Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn – Giữa mênh mông vẫn “khát” (Kỳ 1)  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý Sơn – Giữa mênh mông vẫn “khát” (Kỳ 1)  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
QĐND - Thứ Tư, 16/11/2011, 20:32 (GMT+7)
QĐND Online – Đảo Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nằm trên biển Đông, cách đất liền khoảng 15 hải lý, về phía đông bắc. Với môi trường tự nhiên đặc thù, người dân Lý Sơn quanh năm gắn mình giữa mênh mông nắng gió, biển cả. Dẫu cuộc sống đảo xa đầy khắc nghiệt, song việc học ở Lý Sơn chưa bao giờ chững lại. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục dù đã có những đổi thay nhưng dường như chưa thỏa được cơn “khát” đến cháy lòng của những người nông dân, ngư dân nơi đây.
Lý Sơn – Giữa mênh mông vẫn “khát” (Kỳ 1)  161111ha3163216908
Ông Trần Phúc Sinh, Trưởng phòng Giáo dục huyện đảo Lý Sơn



“Khát” từ trường chuẩn…

Ở nơi đảo xa, vấn đề đảm bảo đủ trường lớp đã thực sự trở thành trở ngại rất lớn trong việc kích thích người dân đi học. Trước kia, chỉ có gia đình khá giả mới có thể cho con đi học; con em Lý Sơn muốn học cao hơn, cách duy nhất là vào đất liền. Đến nay, toàn huyện đã có 10 trường học với đủ các cấp học, trong đó có duy nhất một trường THPT, phần nào mang đến một diện mạo mới cho sự nghiệp giáo dục nơi đây.

Bên cạnh ngành nghề truyền thống là đi biển và làm nông thì phần lớn người dân đều coi sự học là con đường thoát nghèo, là điều kiện di dân cơ bản nhất. Tuy nhiên, những ngôi trường mới chỉ dừng lại phục vụ nhu cầu học tập cơ bản của người dân Lý Sơn. Để học sinh Lý Sơn bắt nhịp được khi ra ngoài “xã hội” thì dường như những trường, lớp đó chưa đáp ứng kịp.

Ông Trần Phúc Sinh, Trưởng phòng Giáo dục huyện Lý Sơn cho hay: tuy quy mô dân số Lý Sơn không lớn so với các huyện khác nhưng tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học lại khá lớn (hơn 5.400 trẻ em vào học sinh/21.000 người dân). Mấy năm trước, một số phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ việc học tập của con em nên có hộ gia đình khi con lên lớp 8 là cho nghỉ học sớm, để trẻ kiếm thêm thu nhập cho gia đình (tỷ lệ đó khoảng 5-7%). Trong 2-3 năm gần đây, tỉ lệ này giảm đáng kể, nay chỉ còn 1%.

Nhu cầu đi học đã tăng lên nhưng về cơ bản mới đủ phòng học 2 ca/ngày, chưa đáp ứng được cho tất cả học sinh học 2 buổi/ngày. Trong hoàn cảnh hứng chịu gió bão quanh năm, hiện có trên 50% phòng học không đủ an toàn trong mùa giông bão. Dù đã cố gắng thay thế nhưng mới chỉ thay được 26 phòng học trước đây quá yếu kém, nhà trường không dám đưa học sinh vào học.

Dù ngân sách địa phương rót về hàng năm nhưng có quá nhiều thứ cần đầu tư nên giáo dục chưa được tập trung ưu tiên. Toàn huyện chưa có một ngôi trường nào đạt chuẩn quốc gia, chưa trường nào có phòng học chức năng đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, ông Trần Phúc Sinh cho biết thêm.

Mong muốn con em Lý Sơn vươn mình ra khỏi đảo nhưng để làm được việc đó thì điện phải đi trước một bước. Chủ trương của ngành giáo dục là đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ phương pháp giảng dạy, đổi mới việc học nhưng dường như học sinh Lý Sơn vẫn là “kẻ đứng ngoài”, không được thừa hưởng những đổi mới vì nguồn điện không có. Những phòng chức năng để học sinh thực hành cũng chỉ là mơ ước, tất cả là học “chay”. Hiện giờ, học sinh ban đêm vẫn phải học dưới những cây đèn dầu – Thầy Phạm Hoàng Trường, Hiệu trưởng trường THCS An Vĩnh chia sẻ.
Lý Sơn – Giữa mênh mông vẫn “khát” (Kỳ 1)  161111ha4163222595

Những bộ máy vi tính ngày ngày vẫn nằm trong tủ kính chờ… điện



Đến giáo viên

Tinh thần hiếu học của người dân nơi đây đã được minh chứng bằng tỉ lệ đỗ đại học khá cao (khoảng 20% trong số 300 em dự thi). Nhưng có một thực tế khá buồn rằng con em Lý Sơn sau khi tốt nghiệp đại học ít quay trở về phục vụ địa phương. Họ không quay trở về bởi nhiều lý do. Ngoài những sinh viên có năng lực học tập tốt, không có tư tưởng muốn về, thường kiếm việc làm ở thành phố, còn khá nhiều sinh viên có ý nghĩ quay về nhưng tỷ lệ được sử dụng lại rất nhỏ.

Ông Trần Phúc Sinh cho biết: “Phục vụ cho quá trình phát triển, chúng tôi buộc phải tuyển những người học cao đẳng, trung cấp, thậm chí học sinh vừa tốt nghiệp trung học rồi cử đi học tập dần dần. Những sinh viên tốt nghiệp đại học, quay về phục vụ địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp công việc bởi quỹ biên chế có hạn. Với những ngành nghề khác như kỹ thuật, kinh tế nếu có về thì cũng chỉ làm những lĩnh vực hành chính, chứ không thể phát triển kinh doanh”.

Sinh viên sư phạm vốn đã ít, nay gặp phải những trở ngại như vậy càng hiếm hơn. Hiện chỉ có hơn 300 cán bộ, giáo viên cho 10 trường từ mầm non đến phổ thông. Trong đó, đảo Bé (tức xã An Bình) hiện đang “trắng” trường, “trắng” giáo viên cấp 2. Không có trường, không có giáo viên, học sinh học hết cấp 1 hầu như bỏ học. Do đó, giáo viên trường THCS An Vĩnh đang lĩnh ấn tiên phong, mỗi năm luân phiên cử 4 giáo viên tình nguyện “mang chữ” ra đảo Bé.

Tình nguyện đi dạy nên tất nhiên họ cũng không có khoản phụ cấp nào ngoài tiền lương và một chút hỗ trợ vé tàu đi lại từ nhà trường để sinh sống trên đảo Bé. Những giáo viên này, ngoài việc dạy những môn chính, họ phải tự bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức của các môn khác để dạy kiêm nhiệm từ lớp 6 đến... lớp 9.

Thầy Phạm Hoàng Trường cho biết: toàn trường THCS An Vĩnh có 50 giáo viên và nhân viên, trình độ đại học chiếm 30% (trong đó, 13 giáo viên hiện đang theo học đại học). Dù còn nhiều khó khăn, song nhà trường vẫn cố gắng duy trì việc học cho học sinh xã An Bình; khuyến khích giáo viên tự học, tự nâng cao trình độ. Thầy Trường cũng như nhiều giáo viên trong trường đều mong ngành giáo dục thành lập một trường phổ thông có nhiều lớp học, tuyển dụng những giáo viên công tác lâu dài, để con em đảo Bé được đến trường và thầy cô giáo yên tâm giảng dạy.

Bài, ảnh: Thu Hà
Kỳ 2: Nỗi lòng cô giáo đất đảo

http://hùngđảolýsơn.vn

thanhduocanbinh

thanhduocanbinh
Ban ĐH
 Ban ĐH
Cảm động thật!!!
Cái nỗi dân đảo muốn dạy chữ đã khổ mà đảo bé (An Bình) lại khổ hơn

khoc3

thanhnga250987

thanhnga250987
Level 1
Level 1
:ilove: không có điện như mất nữa phần công lực rồi.
-có góp đá xây trường sa vậy có nên góp dây đien bắt điện trong đất liền ra không nhỉ?

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]