Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Người nửa thế kỷ giữ đền Hoàng Sa  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Người nửa thế kỷ giữ đền Hoàng Sa  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U

Người nửa thế kỷ giữ đền Hoàng Sa  60591

Âm linh tự, nơi thờ những chiến binh của Đội hùng binh trên huyện đảo Lý Sơn


Khi nhắc đến Âm linh tự, hay còn gọi là Đền Hoàng Sa,
nhiều người nghĩ ngay đó là nơi thờ những chiến binh của Đội hùng binh
ra biển bảo vệ chủ quyền biên cương Hoàng Sa và Trường Sa năm xưa.

Thế nhưng có một điều ít ai biết, có một lão ngư dân già đã từng gắn
bó với biển Hoàng Sa từ hàng chục năm trước và làm công việc trông coi,
hương khói cho ngôi đền này trong suốt hơn 50 năm qua. Ông là Phan Din
(người dân trên đảo gọi là ông Kiểng), người ở thôn Tây, xã An Vĩnh,
huyện đảo Lý Sơn.

Cứ mỗi sáng sớm hay chiều tối, bất kể ngày nắng hay mưa, người dân ở đội
6, thôn Tây xã An Vĩnh lại thấy ông Kiểng thầm lặng rảo bước lên những
bậc thềm của Âm linh tự. Lặng lẽ mở cửa, quét dọn, rồi thắp đèn, thắp
hương cho hàng chục bàn thờ, sau đó về nhà. Công việc thầm lặng này đã
gắn bó với ông gần trọn cuộc đời. Vì thế khi hỏi nhà ông Kiểng, người
dân trên đảo vừa chỉ đường vừa nói luôn công việc của ông, đó là người
giữ đền Hoàng sa hay ông Kiểng tổng lái thuyền Quy phải không?
Ông Kiểng sinh ra tại thôn Tây, xã An Hải, Lý Sơn. Tuy nhiên, gốc gác
của ông không phải là dân bản địa ở Lý Sơn. Ông bà, bố mẹ ông là người
trong đất liền từ Bình Châu, Bình Sơn ra định cư, lập nghiệp. Ngôi nhà
nhỏ vợ chồng ông đang tá túc nằm cách Âm Linh tự chừng 50 chục mét. Ông
Kiểng dáng gầy, da ngăm, trông còn khỏe mạnh, thoạt nhìn ít ai nghĩ rằng
năm nay ông đã bước sang tuổi 85. Có lẽ với nhiều năm lênh đênh trên
biển với bao sóng gió đã cho ông được sức khỏe tốt.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, ông Kiểng từng là một trong những
người đi biển tài giỏi, một thợ lặng lão luyện. Ông kể: Ngày đó chỉ đi
bằng thuyền buồm, mỗi lần có mưa bão là như phó mặc cho số phận. Trong
những năm gắn bó với nghề biển, ông đã đặt chân lên hàng chục hòn đảo
lớn nhỏ như Trụ cẩu, Bầu trắng, Linh Côn, Đá tháp... thuộc quần đảo
Hoàng Sa. Khi nghỉ chân trên những hòn đảo đó, nhìn những dòng chữ được
tiền nhân khắc ghi chủ quyền trên đá, ông cùng đồng đội như đang ở quê
nhà. Trong những năm tháng đó, chính ông đã cảm nhận được sự khắc nghiệt
của biển cả. "Thật nể phục sự dũng cảm của các vị tiền nhân ngày trước,
chỉ với chiếc thuyền nan mà vẫn bám biển giữ đảo để cho con cháu chúng
ta ngày nay" - ông Kiểng nói về sự hy sinh của những hùng binh ngày
trước. Có lẽ vì thế mà khi về già, lui về với cuộc sống đời thường, ông
nguyện với lòng đem quãng đời còn lại để làm một điều gì đó thể hiện
lòng biết ơn tiền nhân.
Sau khi giã từ nghề biển, với kinh nghiệm vượt nhiều sóng gió, ông
được người dân trên đảo bầu chọn làm tổng lái ghe quy (người lái chính
của ghe đua trong lễ hội đua ghe truyền thống trên đảo Lý Sơn). Sau đó,
ông được những người có uy tín trên đảo chọn làm người canh giữ đền
Hoàng sa để nhang khói tỏ lòng tri ân của con cháu với những anh hùng
của Đội lính Hoàng sa năm xưa. Từ đó đến nay đã hơn nửa thế kỷ trôi qua,
bất kể nắng hay mưa, đều đặn ngày 2 lần, buổi sáng ông thức dậy lúc 4
giờ rưỡi, buổi tối lúc chập choạng tối ông lại lặng lẽ lên đền để lo
việc nhang đèn. Ngoài công việc trên, nhiều lúc còn phải giúp những ngư
dân đến cúng lễ vật tại đền lúc chuẩn bị ra khơi hay khi tôm cá đầy
thuyền sau những chuyến biển về từ Hoàng Sa.
Dẫn chúng tôi lên đền, vừa thắp nén nhang cho linh hồn các hùng binh,
ông Kiểng chậm rãi: Ngày nay con cháu chúng ta có nơi đánh bắt ngoài
đảo xa, cuộc sống sung túc không thể quên được công lao của những bậc
tiền nhân, họ đã hy sinh tính mạng để giữ gìn những vùng biển đảo thiêng
liêng của Tổ quốc. Mình được tín nhiệm sớm hôm nhang đèn để linh vị các
ngài đỡ hiu quạnh. Động lực nào khiến ông gắn bó với công việc này lâu
đến thế? - Tôi hỏi. Ông Kiểng cười và rằng, góp một chút công sức để bày
tỏ lòng biết ơn với những người có công lao với đất nước là một niềm
hạnh phúc. Đó là trách nhiệm của một người hậu thế và cũng là trách
nhiệm với con cháu đời sau để chúng hiểu được truyền thống của cha ông.
Suốt mấy chục năm qua, chưa ngày nào ông bị đau ốm phải bỏ quên công
việc nhang đèn cho ngôi đền. Nếu gặp trường hợp phải đi xa khi bận rộn,
ông nhờ những người lớn tuổi khác thay thế. Những ngày không đến được
đền để hương khói, ông lại thấy khó nghĩ. Điều đáng nói là trong những
người được thờ tại đền Hoàng Sa không có họ hàng của ông.
Trên con đường về nhà, nhìn ngôi nhà nhỏ khuất nẻo, hiu quạnh chỉ 2
vợ chồng già và một người con bệnh tật, chúng tôi cũng có phần ái ngại
và xúc động trước tấm lòng của ông với các bậc tiền nhân. Nói về cuộc
sống sắp tới, ông mong muốn rằng còn sức khỏe tốt, để có thể tiếp tục
công việc lâu nay đã gắn bó hơn nửa đời người của ông. Tôi tin, đó là
nguyện vọng chân thành của một người nặng nợ với tiền nhân. Tuy nhiên,
chúng tôi cũng mong muốn rằng nếu có một nguồn quỹ nào đó để giúp đỡ ông
có được một chút an ủi và có điều kiện để chăm lo công việc ý nghĩa này
trong những năm còn lại của cuộc đời thì trọn vẹn hơn.
Âm Linh tự đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Đây vừa là nơi thờ
cúng vừa là nơi lưu giữ những gì còn liên quan đến những hùng binh trong
Đội Hoàng Sa ra đi gìn giữ và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, là một bằng
chứng hùng hồn rằng Hoàng Sa là máu thịt của Tổ Quốc. Những người con
của Lý Sơn thuở trước đã không tiếc máu xương để vượt biển đông để bảo
vệ chủ quyền cho đất nước để ngày nay, chúng ta- con cháu của các cụ vẫn
bám biển để làm giàu.
Tôm cá từ Hoàng Sa mang về đã nuôi sống nhiều thế hệ người dân trên
đất đảo. Hậu thế sau này vẫn tiếp bước cha ông vừa đánh bắt hải sản vừa
khẳng định chủ quyền của Tổ quốc. Việc lưu giữ những di vật và mộ lính
Đội Hoàng sa tại Âm linh tự cũng là một cách thể hiện lòng biết ơn với
tiền nhân.

Phạm Văn Mịnh

(Huyện Lý Sơn)

nguôn quangngai.gov.vn

http://my.opera.com/khoilv

Romeo

Romeo
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
làm công việc đó gần suốt cả cuộc đời rồi...thật đáng để con cháu noi theo.....

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]