Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Tỏi Việt không được gắn nhãn Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Tỏi Việt không được gắn nhãn Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

╬khoadkt╬

╬khoadkt╬
Cựu BQT
Tỏi trồng ở Lý Sơn, nước mắm làm ở Phan Thiết… chưa chắc đã được phép ghi đúng nguồn gốc.

Mới đây, Công ty TNHH Nhân Việt (TP Quảng Ngãi) bị cho là đã vi phạm nhãn hiệu của Hội Sản xuất, kinh doanh và chế biến hành-tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi). Hội này đã được cấp bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tập thể “Tỏi Lý Sơn” từ năm 2007. Trong khi đó, từ năm 2009, tỏi của Công ty Nhân Việt lấy tên “Tỏi Việt Lý Sơn - Quảng Ngãi”.

Phải tuân thủ điều kiện chung

Bà Lê Thị Thu Đông, Giám đốc Công ty TNHH Nhân Việt (TP Quảng Ngãi), cho biết tuy công ty không có cơ sở sản xuất, trồng tỏi tại đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) nhưng tỏi mà công ty bán ra được trồng ở Lý Sơn. Từ năm 2009, công ty đã xây dựng nhãn hiệu riêng của công ty là “Tỏi Việt” chứ không dùng cụm từ “Tỏi Lý Sơn”. Để cung cấp thông tin thêm về nguồn gốc sản phẩm, công ty đã để thêm dòng chữ “Lý Sơn - Quảng Ngãi” với khổ chữ nhỏ hơn, nằm bên dưới dòng nhãn hiệu “Tỏi Việt”. Khi cơ quan chức năng xử lý vụ việc, bà có hỏi cách làm thế nào để có thể vẫn ghi được xuất xứ tỏi Lý Sơn cho người tiêu dùng biết mà không vi phạm nhãn hiệu của hội thì cơ quan này lại hướng dẫn cho bà ghi dòng chữ “Lý Sơn - Quảng Ngãi” cách hàng chữ “Tỏi Việt” xa hơn chút nữa là được! Điều mà bà Đông băn khoăn nhất là “Chúng tôi lấy tỏi từ Lý Sơn thì ghi là Lý Sơn, chẳng lẽ lấy tỏi từ Lý Sơn mà ghi Lý khác!”.

Ông Hoàng Văn Tân, Cục phó Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), khẳng định không phải trường hợp nào cũng được ghi đúng nguồn gốc sản phẩm. Với những địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể thì tổ chức, cá nhân muốn dùng địa danh này phải tuân thủ điều kiện sử dụng chung của tập thể, địa phương. Trong đó có thể gồm quy trình chung về trồng sản phẩm, chăm sóc, thu hoạch… và phải được chứng nhận là đã thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Không phải sản phẩm có nguồn gốc ở đâu thì doanh nghiệp được quyền ghi tên địa danh đó. Cá nhân, tổ chức có sản phẩm ở địa phương đó nhưng không đáp ứng được điều kiện về sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể thì không được sử dụng địa danh đó cho sản phẩm. Quy định này nhằm đảm bảo không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Ông Tân cho biết để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, có thể ghi thông tin về nguồn gốc sản phẩm, nơi sản xuất nhưng phải đặt ở vị trí khác trên bao bì, có thể ghi chung với thông tin về hàm lượng, cách dùng, hạn sử dụng… Cách ghi cũng phải rõ ràng, đặc biệt là không được “bố trí” các thông tin này ngay nhãn hiệu vì sẽ dễ gây nhầm lẫn.

Nhiều địa danh đã được bảo hộ

Cục Sở hữu trí tuệ đã từng tập hợp được 220 sản phẩm - địa danh. Đây là những sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ có danh tiếng trên cả nước, có tên gọi gắn liền với địa danh, ví dụ như nước mắm Phan Thiết, tranh Đông Hồ, lụa Hà Đông, rượu Làng Vân, bưởi Tân Triều… Trong số đó, đến nay chỉ mới có 19 địa danh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, bưởi Đoan Hùng, thanh long Bình Thuận…). Muốn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì phải xác định được đặc trưng riêng của sản vật đó có gì khác biệt so với sản phẩm cùng loại ở địa phương khác, điều kiện địa lý, khí hậu đặc trưng riêng của địa phương đó ảnh hưởng đến sản phẩm như thế nào… Đây là điều khá khó khăn. Vì vậy, để bảo vệ tên gọi gắn với địa danh, nhiều hội nghề tại địa phương đã đăng ký bảo hộ độc quyền dưới dạng nhãn hiệu tập thể. Đến nay đã có khoảng 30 địa danh được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể như tỏi Lý Sơn, lụa Hà Đông, bánh đậu xanh Hải Dương, bưởi Phúc Trạch, kẹo dừa Bến Tre, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn - Vĩnh Kim…

Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý các địa danh trên để khi ghi xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa không bị xem là vi phạm.

“Tỏi Việt Lý Sơn - Quảng Ngãi” chỉ bị xem là vi phạm về nhãn hiệu nhưng gần đây còn bị chỉ trích là “không đảm bảo chất lượng”. Điều này đã gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Công ty Nhân Việt có hai loại hộp giấy đựng tỏi, loại hộp màu vàng và loại hộp màu xanh. Loại hộp màu xanh mới bị hội cho là “đụng” hàng của họ (hộp tỏi của hội cũng có màu xanh lá).

Bà LÊ THỊ THU ĐÔNG, Giám đốc Công ty TNHH Nhân Việt (TP Quảng Ngãi)

QUỲNH NHƯ
www.phapluattp.vn

http://vn.360plus.yahoo.com/kata_1412646/

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]