Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn - đầu sóng ngọn gió Phần 4(“Vương quốc tỏi” trên đảo khát ) 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn - đầu sóng ngọn gió Phần 4(“Vương quốc tỏi” trên đảo khát ) 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
TT - Nằm lọt thỏm giữa biển khơi mênh mông, khí hậu
quanh năm khắc nghiệt, việc đào giếng tìm nguồn nước ngọt gặp nhiều khó
khăn nên cái tên “Đảo khát” luôn là nỗi ám ảnh thường trực của hơn
4.000 hộ với 21.000 dân đang sinh sống ở huyện đảo Lý Sơn.




Nước uống cho người đã khó, nước tưới cho cây tỏi
càng khó gấp bội, vậy mà cây tỏi Lý Sơn vẫn vượt qua nắng cháy, đem cái
tinh túy nhất của mình dâng cho đời.


Lý Sơn - đầu sóng ngọn gió Phần 4(“Vương quốc tỏi” trên đảo khát ) ImageView
Nước ngọt khan hiếm nên dân ở đảo Lý Sơn thường tắm trong thau và tận dụng nước bẩn để lau nhà, giặt giũ - Ảnh: M.Thu




Giọt nước quý như vàng
“Xung quanh bốn bề là biển nên việc đào giếng tìm mạch
nước ngọt ở Lý Sơn cực lắm”, ông Dương Văn Kiên - 62 tuổi, ở thôn An
Vĩnh - than thở. Bà con đào hàng chục cái giếng rồi cuối cùng phải bỏ
vì đào đến đâu cũng gặp nước nhiễm mặn. Chỉ duy nhất có giếng vương nằm
sát bên biển (dân địa phương còn gọi là giếng vua ban, hay giếng só la)
không bao giờ cạn.

Một cái giếng mà lại quá nhiều người chờ chực để múc,
dân làng đành nhờ một vài người múc hộ, gánh về nhà và trả công. Vậy là
nghề phu nước ở Lý Sơn ra đời và tồn tại từ nhiều đời nay.

Vợ chồng ông Mai Văn Thu và bà Bùi Thị Lên ở thôn Đông
sớm giã từ nghề biển ở tuổi sung sức 30, bệnh tật đã níu cuộc sống vợ
chồng ông rơi vào cảnh túng quẫn, nghèo khó. Căn bệnh thần kinh làm mắt
ông Thu ngày càng kém dần, chân co rút phải bước đi lại khập khiễng.

Từ hơn sáu năm qua, thương chồng bệnh tật, bà Lên lặng
lẽ thức dậy từ tờ mờ sáng xuống giếng vương chờ múc từng gàu nước đổ
đẩy từng can nhựa, rồi phụ chồng đẩy xe thồ vượt qua nhiều con dốc, ngõ
hẻm đưa dòng nước ngọt đến tận nhà dân trên đảo. Trung bình mỗi ngày vợ
chồng ông Thu đi bộ thồ ba chuyến xe chở 15 can nhựa (tương đương 450
lít nước), vượt chặng đường dài tổng cộng khoảng 30km đưa nước ngọt bán
ở khắp ngõ ngách trên đảo.

Thương bà con cơ cực, năm 2007 vợ chồng bà Đặng Thị Sính ở thôn Tây, xã An Vĩnh, đã mua vật liệu xây bể chứa 20m3
nối đường ống dài khoảng 6km, đặt bảy máy bơm nối tiếp từ giếng nước
ngọt ở gần trạm biên phòng 328 đưa nước về bể dự trữ cung ứng cho
khoảng 100 hộ dân trong thôn. Bà Sinh cho hay bà con trong thôn phụ
thêm tiền nhiên liệu, công chạy máy bơm khoảng 10.000 đồng/m3.
Tuy nhiên do nguồn nước thiếu thốn, hằng ngày bể chứa nước của bà Sính
chỉ có thể mở van cấp nước cho bà con ngày hai lần từ 6g-9g sáng và
2g-4g chiều.

Dù chật vật múc từng gàu nước nhưng cư dân đảo Lớn vẫn
còn có nước giếng để dùng, trong khi ở đảo Bé (xã An Bình), hơn 100 hộ
dân với gần 500 người chủ yếu nhờ vào nước mưa dự trữ. Ở đảo Bé, nhà
nào cũng nối ống nước chằng chịt từ trên mái nhà xuống miệng các lu, bể
chứa. Ông Nguyễn Luân - dân đảo Bé - kể nước mưa được trữ trong lu dùng
cho cả năm nên rất tiết kiệm, giọt nước ngọt trên hòn đảo nhỏ này quý
như vàng.

Mùa nắng dân làng ra biển tắm, về nhà đứng trong thau
lớn múc từng ca nước ngọt giội lại. Nước bẩn hứng trong thau đem giặt
đồ, lau nhà rồi tưới rau. Do ở đảo Bé không đào được giếng nước ngọt
nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhờ nước trời. Những tháng nắng nóng,
nước mưa dự trữ trong lu bể cạn kiệt rất nhanh. Ăn tiêu dè sẻn, các hộ
dân góp tiền hợp đồng với tàu công suất nhỏ chở nước ngọt từ đảo Lớn
sang.

“Vương quốc tỏi”

Những năm 1960 là thời hoàng kim của cây tỏi trên đất
đảo Lý Sơn, mỗi nhà trồng tỏi chỉ mang chừng vài tạ tỏi khô vào đất
liền bán là rủng rỉnh trong túi cả lượng vàng. Cây tỏi lên ngôi và Lý
Sơn có biệt danh “vương quốc tỏi” từ đó. Do đặc thù thổ nhưỡng, khí hậu
khắc nghiệt ở huyện đảo Lý Sơn, hằng năm trước khi vào vụ trồng tỏi
người dân Lý Sơn thường chạy đôn chạy đáo tìm cát để đưa về ruộng, rẫy
dùng lớp cát mới thay lớp cát cũ.


Lý Sơn - đầu sóng ngọn gió Phần 4(“Vương quốc tỏi” trên đảo khát ) ImageView
Người dân Lý Sơn phân loại tỏi tươi vừa thu hoạch - Ảnh: M.Thu


Lý Sơn - đầu sóng ngọn gió Phần 4(“Vương quốc tỏi” trên đảo khát ) ImageView
Cát biển được ủ thành từng vuông trên ruộng tỏi để giảm độ mặn chuẩn bị cho một vụ xuống giống mới - Ảnh: Minh Thu

Ông Phạm Thoại Tuyền - một trong những người trồng tỏi
ở thôn Đông, xã An Vĩnh - lý giải: có thay lớp cát mới cho rẫy thì rễ
cây tỏi mới có độ bám, đủ độ ẩm cần thiết thì củ tỏi mới nở to. Cát
biển giàu chất vôi khúc xạ với ánh nắng mặt trời, người dân lại dùng
nước biển hòa tan với phân hữu cơ bón cho cây nên tỏi ở Lý Sơn thơm và
cay hơn nhiều nơi khác.

Những năm gần đây nguồn cát ven bờ cạn kiệt, người dân
phải ra biển hút cát đưa vào bờ. Hằng năm vào tháng 8 âm lịch, người
trồng tỏi Lý Sơn mới bắt đầu xuống giống, nhưng họ đã chuẩn bị nguồn
cát biển để thay lớp cát cũ trên rẫy từ sau Tết Đoan ngọ. Hằng ngày từ
mờ sáng, vợ chồng ông Trương Văn Phi đã nổ máy đưa chiếc bè xốp, xung
quanh đan bằng mành tre, khoang chứa khoảng 2m3 cát ra cách bờ hơn 2 hải lý để hút cát.

Trung bình mỗi ngày ông Phi phải ngâm mình trong nước
khoảng năm giờ để định vị ống hút cát dưới đáy biển bơm vào khoang chứa
trong bè, và định vị ống hút bơm cát từ bãi trung chuyển lên bờ. Sau đó
đợi nước biển rút, các xe tải đến xúc đưa lên xe chở đổ dọc các con
đường vào rẫy.

Tùy theo rẫy xa hay gần, tại đây, một lần nữa người
dân thuê nhân công xúc cát đưa vào các thùng phuy nhựa chở đổ vào rẫy
và bắt đầu công đoạn làm đất. Ông Trương Quang Quả - người có thâm niên
trồng tỏi ở thôn Đông, xã An Hải - cho hay tiết kiệm lắm mỗi vụ tỏi
cũng phải mua năm xe cát (khoảng 20m3 cát), tùy thời điểm biển êm hay động, mỗi mét khối cát chuyển vào đến rẫy có lúc lên đến 120.000 đồng.

Ở đảo Lớn còn trông dựa nguồn cát được hút đưa lên các
bè xốp tự tạo ở ngoài biển chuyển vào, còn ở đảo Bé trước mỗi vụ tỏi
người dân chỉ biết “bòn vét” chút cát còn sót lại ở các bờ bãi, xúc đổ
dồn vào bao đội đưa lên rẫy. Theo ước tính của UBND huyện Lý Sơn, với
khoảng 277ha đất trồng tỏi hằng năm nông dân Lý Sơn phải cần đến khoảng
17.000m3 cát để thay lớp cát cũ tạo độ ẩm cho cây tỏi phát triển.

Chuyện “chạy cát” đã nhọc nhằn, để có nước tưới cho
cây tỏi là cả một kỳ công. Bà con trên đảo dùng máy nổ chạy dầu diesel
bơm nước từ các giếng cạn tưới cho cây tỏi. Bà Trần Thị Ân ở thôn Tây,
xã An Vĩnh cho hay nếu trời mưa thì mỗi vụ tỏi tưới nước khoảng 10 lần,
còn không mưa phải tưới đến 20 lần. Mỗi sào tỏi tưới mất một giờ trả
tiền thuê máy nổ và tiền dầu khoảng 100.000 đồng. Rẫy tỏi càng xa thì
nhiên liệu chạy máy nổ càng nhiều. Từ giếng nước đến ruộng tỏi dài mấy
cây số có khi phải nối ống qua năm sáu máy bơm thì mới đủ mạnh bơm nước
đến rẫy.

Mấy năm gần đây làm nghề biển khó khăn do giá nhiên
liệu tăng, ông Phạm Văn Hảo ở thôn Đông bỏ nghề biển lên bờ thuê đất
của người dân trên đảo để trồng hành, tỏi. Với 17 sào tỏi, mỗi năm ông
Hảo phải dùng khoảng 3.000 lít dầu diesel chạy máy nổ tưới nước cho rẫy
tỏi. Những năm mùa khô hạn hầu như phải thức đêm, thắp đèn măng sông
chờ mạch nước để bơm nước tưới. Ông Hảo tâm sự: “Nghề trồng tỏi cơ cực
trăm bề nhưng thu nhập hằng năm không đáng là bao, được mùa thì mất
giá, mất mùa thì được giá”.


Huyện đảo Lý Sơn cách quần đảo Trường Sa hơn 430
hải lý. Xa cách nghìn trùng sóng nước là thế mà từ lâu người dân huyện
đảo này đã gắn bó keo sơn với vùng biển Trường Sa như chính sự sống của
mình.

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]