Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
dân đảo Bé phấn khởi vì sắp chủ động nguồn nước ngọt 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
dân đảo Bé phấn khởi vì sắp chủ động nguồn nước ngọt 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Dân đảo Bé phấn khởi vì sắp chủ động nguồn nước ngọt
(QNg)- Ngày 30/8, Công ty Doosan Vina ký vào biên bản ghi nhớ tài trợ 2 máy khử nước biển thành nước ngọt, cùng 2 máy phát điện với tổng giá trị gần 900 nghìn USD cho xã đảo An Bình (tức đảo Bé, huyện Lý Sơn). Thông tin lan nhanh đến dân xã đảo An Bình, bà con hy vọng sẽ thoát khỏi cảnh hứng nước mưa để sử dụng và tình trạng thiếu nước ngọt luôn ám ảnh...


Cuối tháng 8 nắng nóng gắt hắt trên các cánh đồng đảo Lý Sơn, làm cho những bụi hành queo ngọn. Những người dân đất đảo cho hay: "Đã hơn 6 tháng rồi cả đảo Lớn lẫn đảo Bé đều không có một giọt nước mưa, nên ở đảo Lớn mạch nước ngầm tụt xuống. Một số giếng khơi cũng bắt đầu nhiễm mặn". Còn trên con đường ra bến cảng Lý Sơn, chúng tôi thấy từng tốp người thồ nước từ các giếng nước ngọt trở về. Tại bến cảng Lý Sơn có những chiếc thúng nhỏ, thuyền máy chờ sẵn để vận chuyển nước ngọt sang đảo Bé. Tôi hỏi chuyện anh Ngô Lắm (khu 1 xã An Bình), phấn khởi cho rằng: "Nghe thông tin có máy khử nước biển thành nước ngọt tại đảo Bé, chúng tôi phấn khởi vô cùng. Bởi đó là niềm khát khao bao đời nay của dân đảo…".

dân đảo Bé phấn khởi vì sắp chủ động nguồn nước ngọt Images542338_nuocngotlyson

Bà con thôn Tây và một phần thôn Đông (xã An Vĩnh) đến các giếng nước ở trung tâm huyện lấy nước ngọt.

Đảo Bé nằm cách đảo lớn chừng 2hải lý. Trên đảo không có nguồn nước ngọt, nên trên 100 hộ dân quanh năm sinh sống bằng nước trời. Gia đình nào cũng cố gắng xây bể và mua lu nhỏ, để tích giữ nguồn nước hứng được trong mùa mưa, nhưng cũng chỉ đủ dùng 6 tháng trong năm. Còn như năm nay nắng hạn kéo dài, đã làm cho các bể nước khô cạn. Nhiều gia đình phải sống nhờ nước ngọt ở đảo Lớn từ tháng 4 đến nay.

Gia đình anh Ngô Lắm có 5 miệng ăn, mọi sinh hoạt tắm giặt, nấu nướng dựa vào 2 lu, 2 bể nước (khoảng 20m3 nước). Trời nắng hạn từ tháng 4 - tháng 8 năm nay, gia đình anh đã sang đảo Lớn (xã An Vĩnh và An Hải) mua nước đến 5 lần. Mỗi lần sang đảo Lớn vận chuyển nước về, anh phải mất 210.000 đồng. Còn nhà anh Nguyễn Trân có 9 khẩu, lượng nước cần dùng nhiều hơn. Nhưng nhờ có thuyền máy nên mỗi lần hết nước là anh sang đảo Lớn vận chuyển. Nhà anh chỉ có 1 bể và 1 lu (khoảng 10m3) nên từ tháng 2 đến nay không biết bao nhiêu lần anh sang đảo Lớn mua nước.

Dân đảo Bé từ lâu sống nhờ thu hoạch từ hành, tỏi. Nhưng ở hòn đảo không có mạch nước ngọt, nên cây hành, tỏi cũng không xanh tốt và cho năng suất khá như ở đảo Lớn. Còn đánh bắt hải sản chủ yếu bằng thúng nan, thuyền nhỏ lặn bắt hải sản ven bờ. Có năm mất mùa tỏi, hành và nghề lặn bắt hải sản ven bờ cũng cạn kiệt, nên cuộc sống của họ khó khăn hơn nhiều. Chính vì thế bà con tiết kiệm từng giọt nước ngọt mỗi khi nắng hạn về. Cứ mỗi chiều xuống, người lớn thì ra biển giặt đồ, trẻ nhỏ nhảy ùm xuống biển tắm, rồi về nhà đứng vào trong thau múc nước ngọt xối lại...

Việc sang đảo Lớn mua nước đã khó, mà việc vận chuyển nước sang đảo Bé cũng lắm nhọc nhằn. Dân đảo Bé thiếu nước thường rơi vào tháng 4 - 5, đây cũng là thời điểm trời thường có giông và gió xoáy bất thình lình xuất hiện trên biển. Anh Nguyễn Trân - người làm nghề đưa khách từ đảo Bé sang đảo Lớn đã hơn 20 năm, kể: "Vào mùa hè cách đây trên 10 năm, trên chiếc thúng nhỏ anh chở 8 người sang đảo Lớn mua nước chuyển về. Trên đường về đảo Bé, gió đến bất thình lình, đã làm chìm thúng. Biết là nguy hiểm nhưng không chuyển nước về, thì lấy gì uống và nấu ăn".

Chị Bùi Thị Dạng đang lấy nước ở đảo Lớn đưa về đảo Bé, nói: "Nghe Hàn Quốc tài trợ máy xử lý nước mặn thành nước ngọt, dân chúng tôi vui mừng lắm. Mong sớm thoát khỏi cảnh đi lấy nước thế này".

Ông Trần Ngọc Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết: Năm nay nắng hạn gay gắt hơn, nên ở đảo Bé từ đầu tháng 6 xã An Bình đã mở nguồn nước dự trữ cung cấp cho dân. Tuy nhiên nguồn nước dự trữ vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt. Đầu tháng 8 huyện đã trích 3,7 triệu đồng để cung cấp nguồn nước ngọt cho dân xã đảo An Bình.

Trước nhu cầu bức thiết về nguồn nước ở đảo Bé, cả huyện đảo Lý Sơn thì việc hỗ trợ thiết bị máy lọc nước biển ra nước ngọt cho dân xã đảo An Bình của Tập đoàn Doosan Vina là niềm vui lớn của dân đảo. Theo thỏa thuận, gói thiết bị bao gồm 2 máy khử nước biển thành nước ngọt có công suất 100 mét khối/ngày đêm, 2 máy phát điện diezel, cùng một số phụ tùng đi kèm.

Cùng với việc tài trợ thiết bị, Công ty Doosan Vina còn hỗ trợ kinh phí lắp đặt và đào tạo công nhân vận hành. Việc Tập đoàn Doosan Vina ký văn bản ghi nhớ tài trợ thiết bị là niềm vui lớn, góp phần ổn định cuộc sống của dân vùng biển đảo khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ngãi.

Bài, ảnh: Mai Hạ
,

hot boy

hot boy
Tiều ngư
Tiều ngư
giờ đây bà con mình khỏi cần lo chuyện nước ngọt trên đảo rồi

mobifone

mobifone
Tiều ngư
Tiều ngư
oh my god! được thế thì tốt rồi! traitim

thanhduocanbinh

thanhduocanbinh
Ban ĐH
 Ban ĐH
Chưa có thi công đâu mà vui. Khi nào thi công và đưa vào sử dụng thì lúc đó mới tin tưởng nỗi. Chứ như cái nhà máy điện thì chẳng biết mấy lần thi công rồi.

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]