Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Hai biện pháp bảo vệ chủ quyền trên biển 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Hai biện pháp bảo vệ chủ quyền trên biển 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Để bảo vệ chủ quyền biển của mình, thời gian qua mỗi nước áp dụng những cách khác nhau, nhưng chung quy lại có hai biện pháp chính: "bắt” và "kiện”. Liệu hai biện pháp này có giá trị tham khảo đối với Việt Nam?

Vì sao nên "kiện”?


Theo tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu, ngày 9-6-2011, ngay sau sự kiện tàu Trung Quốc phá cáp tàu Viking II của Việt Nam: Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) là một công cụ hữu ích để tổ chức và quản lý các vấn đề hàng hải trên thế giới, "nhưng nó không phải là thứ duy nhất để kiểm soát việc các quốc gia đòi chủ quyền trên biển”. Giới phân tích cho rằng, câu nói này thể hiện thái đội coi thường, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Chính vì sự bất chấp nên Trung Quốc mới đưa ra yêu sách "đường chữ U 9 đoạn” chẳng giống ai!

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phát biểu: "Ngay cả Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển họ còn coi thường thì cũng không lấy gì đảm bảo COC giải quyết được vấn đề”. Ông Vịnh cho rằng: Luật quốc tế đã quy định, nhưng họ không tự giác thực hiện pháp luật thì chúng ta phải cần đến một cơ quan bảo vệ pháp luật để phân định rõ ràng trắng đen như Tòa án quốc tế hay Liên Hợp Quốc chẳng hạn.

Các chuyên gia phân tích: Nếu Việt Nam cũng gửi thư ngoại giao cho Tiểu ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc đối với những hành vi xâm phạm và đe dọa của Trung Quốc trên vùng biển chủ quyền của mình như Philippines đã làm, hai nước sẽ có những điểm chung, thế giới biết cả hai đều là "nạn nhân”, chính Trung Quốc là "thủ phạm”. Dư luận quốc tế cần buộc Trung Quốc phải chấm dứt hành động gây hấn và cam kết không tái phạm, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại...

Việt Nam muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Việc "kiện” tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền lên Tòa án quốc tế vẫn là phương pháp hòa bình. Vì Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm UNCLOS nên Việt Nam có thể nhờ Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) phân xử, hoặc một Tòa án trọng tài nào đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trung Quốc đã ký và phê chuẩn Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), nhưng DOC không "trói buộc” được Trung Quốc thì may ra COC có thể hạn chế được Trung Quốc phần nào. Việt Nam nên thúc giục ASEAN sớm cho ra đời Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC) vào năm 2012 nhân kỷ niệm 10 năm ký kết DOC là tốt nhất. Trước mắt, bốn nước cùng là "nạn nhân” của Trung Quốc (Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia) phải ngồi vào bàn đàm phán để thống nhất với nhau về một COC cụ thể. Nếu Trung Quốc không chấp nhận COC thì họ sẽ bị không chỉ riêng Tòa án công lý quốc tế hay Tòa án quốc tế về Luật Biển mà còn bị dư luận cả thế giới phê phán.

"Bắt giữ” tàu vi phạm

Trường hợp tàu Trung Quốc lao vào phá cáp tàu thăm dò dầu khí ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của ta nếu chúng ta bắt giữ được tàu vi phạm chủ quyền của ta, dư luận quốc tế cũng sẽ ủng hộ ta và lên án kẻ gây hấn. Indonesia và Nhật Bản làm được điều này. Thật ra, Bộ đội biên phòng các tỉnh Cà Mau, Quảng Ngãi, Quảng Bình cũng đã từng bắt giữ tàu nước ngoài vi phạm lãnh hải Việt Nam, trong đó có tàu đánh cá Trung Quốc.

Việc Việt Nam tuyên bố đưa tàu Bình Minh 02 trở lại hoạt động ở Biển Đông với 8 tàu bảo vệ là động thái phản ứng phù hợp. Chúng ta cũng nên tổ chức tuần tra bằng máy bay trên biển để sớm phát hiện tàu Trung Quốc và cảnh báo cho tàu Việt Nam. Các lực lượng của Việt Nam hoàn toàn có quyền bắt giữ tàu cá, dẫn độ vào bờ, làm đúng thủ tục và đưa ra xét xử tại tòa án. Công ước Luật Biển 1982 đã nói rõ điều đó (như Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã nêu). Có điều nên tránh nổ súng. Ta chỉ tự vệ trong trường hợp bất đắc dĩ và khi cần mới phải bắt giữ tàu vi phạm.

Ngô Quang Chính

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]