Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Sau bão,cuộc sống trên huyện đảo Lý Sơn vẫn còn ngổn ngang trăm mối 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Sau bão,cuộc sống trên huyện đảo Lý Sơn vẫn còn ngổn ngang trăm mối 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Bây giờ không biết tìm đâu ra cát, đất để mua mà phục hồi đồng tỏi. Không làm chắc chắn đói, nhưng cũng đành bó tay, vì kiệt lực rồi... Một lão nông ở huyện đảo Lý Sơn

5 ngày sau khi bão tan, cuộc sống trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn còn ngổn ngang trăm mối. Tàu thuyền bị sóng đánh vỡ tan tác, nhấn chìm sâu dưới nước; những cánh đồng tỏi nuôi sống người dân đã bị san phẳng...

Bão số 9 nhấn chìm, đánh vỡ 36 chiếc tàu thuyền của ngư dân ở đây. Mấy ngày qua, người dân vừa khắc phục, sửa chữa nhà cửa vừa phải lo chuẩn bị tàu thuyền để ra khơi kiếm cái ăn. Tàu đánh cá của ông Đặng Quang Hiệu (An Vĩnh) có công suất 40 CV bị sóng đánh chìm, vỡ toàn bộ, đến hôm qua vẫn chưa đưa được lên bờ để sửa chữa. Ông Hiệu buồn rầu: “Cả gia đình hơn 8 nhân khẩu chủ yếu dựa vào chiếc tàu cá, nhưng đến giờ vẫn chưa trục vớt được. Với số tiền thiệt hại hơn 100 triệu đồng, tôi không biết xoay xở, chạy vạy ở đâu ra vì mọi người dân trên đảo đều thiệt hại. Họ cũng rất cần tiền như tôi”.

Hôm nghe tin bão, ông Dương Cú (An Hải) chủ động đưa lên bờ con tàu công suất 20 CV. Nhưng sóng cũng đuổi theo lên bờ đánh thủng đáy. “Giờ chỉ còn là đống ván rách, biết lấy gì mưu sinh”, ông Cú rớm nước mắt nhìn đàn con nheo nhóc.

Cảnh nước mắt ngắn dài bao trùm cả huyện đảo Lý Sơn. Khóc vì xót tài sản đã tan theo bão, vì không biết làm cách nào để sớm ổn định cuộc sống. Cả cánh đồng trồng hành, tỏi trên đảo rộng hơn 164 ha rợp xanh trước bão, chỉ vài tiếng đồng hồ gió giật trở nên hoang tàn, cát trắng trồng tỏi cũng biến mất. “Bây giờ không biết tìm đâu ra cát, đất để mua mà phục hồi đồng tỏi. Không làm chắc chắn đói, nhưng cũng đành bó tay, vì kiệt lực rồi...”, một lão nông than thở.
Sau bão,cuộc sống trên huyện đảo Lý Sơn vẫn còn ngổn ngang trăm mối 091004p4aaa2
Trơ trụi cánh đồng tỏi ở đảo Lý Sơn - Ảnh: Đức Huy

Màn trời chiếu đất

Ngoài gió giật, triều cường đã xâm thực hàng trăm ngôi nhà ở thôn Tây (xã An Vĩnh) trong đợt bão vừa qua. Nhà của ông Nguyễn Tiến bị sóng đánh sập móng, vợ chồng ông phải vay mượn mua gần chục xe đá dăm tổ ong (giá 1 xe đá 450.000 đồng) để gia cố chân móng, nhưng chẳng ăn thua gì. Có quá nhiều nhà bị sập, tốc mái mà nguyên vật liệu tìm mua không ra nên chủ nhân phải lâm cảnh màn trời chiếu đất. Một số người thu gom được vài tấm bạt che tạm qua ngày. Cụ bà Nguyễn Thị Thương (73 tuổi) sống độc thân trong căn nhà tình nghĩa bị gió tốc mái chỉ còn trơ trụi 4 vách tường, lo lắng: “Khổ lắm, bà không biết làm sao có tiền để làm lại mái nhà”. Căn nhà cụ bà Hoàng Thị Lý vỏn vẹn 10m2, mái tôn, tường bằng bạt nhựa cũng bị bão quần nát...

Ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, cho biết cầu cảng là huyết mạch giao thông vận chuyển người, lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng, nhưng bão số 9 đã “bứng” luôn cầu cảng này khiến tàu thuyền cập cảng rất khó khăn. Với số nhà thiệt hại hiện nay trên địa bàn huyện phải cần hơn 40.000 tấm tôn mới tạm đáp ứng nhu cầu. Trong khi, mỗi chuyến tàu chở hàng 400 CV của huyện chỉ chở được chừng 1.000 tấm. Với 2 tàu vận tải hiện có, nếu chạy liên tục cũng phải mất hơn 20 ngày mới cung cấp đủ lượng tôn cho nhân dân sửa chữa lại nhà.

http://my.opera.com/khoilv

2Sau bão,cuộc sống trên huyện đảo Lý Sơn vẫn còn ngổn ngang trăm mối Empty Tiêu điều “vương quốc” tỏi Mon Oct 05, 2009 10:02 am

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Tiêu điều “vương quốc” tỏi
Nhà sập, tàu chìm, ruộng tỏi mất trắng..., nhiều gia đình ở Lý Sơn – Quảng Ngãi chịu thiệt hại chồng chất

Bão dữ đã đi qua nhưng cảnh tượng ngổn ngang, đổ nát của hàng loạt ngôi nhà, đồng tỏi, cây cối... khiến “vương quốc” tỏi Lý Sơn - Quảng Ngãi trở nên tiêu điều. “Liên tục trong 2 ngày 1 đêm, Lý Sơn phải hứng chịu những trận cuồng phong mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15 nên không thể nào chống chịu nổi”. Ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn – Quảng Ngãi, ngậm ngùi.


Bà Bùi Thị Nhẫm ở thôn Đông, xã An Vĩnh chỉ ngôi nhà bị sập của mình, bàng hoàng: “Tôi chưa thấy trận bão nào hung dữ mà lại dai dẳng như thế. Tốn bao công sức, tiền của mới xây được, giờ coi như tay không...”. Còn chị Võ Thị Hạ ở xã An Vĩnh, mới sinh con được 20 ngày.

Trong lúc chồng đi vắng, ngôi nhà cấp 4 của chị không chịu nổi bão tố, lung lay chực đổ. Trước khi nhà sập, mẹ con chị được các chiến sĩ huyện đội ứng cứu đưa đến nơi an toàn. Chị Hạ xúc động: “Nếu không có các anh, mẹ con tôi khó sống sót”.


Một người dân ở làng chài Phước Thiện (Bình Sơn -Quảng Ngãi) thẫn thờ trong căn nhà giờ là đống đổ nát


Với người dân huyện đảo Lý Sơn, bên cạnh nghề trồng tỏi, chiếc tàu, thuyền đánh cá dù to hay nhỏ cũng là “cần câu cơm” nuôi sống gia đình, xây dựng nhà cửa, lo cho con cái ăn học. Vậy mà Lý Sơn có đến 39 chiếc tàu, thuyền bị sóng đánh chìm. Anh Nguyễn Bá Truyền ở thôn Tây, xã An Vĩnh lo lắng: “Gia đình tôi sống nhờ vào chiếc tàu, nếu không vớt lên được thì sắp tới biết lấy gì sống đây?”.


Bão số 9 đổ bộ Lý Sơn còn làm 2 người chết, 7 người bị thương. Ngoài ra, có 43 ngôi nhà sập hoàn toàn; 100% cơ quan, trường học và 3.120 nhà dân tốc mái; 160 ha tỏi, hành mất trắng; gần 300 ha đất vừa cải tạo để trồng tỏi bị rửa trôi; cầu cảng bị sập gãy..., ước tổng thiệt hại khoảng 500 tỉ đồng.


Hiện Lý Sơn đang tập trung huy động lực lượng xung kích khẩn trương giúp dân dựng lại nhà cửa; hỗ trợ lương thực cho gia đình khó khăn; trục vớt tàu, thuyền bị đắm. Tuy nhiên, theo ông Võ Xuân Huyện, để có thể sửa chữa hơn 3.000 nhà dân và 100% cơ quan, trường học, cần hàng chục ngàn mét vuông tôn xi măng hoặc tôn lạnh, song việc vận chuyển từ đất liền ra đảo chưa thể thực hiện được vì biển động và cầu cảng Lý Sơn bị gãy.

Hệ thống đường dây điện thắp sáng, điện thoại, truyền thanh... phải mất ít nhất một tuần nữa mới khôi phục được. Trong số 43 gia đình có nhà bị bão giật sập, đa phần đều là những hộ đặc biệt khó khăn. Hàng trăm hộ nông dân cần hàng tỉ đồng vốn để khôi phục lại 300 ha đất sản xuất tỏi đã bị vùi lấp hoặc xói mòn...

http://my.opera.com/khoilv

Huu Trung

Huu Trung
Tiều ngư
Tiều ngư
Chào t?t c? m?i ng??i
Mình là Nguy?n H?u Trúng-An V?nh, ?ang công tác t?i TP HCM. Hi?n t?i bên Nauy s? có m?t nhóm ng??i vi?c s?ng t?i ?ó, mu?n chia s? nh?ng m?t mát c?a ng??i dân ??t ??o. Mình s? làm ??u m?i ?? chuy?n tr?c ti?p nh?ng t?m lòng này ??n t?n tay nh?ng gia ?ình b? thi?t h?i n?ng nh?t. B?n nào có thông tin chính xác, ??a ch? liên h? c?a các gia ?ình b? thi?t h?i và nh?ng hình ?nh kèm theo xin cung c?p cho mình ho?c là ng??i ??i di?n làm công tác th?ng kê thi?t h?i t?i Lý S?n. Sau khi xác nh?n thông tin (c?ng ?? g?i cho m?y anh bên Nauy) mình s? trao tr?c ti?p nh?ng t?m lòng này cho gia ?ình b? thi?t h?i. C?m ?n.
M?i thông tin các b?n vui lòng liên h?: huutrunglyson@yahoo.com ho?c ?i?n tho?i: 0975105867.

starfish

starfish
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
Vương Quốc Tỏi giờ lại không thể trồng tỏi !!! Khổ quá ......!!!!

http://letot.chaoban.info

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Lý Sơn đứng dậy sau bão

TT - Đến Lý Sơn (Quảng Ngãi) mười ngày sau bão, dấu
tích đầu tiên của trận cuồng phong là cây cầu cảng đã bị sóng biển bóc
mất hai phần ba, lỗ chỗ cọc bêtông nhô trên mặt nước.


Sau bão,cuộc sống trên huyện đảo Lý Sơn vẫn còn ngổn ngang trăm mối ImageView

Những em nhỏ Lý Sơn rất thích thú khi vừa nhận quà
“Giúp học sinh vùng bão lũ trở lại trường”, vừa đọc thư chia sẻ của các
bạn nhỏ TP.HCM - Ảnh: Minh Thu




Sau bão,cuộc sống trên huyện đảo Lý Sơn vẫn còn ngổn ngang trăm mối ImageView
Chị Trần Thị Mười vừa tìm thấy cái giường nhà mình bị sóng cuốn ra biển - Ảnh: Minh Thu

Sau bão,cuộc sống trên huyện đảo Lý Sơn vẫn còn ngổn ngang trăm mối ImageView
Gia đình ông Nguyễn Thới cùng nhau làm lại bờ kè để chống sạt lở - Ảnh: Minh Thu


Những cây dừa ven biển chỉ còn trơ thân chọc lên trời
như cây nến, những ngôi nhà bên bờ kè chỉ còn là những mảnh tường vụn
trộn chung với đá, cát. Những cây phượng vĩ bị gió tuốt hết lá chỉ còn
thân cành trắng bạc...

Trên bãi cát, nhiều người đang lụi cụi tìm lại từng
cái xoong, chiếc đũa, những mảnh tôn còn dùng được mang về gác bên
ghềnh đá, bên cạnh nơi mà trước đây chỉ mười ngày họ còn gọi là nhà.

Cô bé Võ Thị Hảo, 12 tuổi, ngồi bần thần bên đống gạch
vụn nhìn đăm đăm ra biển. Cạnh đó, chị Phúc, mẹ Hảo, đang dọn vội bữa
cơm trên nền cát. Hỏi nhà em đâu, Hảo chỉ tay vào mảng tường đổ.

Biển Lý Sơn vẫn trong vắt đến tận đáy cát, nước vẫn
biếc xanh đến say lòng, nhưng trong ánh mắt đăm đăm của Hảo đã có những
thảng thốt, sợ hãi lần đầu tiên trước biển.

Nhưng cũng rất nhanh, em quay sang chúng tôi cười khi
thấy ống kính máy ảnh. Trẻ con lúc nào cũng hồn nhiên, còn người lớn
chúng tôi luôn chuẩn bị tâm thế xót xa khi đi qua vùng bão. Nhưng tại
Lý Sơn, sự bình tĩnh, nhẫn nại, chịu đựng của những người dân quen với
đầu sóng ngọn gió đã khiến những xót xa ấy dịu lại, thay vào đó là sự
ngạc nhiên, bất ngờ.

Khắp các thôn xóm đâu đâu cũng thấy có người chở, vác
tôn về lợp lại nhà cùng tiếng trò chuyện xôn xao gọi hỏi nhau giá cả,
tính toán công nợ... Sáng chủ nhật, vẫn thấy từng nhóm bộ đội mặc quần
áo dã chiến giúp dân trên các mái nhà. Không phải dân Lý Sơn giàu,
chúng tôi đi hỏi từng người thì được biết hầu hết đều mua thiếu mua
chịu “chờ đến mùa tỏi sẽ trả”.

Nhận được 20 tấm tôn từ chương trình “Mái tôn cho bà
con vùng bão lũ” của báo Tuổi Trẻ trao tặng, vừa mang về nhà ông Lý
Hoàng Thông hối hả leo lên tháo những tấm tôn ximăng đang gác tạm trên
mái xuống.

Ông ngượng nghịu giải thích: “Tôi mua nợ của người ta
để mấy đứa con khỏi phải đi ở nhờ. Nay được cho tôn rồi thì gỡ xuống
mang trả lại, chịu lỗ 1.000 đồng/tấm. Quà quý quá, tôn ở đây lúc này
quý hơn gạo”. Dân Lý Sơn khi nào cũng trữ gạo, trữ mì, dự phòng bị cô
lập, nhà cũng dựng kiên cố nhưng cơn bão này mạnh quá, mạnh “chưa từng
thấy” nên 3.600 căn nhà mới bị sóng giật sập, gió cuốn bay mái tôn,
ngói.

“Phải mau mau lợp nhà để còn làm việc khác chớ” - ông
Bùi Vị ở xóm 7 nói khi được hỏi sao không có tiền mà đã sửa nhà. Ông đã
vay mượn hơn 10 triệu đồng và bảo: “Sống mấy chục năm trong trời đất
thì ráng mà trả nợ trời đất chứ biết làm sao”.

Trên núi Thới Lới, những người đàn ông lụi cụi đào
xúc, sàng đất cát chở từng bao, từng xe xuống ruộng. Trên những thửa
ruộng, các chị phụ nữ cặm cụi gánh cát đổ từng đống nhỏ, xếp hàng đều
tăm tắp như những khóm hoa để rồi lại chi chút san ra, tạo thành thửa
ruộng ba lớp đất cát và cẩn thận gieo xuống từng tép hành, tép tỏi.

Hỏi về trận bão, chị Nhân đưa tay quệt mồ hôi thở dài:
“Hành còn nửa tháng nữa thì thu hoạch, bão thổi vùi đâu mất cả. Cát
ngập lên cả nửa mét phải làm lại ruộng. Tôi gieo tỏi luôn cho kịp vụ
tết, cũng có nhiều nhà gieo lại hành để nhanh thu hoạch. Còn người thì
còn phải làm thôi”. Quả nhiên, nhiều mảnh ruộng đã có màu xanh, những
cọng hành ba, bốn ngày tuổi nhú lên mơn mởn. Xòe tay đếm, biết là chủ
ruộng đã bắt tay vào việc ngay khi ngọn gió vừa lướt qua.

Mang những lá thư của các em học sinh Trường Trần Bội
Cơ (Q.5, TP.HCM) đến Lý Sơn trao cho mấy em nhỏ bên ngôi nhà đổ, chúng
tôi thu hoạch được thật nhiều nụ cười. Em Võ Thị Thơm, học sinh lớp 6
Trường THCS An Vĩnh, thích thú đọc to lên đoạn bạn Quách Dinh viết:
“Mình gửi toàn bộ số tiền bỏ ống của mình đến các bạn”.

Bùi Thị Hiền, học sinh lớp 7, tỏ ra người lớn hơn, bảo
đoạn em thích nhất là khi bạn Phùng Uyển Kim tâm sự: “Nếu ở hoàn cảnh
các bạn, mình cũng đau khổ như vậy thôi”. Hỏi “Thế Hiền có đau khổ khi
nhà tốc mái không?”, Hiền bẽn lẽn lắc đầu. Lát sau đã thấy các em tụ
tập hát bài vừa được học trên lớp hôm qua: “Sol lá sol, sol mì sol...
Nghe véo von trong vòm cây, họa mi với sơn ca...”. Ngoài kia, những cây
bàng biển là những cây đầu tiên ở Lý Sơn đã nhú lá mới, non mướt...







“Chị phải sống”

Ở Lý Sơn, tôi gặp hai ngôi nhà duy nhất còn mang đậm
nỗi kinh hoàng của bão: nhà ông Trần Toàn và nhà anh Trần Hộ, hai người
đã mất trong bão số 9 cùng một lý do: bị gió hất xuống khi đang chằng
lại mái nhà.

Tại nhà ông Toàn, mấy người hàng xóm vẫn thay nhau đến
chia buồn cả ngày lẫn đêm “đến khi gia đình nguôi đi mất mát” theo
phong tục ở đây. Tại nhà anh Hộ, vợ anh, chị Trần Thị Nguyệt, ôm đứa
con tật nguyền 7 tuổi trong lòng mà nước mắt chảy dài.

Anh mất đột ngột khi mới 39 tuổi để lại cho chị năm
đứa con từ 1 đến 15 tuổi, không kế sinh nhai. Bão vẫn còn trong căn nhà
này dù gần như đã đi khỏi Lý Sơn. Chỉ có một chút yên tâm khi nghe chị
Nguyệt nghẹn lời: “Anh ấy chết dễ dàng quá, nhưng chị vẫn phải sống, vì
chị là mẹ”. Dẫu sao chị vẫn là người Lý Sơn mà, phải không chị Nguyệt!

http://my.opera.com/khoilv

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]