Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Tổng Hợp chung về làng An Hải! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Tổng Hợp chung về làng An Hải! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Tổng Hợp chung về làng An Hải! Empty Tổng Hợp chung về làng An Hải! Wed Sep 16, 2009 6:09 pm

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
LÀNG AN HẢI

Phan Đình Độ

Làng
An Hải ngày nay là xã An Hải thuộc huyện đảo Lý Sơn, là một làng quê
còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người
Việt trong quá trình di cư vào phía nam khai phá định cư. Qua thư tịch
và phả hệ của một vài dòng họ tiền hiền ở An Hải cho biết, làng An Hải
được người Việt khai phá định cư vào đầu thế kỷ XVII (khoảng năm 1602)
khi 7 vị tiền hiền ở vùng An Hải (nay thuộc xã Bình Châu, huyện Bình
Sơn) ra đảo khai hoang lập nghiệp, định cư lâu dài. Trải hơn 400 năm
khai phá và xây dựng quê hương, làng An Hải đã không ngừng bồi đắp, giữ
gìn truyền thống, tạo nên một làng còn nhiều giá trị văn hóa truyền
thống khá đặc sắc ở Quảng Ngãi.


mốc thời gian ngoài Việt tiến ra đảo lập làng là đầu thế kỷ XVII, nhưng
trước đó vùng đất thuộc làng An Hải là nơi cư trú của người Sa Huỳnh
xưa. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện, khai quật di chỉ cư trú của cư
dân Sa Huỳnh tại suối Chình (làng An Hải) kết quả thu được nhiều mộ
táng bằng nồi đất và nhiều mảnh gốm thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cách
ngày nay khoảng 2000 năm. Qua nghiên cứu bước đầu các nhà khoa học đã
khẳng định cư dân cổ suối Chình có sự tụ cư liên tục phát triển từ sớm
đến muộn và có đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng phong phú. Và từ
các hiện vật như mảnh gốm Hán, loại bình gốm hình trứng mang phong cách
Trà Kiệu và đồ trang sức cho thấy cư dân suối Chình xưa đã có sự giao
lưu buôn bán trao đổi và có một trình độ thẩm mỹ cao.

Theo
ký ức của những cụ già cao tuổi thì làng An Hải ngày nay không khác
ngày xưa mấy. Vẫn những tòa dinh miếu cổ xưa được phân bố đều khắp
trong làng, những xóm nhà chìm khuất dưới rặng dừa xanh ngút ngàn được
che chắn bởi dãy núi Thới Lới hùng vĩ, tạo nên một làng quê yên bình và
cổ kính. Điều hết sức đặc biệt là do các vị tiền hiền là những cư dân
nông nghiệp ra đảo lập nghiệp nên qua bao đời người dân An Hải vẫn coi
trọng nghề làm nông nghiệp trồng hành tỏi, nên những hoạt động văn hóa
tín ngưỡng biểu hiện rất rõ nét tính chất của những cư dân nông nghiệp.

Làng
An Hải không những được biết đến bởi các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng,
lễ hội truyền thống sôi động và hấp dẫn mà còn được biết đến bởi hệ
thống di tích đình, đền, chùa, dinh miếu được phân bố khắp làng như:
Dinh Tam tòa thờ tam phủ, Dinh Bà thờ thần Thiên yana, lăng Ông thờ
thần Nam Hải (cá Ông), dinh Bà chúa Vàng, chùa Từ Quang, miểu Thần Nông nhưng
quan trọng và có giá trị hơn cả là cụm di tích kiến trúc ngôi Đình làng
và nhà thờ tiềân hiền cùng với miếu thành hoàng làng. Quần
thể kiến trúc đình làng An Hải là một di tích kiến trúc hết sức có giá
trị trong việc nghiên cứu tín ngưỡng của người Việt xưa ở An Hải nói
riêng và Lý Sơn nói chung, cũng chính tại đây là nơi diễn ra những sinh
hoạt lễ hội chính hàng năm của nhân dân làng An Hải.

Làng
An Hải không những nổi tiếng với những giá trị văn hóa truyền thống
biểu hiện qua các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, hội hè mà còn nổi
tiếng với những thắng cảnh thiên nhiên có tiềm năng phát triển du lịch
sinh thái của huyện Lý Sơn. Được hình thành do quá trình phun trào nham
thạch của các núi lửa, rồi sự xâm thực của biển vào các vách núi trong
thời kỳ biển tiến đã tạo nên ở Lý Sơn những cảnh đẹp hết sức kỳ thú.
Đặc biệt tại làng An Hải có nhiều cảnh đẹp mà bất cứ một du khách nào
khi đặt chân đến cũng phải khen ngợi.

Thắng
cảnh chùa Hang - Hang Câu (di tích được Bộ VHTT xếp hạng di tích Quốc
gia năm 1995): Nằm ở phía đông bắc của núi Thới Lới, trên bờ biển đẹp,
chùa có tên là Thiên Khổng Thạch Tự, là kết quả của sự xâm thực của
sóng biển vào núi Thới Lới tạo nên một hang động lớn ăn sâu vào núi và
có dạng như hàm ếch rộng chừng 480m2. Vòm hang
cao phẳng lỳ và cong như một cánh cung, nên từ thời người Việt ra đảo
định cư họ đã biết tận dụng hang động này để tạo ra một ngôi chùa đẹp
để thờ Phật và phủ lên nó những sự tích, truyền thuyết để tạo thêm vẻ
đẹp huyền ảo cho thắng cảnh. Trong hang rất kín
gió và yên tĩnh, vì hang sâu so với mặt đất ngoài hang chừng 3 mét. Nên
khi bước vào hang hơi lạnh của hang động làm cho người rất dễ chịu và
có cảm giác thanh thản lạ thường. Hiện nay tại chùa Hang là nơi sinh
hoạt tín ngưỡng chính của các tín đồ đạo Phật của huyện Lý Sơn.

Thắng
cảnh vũng Mù Cu: Nằm ở phía đông của làng An Hải. Vũng Mù Cu có diện
tích tương đối rộng, là nơi neo đậu thuyền của ngư dân trong làng, đựơc
tạo thành giữa cồn cát che chắn phía tây và hòn Mù Cu phía nam cách bờ
chừng 1 km. Vẻ đẹp của thắng cảnh vũng Mù Cu được tô điểm bởi bờ vũng
cong như cánh võng với những dãy nhà thấp thoáng dưới rặng dừa xanh
ngát và cây phong ba tỏa bóng, che chắn vươn cành ra biển. Trên bờ vũng
Mù Cu còn tồn tại nhiều di tích lịch sử và kiến trúc tín ngưỡng như:
Nhà Pha - nơi giam giữ những người cộng sản ở Lý Sơn và cây đèn biển
(đèn pha) cao 50m được xây dựng từ thời Pháp thuộc, đêm đêm chiếu sáng
dẫn đường cho tàu thuyền qua lại trên biển. Cách nhà Pha chừng 1km, gần
cồn cát chắn sóng tự nhiên của vũng phía tây là dinh thờ cá Ông (Đông
Hải lăng) được xây dựng vào năm 1823 để thờ cá Ông của ngư dân trong
làng và cách lăng Đông Hải về hướng đông chừng 500m là lăng thờ thần
Thiên Yana. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo với một số di
tích có giá trị lịch sử - văn hóa tại vũng Mù Cu đã tạo nên một thắng
cảnh đẹp, thơ mộng, tô điểm thêm vẻ đẹp cho làng quê An Hải.

Thắng
cảnh hang Cò: hang Cò thuộc xóm Tây xã An Hải. hang Cò được tạo nên bởi
sự xâm thực của biển vào thềm lục địa, tạo nên những hang động nhỏ để
loại cò cư trú nên người dân thường gọi là hang Cò. Hang Cò đẹp bởi
những bàn than đá nhấp nhô dưới sóng biển chỉ cách bờ vài chục mét.
Những bàn than đá nhìn xa tựa như một con cua đá
nổi lên mặt biển và tiến vào bờ. Đối diện bàn than đá trên bờ là dinh
Tam Tòa thờ tam phủ, thần Bạch mã thái giám và thờ thuyền đua của xóm.
Dinh có kiến trúc hình chữ nhị, được xây bằng đá và vôi tam hợp trên
diện tích khá rộng. Xung quanh lăng còn nhiều cây sợp và cây phong ba,
thân cây to lớn, tỏa bóng mát bao trùm cả dinh thờ.

Thắng
cảnh suối Chình: Đây là dòng suối cổ bắt nguồn từ lòng núi Thới Lới
theo đường uốn lượn chảy ra biển, dài khoảng 1 km. Suối chình là nơi
phát hiện di chỉ khảo cổ học về vết tích cư trú của cư dân cổ của người
Sa Huỳnh trên đảo. Hiện nay dòng suối đã tắt nhưng nhìn thấy rất rõ
mảng màu xanh của lòng suối uốn lượn từ chân núi Thới Lới ra đến tận
mép bờ biển khá đẹp.

Làng
An Hải qua bao đời tụ cư sinh sống của cư dân Việt từ vùng Bắc bộ vào
Quảng Ngãi và tiến ra đảo Lý Sơn đã lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cổ
truyền của người Việt. Những giá trị văn hóa còn lưu giữ tại làng An
Hải ngày nay còn được tăng thêm giá trị khi người Việt ở làng An Hải
xưa đã biết tiếp thu chọn lọc vốn văn hóa của người Chămpa để phục vụ
cuộc sống mưu sinh tại vùng đất mới, làm phong phú thêm vốn văn hóa của
mình. Điều đó minh chứng cho sự đan xen, hòa hợp
nhau giữa 2 nền văn hóa Chămpa - Đại Việt một cách nhuần nhuyễn tại một
làng quê hải đảo.

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]