Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn - nơi đầu sóng ngọn gió  ...Phần 1 ! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn - nơi đầu sóng ngọn gió  ...Phần 1 ! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Những ngày trời trong, đứng ở cửa biển Sa
Kỳ nhìn về hướng đông thấy chập chờn giữa sóng nước là huyện đảo Lý Sơn
(tỉnh Quảng Ngãi). Mùa biển lặng, từ cửa biển Sa Kỳ đi tàu cao tốc chỉ
mất khoảng 45 phút là đến đảo.


Hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió này đang
mang trong mình cả nghìn năm văn hóa - lịch sử của dân tộc Việt. Bao
nhiêu năm qua, bà con Lý Sơn là những người thấu hiểu nhiều nhất nhịp
đập của Tổ quốc ở nơi xa đất liền.



Tên gọi đảo Lý Sơn được hình thành từ triều Nguyễn,
còn thời nhà Lê gọi nơi đây là Du Trường Sơn. Trước tháng 1-1993, huyện
đảo Lý Sơn gồm hai xã Bình Vĩnh và Bình Hải, đến tháng 1-1993 thành lập
huyện đảo Lý Sơn thì hai xã này trở về với tên gọi cũ là An Vĩnh và An
Hải. Sau đó, đảo Bé thuộc xã An Vĩnh được tách ra thành xã An Bình. Đến
nay, huyện đảo Lý Sơn có diện tích 9,9km2, dân số trên 20.500 nhân khẩu.


Kỳ 1:

Chinh phục biển khơi

TT - Trong câu chuyện kể về vùng đất nằm giữa biển
khơi quanh năm đối chọi với sóng to gió lớn này, những già làng ở các
xã vùng cao Trà Bồng vẫn kể với con cháu rằng đảo Lý Sơn là một phần
của vùng núi Trà Bồng trôi dạt về phía biển Đông sau trận giao tranh dữ
dội của thần Nước và người anh hùng Doang Đác Tố, chủ làng Tali Talok.





Lý Sơn - nơi đầu sóng ngọn gió  ...Phần 1 ! ImageView

Cù lao Ré

Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, đảo Lý Sơn còn gọi là
cù lao Ré. Bởi theo các bậc cao niên, trước đây trên đảo mọc rất nhiều
cây ré, lá giống lá nghệ, thân mềm và phát triển rất nhanh. Vỏ cây ré
dùng để buộc đồ bền hơn bất cứ loại dây nào khác và đây là một loại
hàng hóa được cư dân trên đảo dùng để trao đổi, mua bán với các thương
thuyền trên biển.

Sách Đại Nam nhất thống chí soạn vào đời Tự Đức, phần
tỉnh Quảng Ngãi có ghi: “Cù lao Ré ở giữa biển, cách huyện Bình Sơn 65
dặm về hướng đông, xung quanh núi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục
mẫu, nhân dân hai phường Vĩnh An và An Hải ở tại đây.

Phía đông bắc có động, trên động có chùa mấy gian, có
giếng đá, bên hữu động có giếng nước trong veo, chung quanh cây cối
xanh tươi, khi có giặc biển thì dân phường ẩn núp ở đấy...”. Nhà nghiên
cứu văn hóa địa phương Phạm Trung Việt trong Non nước xứ Quảng cho rằng
người Việt khai khẩn hòn đảo này từ triều vua Lê Kính Tông (1600-1619),
song nếu chiếu theo gia phả của các dòng họ trên đảo còn đang lưu giữ,
thời điểm di dân đến hòn đảo này có thể vào thời nhà Hồ.

Theo các nhà địa chất, hòn đảo xinh đẹp này được hình
thành cách đây vài triệu năm, do hoạt động phun trào nham thạch của các
núi lửa phủ lên nền những nếp gấp tạo sơn đã bắt đầu nâng những lớp đá
trầm tích nhô khỏi mặt nước biển.

Chính các lớp trầm tích nền đảo và san hô phát triển
trên bề mặt là cơ sở cho việc hình thành nhiều hang động, cổng đá do
tác động xâm thực của nước biển trong thời kỳ biển tiến ở khu vực hòn
Thới Lới, nơi vận động tạo sơn theo kiểu xếp nếp đã đẩy các lớp trầm
tích đáy biển nhô cao hơn cả trong hệ thống đảo Lý Sơn. Còn vết tích
núi lửa là những khối nham thạch nhiều hình dạng chưa kịp phân hủy,
cũng như lớp đất đỏ bazan màu mỡ phủ hầu hết khắp đảo, tạo điều kiện
cho sự đa dạng và tươi tốt của hệ thực vật che phủ.

Dưới triều Nguyễn, đơn vị hành chính ở hòn đảo này bao
gồm phường An Vĩnh và An Hải thuộc huyện Bình Sơn. Tại Âm Linh tự - nơi
thờ âm hồn, phối thờ sáu vị tiền hiền làng An Vĩnh là Phạm Văn, Phạm
Quang, Võ Văn, Lê, Nguyễn, Võ Xuân. Từ đó theo đường liên xã vào hướng
nam chừng 3km đến đình làng An Hải có một ngôi nhà thờ bảy vị tiền hiền
xã An Hải gồm họ Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn
Văn.

Đó là những vị tiền nhân đã có công lập làng, giữ đảo
và làm nên một vùng đất đầy huyền thoại. Nhưng không chỉ có vậy, theo
gia phả các dòng họ với hơn hai vạn dân hiện đang sinh sống trên đảo
cho thấy còn có những dòng họ khác từ Quảng Nam, Nghệ An, Thanh Hóa đi
theo đường biển vào Lý Sơn.


Lý Sơn - nơi đầu sóng ngọn gió  ...Phần 1 ! ImageView
Toàn cảnh huyện đảo Lý Sơn. Nhìn từ ngoài khơi, đảo Lý Sơn như một con rùa khổng lồ thong thả dạo chơi trên biển - Ảnh: Minh Thu

Đảo tiền tiêu

Để có được cuộc sống như bây giờ, cư dân đất đảo Lý
Sơn chẳng hề quên cuộc hành trình của cha ông từ đất liền ra đảo cách
đây non nửa thiên niên kỷ. Ông Võ Hiển Đạt - ở thôn Đông, xã An Vĩnh,
người được bà con gọi là “ông đồ cuối cùng của đảo” - nói: “Sở dĩ người
đất liền ra khai khẩn hòn đảo này trước tiên là để góp phần bảo vệ chủ
quyền vùng biển trời của Tổ quốc, thứ đến nơi đây vốn là vùng đất nham
thạch phun ra từ miệng núi lửa nên đất đai tốt tươi và biển khơi có
nhiều cá tôm”.

Bà Nguyễn Thị Hồ, 73 tuổi, ở thôn Đông, xã An Hải, kể
rằng thời bà còn trẻ hằng năm cứ đến tháng 10 từ ngoài biển cá trích
bơi vào bờ trắng cả một vùng. Dọc bến Đình, bến Ngoài, Lỗ Bùn và vùng
ven đảo Bé, bà con ngư dân mang vợt ra hớt bán. Có cá trích làng thịnh
lắm.


Lý Sơn - nơi đầu sóng ngọn gió  ...Phần 1 ! ImageView
Âm Linh tự - đền thờ những tiền nhân lập làng, giữ đảo Lý Sơn - Ảnh: Võ Quý Vầu

Đảo nằm giữa biển khơi muôn trùng sóng vỗ, ngày đẹp
trời dõi mắt có thể nhìn thấy đất liền, nhưng mùa biển động có khi đảo
bị cô lập cả tháng liền. Vì vậy, sống trên hòn đảo tiền tiêu giữa biển
Đông này đòi hỏi người dân nơi đây phải nỗ lực rất lớn. Để có đất sản
xuất, nhiều thế hệ cư dân đảo đã bỏ rất nhiều công sức để khẩn hoang.

Nếu ở đảo Lớn phải đối mặt với sóng gió thì ở đảo Bé
(tức xã đảo An Bình) việc mưu sinh càng khó hơn nhiều do không hề có
mạch nước ngọt và mùa mưa bão tàu thuyền khó cập bờ. Bây giờ ở hòn đảo
này có gần 100 hộ dân sinh sống. Mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt, nước
uống phải dè sẻn từng ca, nhưng những cư dân đảo Bé vẫn tìm mọi cách để
tồn tại trên hòn đảo khô khốc này.

Sống ở trên đảo người dân không chỉ đối mặt với biển
khơi, bão tố mà còn phải chống chọi với kẻ cướp, kẻ thù xâm lược. Người
dân nơi đây vẫn thường lưu truyền ngợi ca ông Nguyễn Văn Tuất, người
mưu trí và có sức mạnh vô song đã vận động nhân dân trên đảo chống quân
Tàu Ô hồi nửa đầu thế kỷ 19. Ông đã bày cho dân cách làm nhà đắp đất có
hai lớp cửa hoặc mang thóc gạo lên núi để giặc khỏi cướp. Trong một
trận đánh, do vấp phải hang con còng biển nên ông ngã xuống và bị giặc
giết.





Tuy vậy, với đức độ và tài năng của mình, ông Tuất đã
hiển thánh. Dân đảo còn lưu truyền câu chuyện kể về nàng Roi người làng
An Vĩnh xinh đẹp nết na. Năm nàng 15 tuổi, khi quân Tàu Ô đến cướp phá
đảo, nàng vội chạy báo tin cho cha mình. Chẳng may nàng bị phát hiện
nên đã cố sức chạy đến vũng Thầy Tu rồi trầm mình xuống vũng trong tư
thế xếp bằng như Phật Bà Quan Âm. Sau khi nàng mất, dân làng tiếc
thương dựng miếu thờ ở Hòn Tây, xã An Vĩnh có tên gọi là Trinh Tịnh
đường.



KIM EM - VÕ QUÝ CẦU

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]