòng, ngay phía sau bệ thờ chính diện, bộ ngọc cốt của Ông Nam Hải rất lớn được che phủ bằng tấm vài đỏ gần choáng hết không gian phòng cốt.

Bao năm rồi, cá Ông trở thành vị bảo trợ tinh thần cho các ngư dân trên huyện đảo. Nhiều câu chuyện cá Ông cứu người được ngư dân lưu giữ, truyền tai nhau nghe có vẻ ly kỳ, truyền thuyết nhưng sự trở về của những ngư dân được cứu thoát trong hiểm nguy là rất thực. Nhà sử học làng Phạm Thoại Tuyền

Tương truyền trước lúc Ông vào tu đã báo mộng cho một ngư dân trên đảo. Ba tháng sau, ngư dân này thấy ngoài khơi có nhiều dợn sóng, biết Ngài đã lụy (chết) nên tìm cách dìu vào bờ. Lúc đó Ngài có chiều dài 50m, chiều cao 2m và cân nặng hơn 100 tấn nên bộ ngọc cốt bây giờ được xem là lớn nhất ở Lý Sơn và các tỉnh miền Trung.

Nhà “sử làng” Phạm Thoại Tuyền (An Vĩnh) cho biết: Lăng Tân có hàng trăm năm nay vào khoảng những thập niên cuối thế kỷ XIX. Không giống với các địa phương khác, với người dân huyện đảo khi Ngài lụy có nghĩa là Ngài vào đất liền để tu và cứu giúp ngư dân trên biển...

Theo quan niệm, ai thấy Ngài lụy đầu tiên sẽ đứng ra chủ lễ chôn cất, mặc đồ tang lễ như con trai trưởng. “Đây được xem như một sự kiện trọng đại của thôn làng. Người dân Lý Sơn có câu “Thấy Ngài vào tu như vàng vào tủ”, ý nói ai thấy được Ngài lụy đầu tiên sẽ là người có phúc” – ông Tuyền nhấn mạnh.

Ngày đám tang, dân làng xa gần kéo đến cung nghinh thi thể Ngài vào bờ. Con trai trưởng làm lễ ngỏ ý xin Ngài muốn tu ở đâu, vào giờ nào rồi dùng rượu tắm cho Ngài rồi liệm bằng khăn đỏ để mọi người cùng viếng, hương khói cho Ngài suốt ba ngày liền trước khi hạ huyệt.

Anh Nguyễn Đạt (trú thôn Đông, An Vĩnh) – người trực tiếp mới dìu một Ngài vào tu, kể lại: Không phải muốn chôn cất các Ông ở đâu cũng được.

Cốt Ông Nam Hải Đại Dương tại Lăng Tân được xem là lớn nhất vùng.
Chiều 20 – 7 năm ngoái, tôi cùng con trai đầu lái thuyền ra khơi để lặn ốc liền thấy một Ngài đang lụy để vào tu. Hai bố con liền cho thuyền quay hướng rồi dìu Ngài vào bờ làm tang lễ, mai táng.

Ban đầu tôi định đưa Ngài vào lăng Dạn (thôn Đông, An Vĩnh) để mai táng vì nơi đó gần nhà mình nhưng khi dìu vào gần thuyền chạy thế nào cũng không được. Thấy Ông ngỏ ý về hướng Tây, chúng tôi cho thuyền chạy theo hướng này thì thuyền đi nhanh và nhẹ nhàng hơn nhiều”.

… và xưng tước cho Ông

“Sau khi chôn cất Ngài xong, nghe các vị cao niên truyền lại chúng tôi mới biết sở dĩ Ngài không muốn vào lăng Dạn là do ở đó toàn là những vị có chức tước lớn vào tu” – anh Đạt cho biết thêm.

Xưng tước đã thành tục lệ không thể thiếu trong việc an táng và xây lăng cho các Ông của người dân huyện đảo. Theo lão ngư Ngô Xương: Thường mỗi năm huyện đảo có 1 – 2 Ông vào tu.

Người dân chôn cất, sau ba năm làm lễ bốc cốt, rồi gom góp tiền để xây lăng. Không phải xưng tước ngẫu nhiên cho các Ông lụy vào tu mà phải thành kính xin mới được biết trước khi vào tu Ông đã giữ những chức tước đó…

Chỉ tính riêng trên địa bàn xã An Vĩnh hiện có hàng chục lăng cá Ông lớn nhỏ, như: lăng Tân, lăng Chánh, lăng Thứ, chùa Âm Hồn, lăng Cồn… thờ các Ông Nam Hải Đại Dương, Thượng đẳng Ngọc Linh, Thượng Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần, Thần cận vệ và hàng loạt chức tước khác. Trong đó Đại Dương là vị lớn nhất trong số những vị đã vào đảo tu.

Niềm vui của người thủy thủ thoát chết nhờ ông Nam Hải.
Ông Lê Tà – chủ lăng Vĩnh Hoà (thôn Đông, An Vĩnh) cho biết: Không phải người dân nhiều – ít tiền mà xây lăng lớn nhỏ. Điều quan trọng phụ thuộc vào chức tước của Ông để có khuôn viên phù hợp.

Sở dĩ khuôn viên chánh điện của lăng nhỏ hơn so với lăng Tân vì nơi đây thờ bà Thượng đẳng Ngọc Linh (cấp dưới của Đại Dương). Chúng tôi quan niệm đã cấp dưới thì không thể có lăng thờ lớn hơn so với cấp trên nên phải xây theo như thế.


Cốt Ông Nam Hải lớn nhất Đông Nam Á ?

Huyện Lý Sơn vừa có kiến nghị tỉnh và các bộ ngành trung ương cho chủ trương xây dựng Nhà truyền thống văn hóa biển để phục hồi và lưu trữ các hoạt động, lễ hội, phong tục của người dân huyện đảo về biển đảo.

Trong đó, sẽ tiến hành trưng bày bộ cốt cá Ông Nam Hải để bảo tồn và phục vụ hoạt động du lịch, tín ngưỡng của người dân, du khách.

Chúng tôi đã xem xét có khả năng cốt Ông Nam Hải còn lớn hơn cốt cá Ông ở Phan Thiết được xem lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.

Ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn.

Theo Tiền Phong

http://letot.chaoban.info

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]