Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
 Sắc xuân trên đất đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
 Sắc xuân trên đất đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

milu_bibi2006

milu_bibi2006
Ban ĐH
 Ban ĐH
Lý Sơn được ví như bảo tàng truyền thống còn ghi giữ một thời oanh liệt của các tiền nhân trong việc bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Lý Sơn giờ đây đã khởi sắc hơn nhờ người dân mở rộng ngư trường đánh bắt và nghề trồng tỏi.
Cách đây gần 2 tháng, một ngày cuối tháng 10, chúng tôi cùng nhiều người dân Quảng Ngãi vui mừng ra đảo Lý Sơn để cùng được đón 9 ngư dân và tàu cá QNg 66478-TS của ông Mai Phụng Lưu, tỉnh Quảng Ngãi bị tạm giữ đã trở về đoàn tụ gia đình nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan hữu trách Việt Nam và Trung Quốc…

Sự kiện 9 ngư dân sau hàng chục ngày kiên cường vượt qua các lần gặp nạn trên biển và trở về bình an được cả nước quan tâm. Trắng tay trở về, nhưng các ngư dân đã được hàng triệu vòng tay của Nhà nước và nhân dân che chở, động viên. Biển cả dù nổi sóng gió, bão táp cũng sẽ trở về yên lắng vốn dĩ. Qua các lần gặp nạn, các ngư dân càng hừng hực khí thế can trường tiếp tục ra khơi bám biển.

Khát vọng bám biển

Những ngày cuối năm 2010, chúng tôi đón tàu vượt sóng ra huyện đảo Lý Sơn. Dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, song Lý Sơn vẫn là một hòn đảo yên bình. Các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được các dòng họ và nhân dân trên đảo giữ gìn, bảo tồn khá tốt. Lý Sơn được ví như bảo tàng truyền thống còn ghi giữ một thời oanh liệt của các tiền nhân trong việc khai thác và bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Lý Sơn giờ đây đã khởi sắc hơn nhờ người dân mở rộng ngư trường đánh bắt và nghề trồng tỏi.

Hỏi thăm Mai Phụng Lưu - thuyền trưởng tàu QNg-66478, nhóm học sinh đi học về nhanh nhảu chỉ tận tình đường đến nhà anh. Phải qua hai cánh đồng tỏi chúng tôi mới đến nhà anh Lưu nằm cuối hẻm. Chưa vào nhà, tôi đã nhận ra hai vợ chồng anh Lưu đang cặm cụi trên ruộng tỏi cạnh đó.

Rót chén trà xanh mời chúng tôi, vợ chồng Mai Phụng Lưu cho biết ngày 26/10, trở về sau chuyến ra khơi đầy bất trắc, anh và các con phải nán lại huyện Bình Sơn sửa chữa tàu QNg-66478TS, để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Nhưng vì liên tục gặp nạn trên biển, chủ nậu thu mua cá cho ông Lưu vay tiền sắm tàu trước đó đã xiết nợ lấy tàu QNg-66478 TS.

Cha con ông Lưu ngậm ngùi trắng tay trở về đảo Lý Sơn. Chỉ vài ngày sau, chiếc tàu QNg-66478TS được chủ nợ cho một ngư dân khác thuê sử dụng. Hơn 2 tháng qua, ông Lưu và các con chỉ biết quanh quẩn trên đảo phụ vợ làm tỏi. Hơn bao giờ hết "người hùng" biển cả Mai Phụng Lưu lại nhớ sóng gió Hoàng Sa, Trường Sa.

Vừa qua một người con trai của ông đành bỏ nghề biển phải rời đất đảo lên Tây Nguyên làm rẫy thuê. Ông Mai Phụng Lưu ngậm ngùi nói: "Hàng chục năm gắn bó với nơi Trường Sa, Hoàng Sa, bây giờ trắng tay không có tàu để tiếp tục ra khơi. Cũng day dứt lắm".
 Sắc xuân trên đất đảo Lý Sơn 7noi1984450
Nơi vợ chồng Mai Phụng Lưu trồng tỏi ở Lý Sơn.


Nhắc đến chiếc tàu cá QNg-66478 TS đã nhiều lần "vào sinh ra tử", ông Lưu tâm sự: "Chiếc tàu như gắn bó ruột thịt với mình đã bị chủ nợ lấy. Điều đó cũng đúng thôi vì tôi không trả nợ thì người ta xiết, nhưng trớ trêu bây giờ chiếc tàu được giao cho một nhóm ngư dân Lý Sơn. Mỗi khi ra cảng nhìn chiếc tàu thân yêu của mình người ta sử dụng, mà lòng đau như dao cắt".

Những chiếc tàu cá đã từng được cha con ông Mai Phụng Lưu chèo lái đều là những con tàu thường xuyên có mặt ở ngư trường Hoàng Sa. Đối với gia đình ngư dân này thì Hoàng Sa vẫn là nơi mưu sinh chính và không thể từ bỏ. Mỗi lần bị nạn trên biển, tưởng sẽ lung lay ý chí, ngược lại càng làm cho "sói biển" Mai Phụng Lưu càng sục sôi mưu sinh trên đất "ruột" Hoàng Sa.

Giờ đây, hơn bao giờ hết cha con ông Mai Phụng Lưu khát vọng được ra khơi: "Nếu được, gia đình tôi có thể vay tiền sắm chiếc tàu tiếp tục ra Hoàng Sa đánh bắt hải sản. Chỉ cần khoảng 4 đến 5 năm, gia đình tôi sẽ trả hết tiền vay từ việc khai thác hải sản tại Hoàng Sa" - ông Lưu tự tin nói.

Nhiều khó khăn sau chuyến ra khơi gặp nạn, nhưng ông Lưu cùng 8 ngư dân trên tàu bị nạn vô cùng hạnh phúc vì được Nhà nước, hàng triệu người dân trong nước luôn bên cạnh động viên, khích lệ. Đây chính là động lực lớn cho "sói biển" Mai Phụng Lưu tiếp tục ra biển vẫy vùng.

Mai Phụng Lưu hồ hởi cho biết: Anh vừa vào đất liền dự Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức và được nhận bằng khen của Tỉnh ủy trong việc thực hiện xuất sắc cuộc vận động. Đây chính là sự ghi nhận nỗ lực hết mình của anh trong việc đánh bắt hải sản và bảo vệ biển đảo.

Mai Phụng Lưu thổ lộ, có thể ăn Tết cổ truyền xong, anh cùng 3 người con trai sẽ xung phong ra Trường Sa làm công dân, tiếp tục hành nghề khai thác đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản…Với giọng đầy quyết tâm, anh Lưu nói: "Nếu được có nguồn vay, hỗ trợ của Nhà nước, ông sẽ đóng mới tàu cùng các con ăn, ở ngoài đảo Trường Sa khai thác hải sản. Chứ hiện nay dân cư trên đảo Lý Sơn ngày càng đông đúc, khu vực biển gần đảo con cá ngày càng ít dần".

Được biết, dân số trên huyện đảo Lý Sơn đã lên đến 21.000 người trên diện tích vỏn vẹn 10km2. Dân cư đông đúc, diện tích đất lại ít ỏi, để Lý Sơn phát triển mạnh về kinh tế, cách duy nhất là tạo điều kiện cho người dân vươn ra đánh bắt xa bờ; thực hiện giãn dân đến các đảo xa làm ăn sinh sống; vừa thúc đẩy kinh tế biển vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia.

Cả đời bám biển

Mới sáng sớm bãi neo đậu tàu thuyền ở Lý Sơn đã tấp nập tàu thuyền trở về sau chuyến ra khơi dài ngày. Nghỉ ngơi vài ngày, họ lại chuẩn bị nạp nhiên liệu để tiếp tục ra khơi.

Ở cái tuổi 71, ông Nguyễn Đản có đến 55 năm theo nghề biển xa bờ, thường xuyên gắn bó với ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa. Không ít lần gặp nạn trên biển, nhưng ông Đản đều vượt qua. Khoảng thời gian ông đi trên tàu Mai Phụng Lưu được 2 năm, là khoảng thời gian xảy ra nhiều biến cố nhưng thấm đẫm tình đồng đội.

"Sau chuyến trở về lần ấy, Mai Phụng Lưu bị chủ nợ xiết tàu. Lần lượt mấy đứa em, đứa cháu đành phải đi bạn cho tàu khác để tiếp tục mưu sinh. Thấy nó mất trắng, tôi cũng áy náy, ban đầu tôi ở nhà ngồi không, chờ Lưu có tàu tôi tiếp tục đi. Nhưng rồi nhìn cảnh vợ con thiếu thốn, tôi đành phải xin lỗi Lưu mà đi bạn cho tàu khác" - ông Đản day dứt khi nghĩ về thuyền trưởng Mai Phụng Lưu. Cả đời khổ cực theo nghề biển, do tuổi già sức yếu không bao lâu nữa ông sẽ giã từ nghề biển.

Chứng kiến bao thăng trầm của ngư dân Lý Sơn nhưng đối với ông và ngư dân trên đảo ghi nhận sự quan tâm đặc biệt của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương. Khi ngư dân trên biển gặp thời tiết xấu, nước ngoài bắt giữ, ngay lập tức Nhà nước đã kịp thời bảo vệ, can thiệp. Ông Đản tự hào: "Được Nhà nước quan tâm theo dõi, thì ngư dân chúng tôi càng tự tin kiên cường mở rộng ngư trường khai thác. Ngư dân Lý Sơn chúng tôi đức tính can đảm lắm. Không có vùng biển nào chúng tôi ngán cả"

Chúng tôi đến nhà em Trần Văn Đủ (17 tuổi) là ngư dân nhỏ tuổi nhất đi trên tàu QNg-66478 TS của Mai Phụng Lưu. Trong ngôi nhà nhỏ, em Đủ lúi húi dưới bếp nấu cháo cho mẹ bị đau. Phía trên nhà, cha em bị bại liệt nằm chỗ, người mẹ đau nằm vật vã góc giường. Quệt mồ hôi lấm lem khói bếp, em Đủ mời chúng tôi lên phòng trên uống nước

 Sắc xuân trên đất đảo Lý Sơn 7em1984450
Em Trần Văn Đủ
Em Đủ cho biết, đúng ra bây giờ em ở ngoài Hoàng Sa, nhưng mẹ bị lâm bệnh, em tạm nghỉ một chuyến ở nhà chăm sóc mẹ. "Mong sao mẹ mau lành bệnh, em đi một chuyến biển cuối rồi về lo thuốc men cho mẹ và chuẩn bị Tết đến" em Đủ nói.

Người cha của em Đủ từng là một thợ lặn có tiếng ở đảo Lý Sơn. Lúc đó, một mình cha đi biển lo toan cả gia đình. Tuy nhiên, trong một lần lặn hải sản ở Hoàng Sa thì người cha bị nạn liệt cả người. Từ đây, Đủ phải nghỉ học sớm tiếp nối cha, theo các chú, các anh trên tàu QNg-66478 TS của Mai Phụng Lưu ra biển. Chuyến ra khơi đầu tiên, em làm "anh nuôi" lo bếp núc cho cả tàu. Cũng từ đây lần đầu em tận mắt thấy Hoàng Sa nơi các bậc tiền nhân Lý Sơn khai phá. Được vài chuyến làm "anh nuôi", em chuyển sang trực tiếp lặn bắt hải sản.

Những nhọc nhằn lo toan đang đè nặng trên đôi vai của ngư dân trẻ, nhưng Đủ vẫn lạc quan tin tưởng. Đủ luôn miệng tự hào vì mình được các anh, các chú dẫn dắt ra biển. Đối với em được đánh bắt hải sản ở Hoàng Sa là thực hiện sự mong mỏi người cha của em. Đủ cũng như những chàng trai trẻ trên đất đảo, đầy rạo rực nhiệt huyết tiếp nối các bậc cha anh giong thuyền ra biển...

Xuân về trên đất đảo

Sắp đến Tết Nguyên đán Tân Mão, thế nhưng không khí xuân đã và đang len lỏi tràn về trên khắp các ngả đường trên đảo. Trên các ngả đường từ đầu đến cuối đảo, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh tất bật, hối hả của người dân. Sau khi tàu của Mai Phụng Lưu bị xiết nợ, ngư dân Bùi Văn Minh cùng một số ngư dân khác chuyển qua đi bạn cho một chủ tàu ở Lý Sơn. Đến nay anh đã đi được 2 chuyến đánh xa bờ, mỗi chuyến kiếm được gần chục triệu đồng.

Ngày 30/12, khi tàu vừa cập bờ, nhận số tiền chủ tàu chia đều cho các bạn, anh Minh tranh thủ cùng vợ lo mua sắm đồ Tết. Theo anh Minh cho biết, năm nay gia đình anh cũng như nhiều người trên đảo mua sắm đồ Tết sớm hơn mọi năm, vì chuyến biển cuối năm vừa qua được mùa, bên cạnh đó hiện nay sản phẩm hành, tỏi có giá nên chỉ cần bán vài tạ hành hoặc trăm cân tỏi là người dân có thể sắm đủ mọi thứ từ quần áo, giày dép, bánh kẹo đến các bộ bàn ghế, tủ,… cho gia đình mình.

Nhìn chung không khí mua sắm Tết của người dân địa phương khá rộn ràng và sẽ còn tăng cao trong những ngày tới. Anh Minh cũng cho biết tranh thủ thời tiết nắng ấm gọi thợ hồ tiến hành sửa chữa và quét vôi lại ngôi nhà cấp 4 của mình để đón Tết.

Anh Minh cho biết: Năm nào cũng vậy cứ vào cuối tháng 11 âm lịch thì anh lại trang hoàng lại nhà cửa, mấy năm trước muốn thuê thợ hồ sửa chữa nhỏ và quét vôi thì chỉ cần gọi một tiếng là có thợ, nhưng năm nay chủ nhà phải đặt cọc trước từ một hoặc hai tháng thì mới có thợ, bởi cuối năm nhà nào cũng sửa chữa nhà cửa, rồi chuyện xây mới mồ mả tổ tiên ông bà… nên muốn tìm thợ là rất khó. Công thợ, giá vật liệu xây dựng cuối năm cái gì cũng khan, cũng tăng giá, nhưng Tết đến xuân về ai cũng cầu mong cho mình có ngôi nhà sạch đẹp là mãn nguyện rồi.

Không khí xuân về đang tràn ngập trong từng ngõ nhỏ, từng gia đình, trên mỗi khuôn mặt rạng rỡ của người dân trên đảo. Mai Phụng Lưu cùng những ngư dân khác tuy bộn bề vất vả, nhưng họ vẫn lạc quan, tin tưởng đến một năm mới biển sẽ yên bình, che chở họ trên bước đường mưu sinh, bảo vệ biển đảo


Thành Sự

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
mình đọc mà thấy cảm động quá , muốn khóc luôn

haidaoquetoi

haidaoquetoi
Level 2
Level 2
Đúng là thấy gia đình chú MAI PHỤNG LƯU,tội quá các bạn nhỉ đúng là biển giả phải cũng nhờ sự may mắn nữa gặp phái tàu nào thì tập thể đó đành chịu thộ.Tôi mong ăn tết xong mong cho Nhà nước mình cho chú LƯU vay tiền để đóng tàu mới và tiếp tục ra biển mưu sinh kiếm tiền để trả nợ cũng như cho gia đình CHÚ đỡ khổ.

cobe_haidao

cobe_haidao
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Đọc xong thấy cảm động quá !

besotaynguyen

besotaynguyen
Tiều ngư
Tiều ngư
cảm động wá à!!!!!!!!
buonlam

thanhhai

thanhhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
hik hjk rơi lệ rồi! khoc3

https://www.facebook.com/daothanhhai.cosmetic

thanhduocanbinh

thanhduocanbinh
Ban ĐH
 Ban ĐH
Cũng vì cuộc sống mưu sinh mà đành phải chịu nhiều nỗi "bất hạnh".

phuls2009

phuls2009
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
ôi thật là cảm động buonlam

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]