Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
"Lão gù" lấn biển 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
"Lão gù" lấn biển 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1"Lão gù" lấn biển Empty "Lão gù" lấn biển Wed Sep 16, 2009 5:33 pm

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
"Lão gù" lấn biển

TP - Ngót mười năm nay, lão gù Trần Minh Lý miệt mài
xe đá lấn biển Đông, cơi nới thêm cho hòn đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thêm
rộng dài vững chãi trước sóng gió. Bắt chước lão, nhiều người cũng làm
theo.


"Lão gù" lấn biển ImageView
Lão gù Trần Minh Lý miệt mài lấy đá lấn biển
“Người ta gọi tôi là lão gù. Tôi thì thấy mình như cây xà beng bị oằn cong khi vần những tảng đá lớn...” - Lão gù ví von.

Gù lưng vì đá

Những cơn sóng xô vào sườn đá mới xây làm tung lớp bọt
trắng xóa. Công việc của lão gù bây giờ là trát xi măng, láng nền,
trồng thêm cây xanh vào khoảng diện tích vừa lấn ra biển. Đời lão bị
cái nghiệp đá đeo đuổi, từ lúc hãy còn trẻ lắm, lão đã ăn dầm ở dề
quanh những mỏm đá của huyện đảo Lý Sơn.

Lão nhớ lại cái ngày không được vui, khi lão 15 tuổi,
vẫn mưu sinh dọc những triền đá. Ngày đó lão tốt tướng, cơ bắp chứ
không mang thân hình như bây giờ. Đang vần tảng đá to ụ, tự nhiên lão
nghe cái “cắc” dọc sương sống.

Biết chuyện chẳng lành, nhưng nhà nghèo, không có điều
kiện chạy chữa, lão đành chịu đựng. Năm năm sau, vết thương đó biến
chứng, bẻ quạt tấm thân to khỏe của lão xuống, một cục u to tướng xuất
hiện đằng sau - lão biết mình đã bị gù.

“Số phận mình thế, biết trách ai. Nếu trách thì ngay
từ đầu tôi đã không lao vào nghiệp đá. Nhưng nhà con một, chỉ học ở
huyện đảo hết cấp một, không được đi học xa thì lấy đá làm cơ nghiệp
thôi. Được cái, dù gãy lưng nhưng chí ít tôi vẫn có sức khỏe và vẫn lại
gắn bó với đá” - Lão gù Trần Minh Lý (thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn) tâm
sự về tuổi thơ nhọc nhằn của mình.

Ít chữ nghĩa, nhưng lão lại tính toán rất giỏi. Những
phép tính được lão quy cụ thể bằng chiều cao, bề rộng của khối đá, bằng
cách tính con nước, lúc trăng lên hay những đợt thủy triều - đó là khi
lão bắt tay vào lấn biển - gần 10 năm rồi lão gù Trần Minh Lý vẫn kiên
trì lấn biển.

“Ngày đầu biết tôi lấn biển, ai cũng nói tôi gàn, nhất
là vợ con tôi, ai cũng can ngăn vì nghĩ rằng sức đâu đủ để đánh cược
với sóng biển, để vần nổi những tảng đá kia. Nhưng tôi đã quyết là
làm”.

Năm 2000, lão được biết đến là người tiên phong trong
việc lấn biển ở huyện đảo Lý Sơn. Những cộ đá (xe kéo đá như loại xe
bò) được lão kéo giữa đường huyện khiến không ít người tròn mắt, ngạc
nhiên. Dáng gù của lão choãi mình kéo những chuyến xe nặng trịch. “Ngày
đó chưa có xe bán tải, nên mọi việc đều phải dùng cộ hết, mỗi cộ cũng
được vài tấc đá” - Lão kể.




"Lão gù" lấn biển ImageViewHuyện
luôn có chủ trương khuyến khích các hộ dân trên địa bàn lấn biển, nhất
là ở khu vực đảo bé (xã An Bình). Đến nay có một số hộ đang lấn biển ở
Lý Sơn, trong đó ông Trần Minh Lý là người tiên phong
"Lão gù" lấn biển ImageView

Ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn
Ngày nào cũng thế trong gần 10 năm vần đá lấn biển.
Bốn giờ rưỡi sáng, lão đã có mặt ở những núi đá. Đập, táng, khuân lên
xe rồi lại kéo về nhà. Có lúc gặp những khối đá khổng lồ, lão phải thuê
thêm 5 - 6 người mới đủ sức đánh vật với chúng.

Vận chuyển được đá đã khó, đưa chúng xuống dưới biển
cho đúng vị trí lại càng nhọc sức hơn. Mọi phép tính phải được thực
hiện bài bản, đúng quy trình, không được phép hấp tấp, vội vã. Ban đầu
phải xác định vị trí - lão đúc rút kinh nghiệm - đưa những tảng đá hộc
xuống, rồi lợi dụng con nước, cho thêm những tảng đá khác, sau khi khá
ổn thì cho những viên đá nhỏ hơn, chèn vào, tạo thành một khối kết dính
chặt chẽ.

Nói là thế, nhưng làm là cả một quá trình, không ít
lần lão điên mình đến phát khóc “Cả một buổi vần đá, lấn biển đến sáng
hôm sau ra nhìn thì sạch trơn vì thủy triều bất ngờ ngốn hết số đá hôm
trước, thế là mất bao nhiêu công”.

Lấn biển kiêng nhất mùa đông. Các kế hoạch phải được
hoàn thành trước đó, làm cẩn thận và chắc chắn từng giai đoạn trước mùa
đông vì đến mùa này hầu như không làm được gì do sóng rất mạnh, sẵn
sàng cuốn trôi tất cả. Bởi vậy, mỗi năm làm cật lực, tối đa cũng chỉ
lấn được khoảng mươi mét.

Chìa bàn tay sần sùi, chai sạn, lão kể không ít lần
cùng mọi người vần đá xuống biển, người xà beng, lão luồn tay xuống
phía dưới, hò dô ta cho đúng nhịp, bất ngờ chiếc xà beng bị cong gập vì
khối lượng quá lớn, cả tảng đá lại lật nhào về phía cũ, như bằm nát cái
bàn tay tội nghiệp của lão. “Ông trời cũng thương, cho mình có cơ hội
thực hiện ý tưởng, nên chữa trị hơn tuần là đỡ và lại làm”.

Tiền tỷ... đổ xuống biển

Giờ đây bước vào tuổi 60, nhìn lại gần mười năm, lão
gù Trần Minh Lý đã lấn ra biển được hơn 70 mét. “Không chỉ mồ hôi công
sức, mà có cả tiền tỷ đổ xuống đó chú ạ” - Lão cười tâm sự.

Lão tính vanh vách, một tảng đá hộc có giá chừng 50
ngàn đồng, công vận chuyển về đến nhà chừng 30 – 40 ngàn... Rồi tiền
công thợ, những năm đầu mỗi công thợ chỉ có 90 ngàn đồng, nhưng hai năm
trở lại đây phải mất đến 120 ngàn mỗi công.

Cứ thế, nhân lên cho chiều dài 70m và chiều cao gần
chục mét, so ra thì cũng phải ngốn tiền tỷ chứ không ít. Số tiền kiếm
được từ những lần làm thêm, hay công việc buôn bán của vợ lão đều cho
theo những khối đá... đổ xuống biển.

“Ban đầu tôi chưa nhiều kinh nghiệm nên mùa đông cũng
làm, không kè chặt nên bị sóng biển ngốn hết. Những lúc như thế, tôi
nhìn ra mà tiếc đến chảy nước mắt, tiếc công, tiếc của, đưa được từng
khối đá xuống đâu phải dễ”.

Như năm 2001, gần đổ tới điểm quy định thì bị sụt, hơn
30 khối đá của lão cứ thế tuột mất ra biển. Từ đó lão làm cẩn thận,
tính toán đến từng chi tiết nên mức thiệt hại giảm đáng kể. Bắt chước
lão gù, bốn năm trở lại đây, nhiều người trên đảo cũng tham gia lấn
biển, trong đó em ruột lão là Trần Minh Hòa. Lão lại đem kinh nghiệm ra
bày cho mọi người.

Tổ tiên đã từng được cắt cử ra tuần thú Hoàng Sa, quần
đảo máu thịt của Tổ quốc Việt Nam, dân Lý Sơn gan góc số một. “Người Lý
Sơn chúng tôi suốt đời sống giữa biển khơi sóng gió nên ai cũng dạn dày
thiện chiến, từ bắt tôm cá tới lặn biển mò hải sâm.

Lấn biển cũng là một cách thử thách sự kiên trì của
người dân đảo, vừa chống xói mòn, lại làm to đẹp hơn hòn đảo này. Gần
trăm mét lấn biển, tôi nghĩ đó chưa phải là con số cuối cùng, bởi đảo
được cơi nới, nhất là khi dân số trên đảo mỗi ngày một nhiều thêm thì
việc lấn biển chắc sẽ phổ biến sau này” – Lão tâm sự.

Cho những dự định lớn


"Lão gù" lấn biển ImageView
và trước thành quả cơi nới ra biển sau 10 năm. Ảnh: Nguyễn Huy

Mới đây, huyện đảo Lý Sơn có quy định tạm dừng công
việc lấn biển tự phát của người dân để phục vụ cho dự án lớn làm đê
bao ven biển.

“Nếu cần, tôi sẽ góp mình phục vụ công việc làm bờ kè
chóng xói lở của huyện”, vừa chăm chút thành quả của mình trên diện
tích trước đây chỉ là sóng vỗ, lão gù vừa nói chắc nịch.

“Vì gần cầu cảng, trước mắt tôi sẽ mở quán cà phê cho
các ngư dân và những người đón tàu ra vào huyện đảo có dịp nhâm nhi để
bắt đầu công việc của mình” - Lão ấp ủ.

Dự kiến mọi việc sẽ bắt đầu vào tháng 5 tới. Hơn nữa,
như tính toán của lão gù, ngoài việc cơi nới và chống biển xâm thực lấy
mất đất của đảo, thì với Khu kinh tế Dung Quất và nhà máy lọc dầu, kéo
theo nhiều sự phát triển kinh tế khác, Lý Sơn sẽ là một trong những
điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch.

Diện tích nhô ra biển thế này sẽ lý tưởng cho việc xây
dựng những cơ sở ăn nghỉ, giải trí lành mạnh, khiến cho khách du lịch
sẽ kéo đến Lý Sơn nhiều hơn.

Anh con trai của lão là Trần Minh Kháng, vừa tốt
nghiệp Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Ngãi, khoa Cơ khí cũng lăn vào giúp bố
hoàn thành những công việc cuối cùng của quá trình lấn biển: đổ nền,
xây bờ tường, trồng cây...

“Nếu được em cũng mở cửa tiệm cơ khí vì nhu cầu ở huyện cũng rất nhiều, có thể sửa thuyền cho bà con”- Kháng cho biết.

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]