Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Mẹ Phẩm ở đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Mẹ Phẩm ở đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Mẹ Phẩm ở đảo Lý Sơn Empty Mẹ Phẩm ở đảo Lý Sơn Mon May 31, 2010 5:48 pm

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Cách đất liền 15 hải lý, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Phẩm 85 tuổi sống ở Đảo Lớn, có chồng và con trai độc nhất đã vĩnh viễn không trở về với mẹ vì ngày độc lập của non sông.

"Tình mẹ như Đảo Lớn”, đó là câu nói của anh Nguyễn Đạo - Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Lý Sơn; khi tôi gặp anh vào một chiều tại Đảo Lớn. Anh đưa tôi đến thăm nhà mẹ Trần Thị Phẩm tại Khu 2, xã An Vĩnh. Trong căn nhà tình nghĩa không rộng, nhưng ngăn nắp gọn gàng, Mẹ tiếp chúng tôi rồi chỉ tay về hướng bàn thờ nói: “Sau khi mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì Nhà nước xây tặng nhà cho mẹ cách đây hơn 10 năm, nhờ đó mà có nơi thờ tự, mưa gió mẹ đỡ lo!".



Mẹ Phẩm ở đảo Lý Sơn CD18-501L
Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Phẩm ở đảo Lý
Sơn.

Mẹ Phẩm ở đảo Lý Sơn CD18-502L
Mỗi lần nhớ chồng nhớ con Mẹ lại
đem di ảnh của anh Thiên ra ngắm.

Mẹ Phẩm ở đảo Lý Sơn CD18-503L
Những trái mãn cầu chín đầu mùa
trong vườn Mẹ để dành để cúng cho 2 cha con.

Mẹ Phẩm ở đảo Lý Sơn CD18-504L
Nhờ có sức khoẻ tốt nên Mẹ
vẫn sớm hôm tự lo liệu được việc nhà.

Mẹ Phẩm ở đảo Lý Sơn CD18-505L
Ngọn núi cao nhất ở Đảo Lớn là nơi
mẹ Trần Thị Phẩm vẫn thường đến để liên lạc với cán bộ
từ
đất
liền ra công tác trong thời kì chiến tranh.

Mẹ Phẩm ở đảo Lý Sơn CD18-506L
Một góc bình yên và trù phú trên
đảo Lớn hôm nay.

Mẹ kể với tôi về cuộc đời của mẹ, mẹ là con thứ trong gia đình đông con, mới 14 tuổi đầu phải chịu cảnh cơ cực. Thời đó nhà nghèo xơ xác vì chiến tranh, mẹ phải làm mướn, suốt ngày đi mót hành, tỏi… bán kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Đầu năm 1945, những người hoạt động cách mạng trên đảo khuyên: “Phẩm nên cùng chúng tôi hoạt động cho cách mạng đi!”. Vậy rồi mẹ theo các anh và được các anh giao cho nhiệm vụ làm liên lạc, rồi sau đó làm Hội trưởng phụ nữ xã.

Mẹ Phẩm lúc đó hoạt động như con thoi, lúc thì giao công văn, rồi nhận tin cán bộ từ đất liền ra đảo… Với chiếc thuyền nan, một mình mẹ lặng lẽ chèo hơn 7km từ Đảo Lớn qua Đảo Bé móc nối với cơ sở. Thời đó đình, chùa, hang đá mẹ đều cài đặt cơ sở. Trong quá trình hoạt động, thấy cô Phẩm nhanh nhẹn, có người thanh niên tên là Phạm Chánh, cán bộ công an xã, ngỏ lời yêu. Đến mùa thu năm 1950 hai người tổ chức cưới nhau. Sau năm đó, mẹ sinh đứa con trai đầu lòng. Hai người đặt tên con là Thiên.

Thời kỳ 1950-1954 địch tăng cường lùng sục những vùng hẻo lánh. Địa bàn đảo Lý Sơn cũng là tâm điểm địch tìm kiếm những người cán bộ hoạt động nằm vùng. Và chồng mẹ đã sa vào tay giặc, rồi bị chúng đày ra nhà lao Đà Nẵng. Tại đây chúng tra tấn đánh đập dã man, nhưng chồng mẹ không hề khai báo. Nhân đêm Noel 1951, lợi dụng cơ hội bọn cai ngục say sưa ăn nhậu, ông cùng một số cán bộ đã tổ chức vượt ngục thành công. "Hồi đó khổ quá con ơi…! Ổng bị tù, một mình mẹ vừa lo con nhỏ dại, vừa công tác. Nhờ có anh em, đồng bào giúp đỡ mẹ mới vượt qua được"- mẹ nói với tôi trong nỗi nhớ không phai mờ! Rồi chồng của mẹ cùng với nhiều cán bộ khác tập kết ra miền Bắc.

5 năm sau (tháng 10/1960) chồng mẹ trở về Nam . Mẹ biết tin đó, nhưng làm sao gặp được. Và định mệnh đã được an bài, trên đảo lúc này bọn giặc cũng đã bớt truy lùng. Vào buổi chiều cuối năm 1960, ông Chánh về nhà thăm vợ con. Trong niềm vui tràn ngập, ông ôm đứa con trai yêu quý vào lòng, tâm sự với vợ: "Trong khoảnh khắc bình yên này, chúng ta không thể chủ quan được. Địch có nhiều âm mưu lắm, nên mình luôn phải cảnh giác… Cách mạng rất cần những người như chúng ta, em phải cố gắng…!"

Sum họp cùng gia đình được vài hôm, rồi chồng mẹ trở lại đất liền công tác. Sau đó mẹ cũng gửi đứa con trai ra ở với người thân tại Đà Nẵng để đi học còn Mẹ ở lại đảo một mình công tác và thỉnh thoảng nhận được tin chồng con bình an, mẹ vui lắm! Trong niềm vui đó được nhân lên, con trai mẹ học giỏi và rất ngoan.

Cuộc chiến ngày càng khốc liệt, từ Đảo Lớn cứ đêm đêm mẹ nhìn vào đất liền thấy ánh chớp của pháo nổ liên hồi, mẹ lo cho anh em cùng chồng của mẹ trong đó. Rồi tin dữ đến với mẹ, có người từ đất liền ra báo tin, chồng mẹ đã hy sinh trên đường công tác vào sáng một ngày đầu tháng 5/1962. Trong niềm đau quá lớn, mẹ chỉ còn niềm an ủi của đứa con trai. Nhưng với con, mẹ cắn răng dấu biệt, không cho con biết về nỗi đau mất cha.

Đến một ngày, con trai mẹ đậu tú tài toàn (tốt nghiệp cấp 3), trở về đảo trong kỳ nghỉ hè, mới biết tin cha đã hy sinh trong một trận chiến không cân sức tại chiến trường Gò Đá, huyện Bình Sơn. Mẹ con ôm nhau nức nở: "Con không ra lại Đà Nẵng nữa đâu, vì ngoài ấy bây giờ bọn chúng bắt lính nhiều lắm! Con ở nhà với mẹ vài hôm, rồi con đi bộ đội để trả thù cho cha!"- nước mắt lưng tròng, Thiên nói với mẹ.

Cũng chiếc thuyền nan ấy, chiều đó hai mẹ con chèo qua Đảo Bé. "Mẹ cứ yên tâm, đừng lo gì về con. Con ra đi còn có anh em đồng đội, có đồng bào che chở đùm bọc. Mẹ ở lại giữ gìn sức khỏe và lo công việc trên đảo cho tốt…"- Thiên nói với mẹ, cùng lúc thuyền vừa cập bến!

Tiễn con chỉ có gói quà nhỏ, cùng nụ hôn lên mái đầu, trong nắng vàng của chiều cuối tháng 3/1969. Trước khi chèo thuyền trở về Đảo Lớn, trong sóng gió của biển bà thỏ thẻ với con: "Những điều cha con dặn mẹ ngày xưa, rồi hôm này con nói cũng giống vậy, mẹ không bao giờ quên. Nhưng con ra đi phải giữ gìn sức khỏe, làm việc tốt. Sống với anh em, đồng bào trong đất liền, phải làm sao cho mọi người thương con nghe!". Rồi cuối cùng mẹ con cũng tạm chia tay, nơi đất liền đang cần anh, chiến tranh đang ngày càng khốc liệt.

Trong trận chiến đấu ngoan cường cùng đồng đội vào ngày 20/10/1972, Đơn vị pháo binh của Phạm Hồng Thiên đã bắn rơi 3 máy bay Mỹ đang đổ bom hủy diệt làng Sơn Quang, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Trận này anh bị thương quá nặng, mất máu nhiều, anh hy sinh chiều ngày 21/10 năm đó.

Kể đến đây Mẹ Phẩm nhìn ra hướng biển xa xăm. Tôi biết nỗi thương nhớ chồng con chắc mẹ giờ này chẳng nguôi đâu! "Cách đây 5 năm, nhớ ngày đưa hài cốt hai cha con từ đất liền về an táng tại nghĩa trang Hòn Dung ở Đảo Lớn. Cán bộ cùng bà con trên đảo đến an ủi mẹ đông lắm! Mẹ cũng vơi đi nỗi buồn…"- mẹ kể cho tôi và anh Đạo cùng nghe! Rồi mẹ chỉ cho tôi xem mẹ vừa được trao Huy hiệu 40 tuổi Đảng treo trên bức tường cùng với các bằng liệt sỹ, huân, huy chương.

Mẹ chẳng bao giờ cô đơn, những người đang sống trên đảo hôm nay mãi mãi suốt đời ghi nhớ công ơn của mẹ. Rồi cả đàn con của mẹ, đó là huyện đội Lý Sơn luôn luôn bên mẹ, phụng dưỡng mẹ suốt đời. Và, hôm nay trong niềm vui sau 35 năm giải phóng, huyện đảo Lý Sơn mãi mãi tri ân, vinh danh mẹ - Bà mẹ VNAH duy nhất trên Đảo Lớn của miền Trung./.



Huyện
đảo Lý Sơn có diện tích khoảng khoảng 9,97 km²,
dân số hơn 20.000

người sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản,

trồng tỏi và các loại hoa
màu.
Trong chiến tranh toàn huyện có 474 hộ gia đình có
công với
Cách mạng
(chiếm 10,45% hộ của huyện), 51 liệt sỹ (của
50
gia đình),

48 thương bệnh binh và 1 Bà mẹ
Việt Nam anh hùng là Mẹ Trần Thị Phẩm (có 2 người thân
là liệt sĩ).

[/size]

nguồn: http://vietnam.vnanet.vn/Internet/vi-VN/49/130/6/31813/5/2010/Default.aspx

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]