Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lập trường nhất quán của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lập trường nhất quán của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
(thanhnien.com.vn)Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như nhắc lại việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974.

Lời khẳng định của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam một lần nữa cho thấy lập trường nhất quán của nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xuyên suốt mọi thời kỳ và mọi thể chế chính trị.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào”.

Thủ tướng nêu rõ: Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (lúc đó nằm dưới sự quản lý của Việt Nam cộng hòa - VNCH). Chính quyền VNCH đã phản đối, lên án hành động này và đề nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng.

Lập trường nhất quán của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa Laptruong2
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu giới thiệu các bản đồ phương Tây thế kỷ 17-18 thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam - Ảnh: Đỗ Hùng

“Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương LHQ, phù hợp với Công ước về luật Biển, phù hợp với Tuyên bố DOC'', Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Xuyên suốt lịch sử

Các tài liệu lịch sử Việt Nam cũng như ghi chép của các nhà thám hiểm phương Tây đều ghi nhận Việt Nam (hay An Nam, Đàng Trong…, tùy giai đoạn lịch sử) đã xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ 16-17. Các chúa Nguyễn đã lập Đội Hoàng Sa tới khai thác sản vật và thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, mà bằng chứng cho các hoạt động này vẫn còn tồn tại dưới các dạng: 1) Sắc chỉ của vua chúa cử thuộc cấp tới thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa; 2) Các tài liệu của những gia tộc có người thân là thành viên đội cai quản Hoàng Sa, Trường Sa; 3) Ghi chép và bản đồ của các sứ thần, nhà hàng hải Trung Quốc về Việt Nam; 4) Ghi chép và bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây; 5) Các hoạt động dân gian (như lễ khao lề thế lính ở Quảng Ngãi)…

Chính nghĩa thuộc về Việt Nam

* Trao đổi với Thanh Niên hôm qua, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (nguyên là Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Cách mạng lâm thời) khẳng định: sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1.1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã lên tiếng phản đối.

* Trong Tuyên cáo ngày 14.2.1974, Chính phủ VNCH nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ VNCH. Chánh phủ và nhân dân VNCH không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy…”. Tuyên cáo khẳng định lập trường đấu tranh không khoan nhượng vì chủ quyền của Việt Nam và nêu rõ: “Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có”. Tuyên cáo kết thúc bằng việc nêu rõ thiện chí của VNCH trong việc giải quyết bằng đường lối đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc “không từ bỏ chủ quyền”.

Những ví dụ minh chứng cho hoạt động thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền Việt Nam thời phong kiến có rất nhiều. Chẳng hạn tài liệu của linh mục G.M.Taberd cho biết vào năm 1816, vua Gia Long đã cho thượng cờ xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa. Trong sách Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã nêu rõ Hoàng Sa thuộc Việt Nam.
Đến thời kỳ thuộc địa, chính quyền Pháp ở Đông Dương thường xuyên có hoạt động khai thác, thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, có lúc đặt quần đảo này dưới sự quản lý của đơn vị hành chính Thừa Thiên.

Trong Thế chiến 2, Nhật Bản đem quân sang chiếm Hoàng Sa năm 1939 và Pháp đã phản đối. Đến khi thất trận, Nhật buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo này và Pháp trở lại. Tuy nhiên, sau đó Pháp rút đi do các biến cố trong đất liền Việt Nam. Lúc này, Trung Hoa Dân Quốc lợi dụng vai trò giải giới quân Nhật theo hòa hước Potsdam đã tiến tới đảo Phú Lâm và Pháp đã gửi tàu Le Tonkinois tới tái chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1956, Trung Quốc (chính quyền Bắc Kinh) đã chiếm đảo Phú Lâm và Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa bằng cách cho lính giả dạng ngư dân đổ bộ lên đảo.

Dù Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa, chính quyền tại Việt Nam vẫn chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền và ngừng thực thi chủ quyền tại quần đảo này. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Mỹ), Thủ tướng Trần Văn Hữu (kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và không vấp phải sự phản đối của bất kỳ nước nào. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Paris (Pháp) vào năm 1974, sau sự kiện Trung Quốc nổ súng chiếm trọn Hoàng Sa, ông Hữu nói: “Chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa đã được công khai tuyên bố nơi Hội nghị Hòa bình với Nhật năm 1951, tháng 9 dương lịch tại San Francisco”.

Sau Hiệp định Geneve, Việt Nam bị phân thành hai miền. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới sự quản lý của chính quyền VNCH ở miền Nam. Ngày 13.7.1961, tổng thống của Đệ nhất Cộng hòa đã ban sắc lệnh đặt quần đảo Hoàng Sa (gọi là xã Định Hải) trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến ngày 21.10.1969, thủ tướng của Đệ nhị Cộng hòa ban hành nghị định sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long, thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, chính quyền VNCH ở miền Nam đã phái quân đội tới canh gác tại nhóm đảo Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Còn nhóm Tuyên Đức và Lin Côn ở phía đông bắc và đông, dù đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn luôn khẳng định chủ quyền.

Trung Quốc cưỡng chiếm và phản ứng của Việt Nam

Với chiến lược ba bước: kiểm soát, làm chủ và độc chiếm (bắt đầu từ năm 1970), Trung Quốc đã liên tục bành trướng xuống biển Đông. Sau khi chiếm nhóm Tuyên Đức và nhóm Lin Côn thuộc Hoàng Sa vào thập niên 1950, tháng 1.1974, tàu chiến Bắc Kinh đã nổ súng chiếm các đảo thuộc nhóm Nguyệt Thiềm từ tay VNCH. Tàu chiến và binh sĩ VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng do chênh lệch lực lượng và vũ khí, cuối cùng Trung Quốc đã tạm chiếm các đảo này. Vậy là bằng các hành động phi pháp, kể từ đầu năm 1974, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trong trận hải chiến này, phía VNCH có 74 chiến sĩ tử trận, 48 người bị bắt.

Hành động của Trung Quốc - dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa - đã làm dấy lên một làn sóng bất bình tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Trên bình diện ngoại giao, ngay khi Trung Quốc loan báo quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ vào ngày 11.1.1974, Tổng trưởng Ngoại giao VNCH Vương Văn Bắc đã cực lực bác bỏ trong cuộc họp báo đặc biệt tại Sài Gòn ngày 15.1. Ngày 20.1.1974, đại diện VNCH bên cạnh LHQ đã đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an LHQ. Đại sứ VNCH tại các nước đã liên lạc với chính phủ sở tại để thông báo hành động phi pháp của Trung Quốc cũng như kêu gọi hậu thuẫn. Ngày 26.1.1974, Tổng thống VNCH đã gửi công hàm tới các quốc gia thân hữu để thông báo về sự kiện ở Hoàng Sa và khẳng định chính nghĩa Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn còn xem xét đưa vụ việc ra tòa án quốc tế La Haye.

Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Chính phủ CHXHCN Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính phủ Việt Nam vào ngày 12.5.1977 đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 12.11.1982, Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo về lâu dài.

Đỗ Hùng

http://hùngđảolýsơn.vn

thanhnga250987

thanhnga250987
Level 1
Level 1
không quan tâm.....còn khuya mới đòi được đấy.

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
thanhnga250987 đã viết:không quan tâm.....còn khuya mới đòi được đấy.
thế Bạn quan tâm những gì ? không có cách suy nghĩ nào khác à , quá hời hợt .

duylyson055

duylyson055
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Nhưng Thật Sự Là Mất Rồi

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
duylyson055 đã viết:Nhưng Thật Sự Là Mất Rồi
Cái điều như thế Bạn có cần nói ra để mọi người đọc một cách rành mạch hay không ?. Chẳng phải đến cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang khẳng định nhất quán về chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa cơ à . Và Bạn nếu là người Việt Nam thì phải thể hiện cái tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với Đất Nước thay cứ ngồi đó chấp nhận một sự thật là Hoàng Sa thế này thế nọ . Cái tư tưởng như thế thật là tệ hại khi mà Nhà Nước Chính phủ đang đánh động lòng yêu nước của nhân dân tìm giải phải để giành lại Hoàng Sa . Bạn hãy nghe những lời này từ thegioi_nhinnghieng :
Trên thực tế Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép Hoàng Sa, nói một cách khác là Việt Nam đang mất quyền quản lý và thực hiện chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, tuy nhiên những con người sinh ra ở nơi được gọi là cái nôi của Hoàng Sa lại thốt ra những câu nói này thì thật đáng buồn và đáng ngại các bạn ạ

Suy nghĩ tạo nên hành động, nếu các bạn suy nghĩ Hoàng Sa đã bị mất thì có thể có 2 hành động:

- Mất rồi thì thôi
- Mất thì phải đòi lại

Nhưng đáng tiếc cái hành động đầu tiên nhiều hơn thì phải. Bởi vậy, việc mất Hoàng Sa trong tiềm thức là cái mất đau đớn nhất. Các bạn tưởng rằng cứ đem súng ra nã đạn vào óc Trung Quốc thì sẽ dành được Hoàng Sa à? Rằng đây là phương án duy nhất à?

Ngày xưa cụ đồ Chiểu dùng bút để đánh giặc, còn các bạn, chỉ cần giữ tiềm thức biển như ba mẹ các bạn đã có là cách tốt nhất rồi.
. Tôi hi vọng đọc những điều này Bạn sẽ ngẫm ra được nhiều điều và thể hiện cái sự tích cực trong cách nghĩ về vấn đề chủ quyền biển đảo cũng như trách nhiệm của mình đối với Tổ Quốc .

thanhnga250987

thanhnga250987
Level 1
Level 1
vậy bạn làm được gì nào?
nếu không quan tâm thì tôi vào bản tin này làm gì chứ.
ngăn cướp thì không ngăn mà chờ cướp song rồi đòi lại là một điều không thể
bao nhiêu dấu tích của người chúng ta ở HS tui tàu nó xóa sạch sẽ lắm rồi.
cho dù khó nhung tôi hy vọng chúng ta giành lại được...nhưng phải đổi lại bằng nhiều thứ...

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
thanhnga250987 đã viết:không quan tâm.....còn khuya mới đòi được đấy.
Tôi không nghĩ đây có thể là lời phát ra từ cửa miệng của người dân Việt Nam , mà hình như đó là lời của bọn trung quốc đang thách thức Việt Nam trong vấn đề chủ quyền biển đảo . Vậy mà Bạn còn mạnh miệng để nói rằng
vậy bạn làm được gì nào?
nếu không quan tâm thì tôi vào bản tin này làm gì chứ.
ngăn cướp thì không ngăn mà chờ cướp song rồi đòi lại là một điều không thể
bao nhiêu dấu tích của người chúng ta ở HS tui tàu nó xóa sạch sẽ lắm rồi.
. Rất phản cảm với cái cách thể hiện tinh thần yêu nước kiểu này. Bạn nên đọc và tìm hiểu kỉ về sự kiện Hoàng Sa năm 1979 để thấy được tinh thần vì nước hi sinh của những chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam là thế nào, điều đó nhằm giải thích cái điều ấu trĩ từ câu nói của Bạn là không ngăn cướp. Thái độ của Bạn là trách móc thế hệ đi trước trong việc bảo vệ chủ vệ chủ quyền nó như 1 lời sĩ nhục với biết bao những con người đã ngã xuống vì Tổ Quốc để Bạn có ngày hôm. Tôi không biết Bạn quan tâm cái gì và nó như thế nào nhưng với Tôi cái cách thể hiện đó nó quá thờ ơ đến chua chát , đúng là "mất" trong tâm thức như thegioi_nhinnghieng nói .
Tôi không dám nói là mình đã làm được gì nhưng ít ra Tôi cũng không như Bạn thể hiện cái tư tưởng tệ hại đó trước vấn đề mà cả nước và mọi người dân Việt Nam đang quan tâm là chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa .

phuoccang

phuoccang
Tiều ngư
Tiều ngư
chán chết làm gi mà có dụ đòi được đảo chứ! coi như đảo đó là mất luôn rồi... Miễn bàn.

thanhnga250987

thanhnga250987
Level 1
Level 1
đúng là manh động ,chỉ giỏi chưởi bới thôi ...và hãy kiểm tra lại kiến thức thúc lịch sử nhá làm gì có cái sự kiện HOÀNG SA năm 1979 chú(hay HOÀNG SA năm 1974 nhé).
Thôi mình nghĩ không nên tranh cải vô ích như thế này nữa "vì tôi yêu đất nước tôi"

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
thanhnga250987 đã viết:đúng là manh động ,chỉ giỏi chưởi bới thôi ...và hãy kiểm tra lại kiến thức thúc lịch sử nhá làm gì có cái sự kiện HOÀNG SA năm 1979 chú(hay HOÀNG SA năm 1974 nhé).
Thôi mình nghĩ không nên tranh cải vô ích như thế này nữa "vì tôi yêu đất nước tôi"
Tôi luôn từ tốn với Bạn và mọi thứ chỉ với ở gọi tranh luận chư không tranh cãi. Nếu Bạn cho đó là "chưởi" bới hay manh động thì chắt có lẽ ở Bạn khi nói ra là khiến người khác phải như thế . Lời nói thể hiện văn hóa và Bạn hãy hiểu cái giá trị của nó trước khi thể hiện . Thật buồn cười với một người cái miệng thì bảo
không quan tâm.....còn khuya mới đòi được đấy
không quan tâm đến chủ quyền của Hoàng Sa , Trường Sa mà lại đi la rống lên rằng
"vì tôi yêu đất nước tôi"
thì thật là nhảm hết sức . Đúng là Tôi cần học thêm nhiều về lịch sử vì có sự nhầm lẫn , còn Bạn thì hãy xem lại những gì mà đã thể hiện đi nhá.

thanhnga250987

thanhnga250987
Level 1
Level 1
người luôn miệng bình luận về vấn đề này nhưng chẳng hiểu rõ tường minh vấn đề và có sự nhầm lẫn về một sự kiện lớn như thế mà lúc nào cũng mạnh miệng bảo người ta nhìn nghiêng nhìn ngữa nhưng bạn cũng chỉ có cái nhìn một phía phiến diện thôi.
Tôi biết, tôi hiểu những gì tôi viết lên đây nhưng bạn hay đọc và suy nghĩ lại cho kĩ những gì tôi viết và hãy nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.
Đúng la ngày xưa Nguyễn Đình Chiểu đánh giặc bằng bút nhưng bây giờ tìm đâu ra được nhưng người như Ổng nữa chứ.
Đúng là Không cần phải nói người VN ai cũng có lòng yêu nước nồng nàng cả.Tôi không nghỉ chỉ có một con đường giành lại duy nhất là dùng vũ lực.Chúng ta đang nằm cạnh một con hổ đã tĩnh giấc và đang thật sự khát máu-thiếu thức ăn mang về cho lũ con của chúng đang đói nheo nhốc thì vấn đề nầy là cực kì lớn.không những trên biển mà cả trên bộ về biên giới cắm mốc là một vấn đề khó.

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
thanhnga250987 đã viết: người luôn miệng bình luận về vấn đề này nhưng chẳng hiểu rõ tường minh vấn đề và có sự nhầm lẫn về một sự kiện lớn như thế mà lúc nào cũng mạnh miệng bảo người ta nhìn nghiêng nhìn ngữa nhưng bạn cũng chỉ có cái nhìn một phía phiến diện thôi.
Tôi biết, tôi hiểu những gì tôi viết lên đây nhưng bạn hay đọc và suy nghĩ lại cho kĩ những gì tôi viết và hãy nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.
Đúng la ngày xưa Nguyễn Đình Chiểu đánh giặc bằng bút nhưng bây giờ tìm đâu ra được nhưng người như Ổng nữa chứ.
Đúng là Không cần phải nói người VN ai cũng có lòng yêu nước nồng nàng cả.Tôi không nghỉ chỉ có một con đường giành lại duy nhất là dùng vũ lực.Chúng ta đang nằm cạnh một con hổ đã tĩnh giấc và đang thật sự khát máu-thiếu thức ăn mang về cho lũ con của chúng đang đói nheo nhốc thì vấn đề nầy là cực kì lớn.không những trên biển mà cả trên bộ về biên giới cắm mốc là một vấn đề khó.

Chẳng ăn nhập vấn đề gì ở đây cả . Tôi đang nói là nói cái thái độ và cái tư tưởng ấu trĩ của Bạn cơ .Cái thái độ mà "không quan tâm còn khuya mới dành lại được" kìa rồi la ống lên là yêu nước này nước nọ . Điều đó khiến người đọc cảm thấy chóe tai . Chóe tai nhất là cái đoạn này
ngăn cướp thì không ngăn mà chờ cướp song rồi đòi lại là một điều không thể
. Làm ơn đọc hiểu giùm nhá .

thanhnga250987

thanhnga250987
Level 1
Level 1
Lịch sử thì chả biết rõ ràng,lấy" râu ông này cắm cằm bà kia" mà cũng bày đặc phân, tích cũng chẳng biết mà chi giỏi văn hoa múa mép.
Hãy đọc lại câu trích dẫn cuối nha và đọc lại lịch sử thử năm1974 có ai của chính quyền MB lên tiếng chứ.nếu có thì trích giùm luôn nha. Tôi luôn thắt mắt tại sao lúc đó chỉ thấy sự lên tiếng của hai nhà nươc ở Miền Nam thôi chú.

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
thanhnga250987 đã viết:Lịch sử thì chả biết rõ ràng,lấy" râu ông này cắm cằm bà kia" mà cũng bày đặc phân, tích cũng chẳng biết mà chi giỏi văn hoa múa mép.
Hãy đọc lại câu trích dẫn cuối nha và đọc lại lịch sử thử năm1974 có ai của chính quyền MB lên tiếng chứ.nếu có thì trích giùm luôn nha. Tôi luôn thắt mắt tại sao lúc đó chỉ thấy sự lên tiếng của hai nhà nươc ở Miền Nam thôi chú.
Hãy đọc thật kỉ vào nhá :
Thủ tướng nêu rõ: Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (lúc đó nằm dưới sự quản lý của Việt Nam cộng hòa - VNCH). Chính quyền VNCH đã phản đối, lên án hành động này và đề nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng.
“Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương LHQ, phù hợp với Công ước về luật Biển, phù hợp với Tuyên bố DOC'', Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Một dạng người thiểu não mà còn tỏ ra tinh thông .

toighet

toighet
Tiều ngư
Tiều ngư
Chiến tranh đã xãy ra, 2 người rành lịch sử quá! không ai chịu thua ai, thampham nói sự kiện lịch sử năm 79 sai rồi, nên tìm hiễu thêm chứ đừng tranh cải? sự kiện lịch sủ năm 79 là biên giới miền bắc thampham ơi! nên đừng cải nhiều mà gây lãng topic nha!laf thành viên Ban Quản Trị hãy nhẹ nhàng, đừng tranh cải làm mất lòng bà con.

thanhnga250987

thanhnga250987
Level 1
Level 1
ĐÚNG LÀ MÁY MÓC THẬT ĐẤY.Ở BIỄN MÀ THIẾU IỐT GIỮ VẬY.

thegioi_nhinnghieng

thegioi_nhinnghieng
Level 4
Level 4
thanhnga250987 đã viết:Lịch sử thì chả biết rõ ràng,lấy" râu ông này cắm cằm bà kia" mà cũng bày đặc phân, tích cũng chẳng biết mà chi giỏi văn hoa múa mép.
Hãy đọc lại câu trích dẫn cuối nha và đọc lại lịch sử thử năm1974 có ai của chính quyền MB lên tiếng chứ.nếu có thì trích giùm luôn nha. Tôi luôn thắt mắt tại sao lúc đó chỉ thấy sự lên tiếng của hai nhà nươc ở Miền Nam thôi chú.

Năm 1974, Hoàng Sa thuộc địa phận của Quảng Nam do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý ( tức chính quyền Miền Nam) dưới sự bảo hộ của Mỹ, còn Miền Bắc đã được coi là 1 nước độc lập nhưng không cai quản vùng đất này do đó không có quyền lên tiếng.

Năm 1979, sau khi thống nhất đất nước, chính quyền mới đã ra sách trắng về Hoàng Sa - Trường Sa như 1 sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Theo luật quốc tế qui định, chủ quyền của một quốc gia đối với 1 vùng đất phải dựa trên hai điều kiện:

- Quá trình xác lập chủ quyền
- Quá trình thực thi chủ quyền ở cấp nhà nước.

Quốc gia đó phải thực thi chủ quyền một cách liên tục VÀ hòa bình ít nhất 50 năm mới được công nhận chủ quyền đối với vùng đất này.

Trong trường hợp tranh chấp tại Hoàng Sa, Việt Nam đã có đầy đủ bằng chứng chứng minh quá trình xác lập chủ quyền tại đây ( mạnh mẽ nhất là dưới thời chúa Nguyễn, vua Minh Mạng với việc thành lập đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải mà dấu tích còn lại tới bây giờ là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa). Tuy nhiên, Việt Nam chưa thể thực thi chủ quyền trong gần 50 năm qua nhưng luôn lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc ( ko cho Trung Quốc thực thi chủ quyền một cách hòa bình) để phá vỡ âm mưu xâm chiếm quần đảo này.

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
toighet đã viết:Chiến tranh đã xãy ra, 2 người rành lịch sử quá! không ai chịu thua ai, thampham nói sự kiện lịch sử năm 79 sai rồi, nên tìm hiễu thêm chứ đừng tranh cải? sự kiện lịch sủ năm 79 là biên giới miền bắc thampham ơi! nên đừng cải nhiều mà gây lãng topic nha!laf thành viên Ban Quản Trị hãy nhẹ nhàng, đừng tranh cải làm mất lòng bà con.
Ở đây Tôi không phải phân tích gì hay đi sâu vào vấn đề lịch sử như Bạn đã hiểu , cái điều Tôi nói ở đây là cách thể hiện của một con người được sinh ra ở cái nôi Hoàng Sa lại buông những câu thờ ơ kiểu mặc kệ . Riêng về sự kiện Hoàng Sa năm 74 Tôi đã xác nhận là nhầm lẫn như đã nói ở trên. Tôi không cho vấn để như thế này lại là gây loãng topic lại càng phải làm mích lòng một Ai đó. Sự thật vấn đề chủ quyền biển đảo đang nóng và Tôi nghĩ đây là điều chúng Ta đáng để quan tâm để thể hiện trách nhiệm và tinh thần của mình đối với Tổ Quốc .

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
thanhnga250987 đã viết:ĐÚNG LÀ MÁY MÓC THẬT ĐẤY.Ở BIỄN MÀ THIẾU IỐT GIỮ VẬY.
Chỉ rõ sự máy móc ra đi , hy vọng rằng được nghe một học giả nói chuyện , Dư iốt thì hãy thể hiện tích cực trong tư tưởng chút nhá , đừng cắn càng kiểu thùng rỗng kêu to thì dỡ hơi lắm .

angel_cry

angel_cry
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
mọi người ! mỗi người nhịn một câu đi có được ko ? tranh cãi đâu phải là biện pháp để giải quyết vấn đề ?

thegioi_nhinnghieng

thegioi_nhinnghieng
Level 4
Level 4
(:| nhìn chung là mình đã lầm tuởng về Lý Sơn. Dù sao thì các bạn ở biển không cần bổ sung iốt ( chắc bọn tớ cần) nhưng mà lại cần bổ sung về tâm thức biển.

Một số bạn cho rằng Hoàng Sa đang do Trung Quốc chiếm đóng trái phép tức là mất luôn rồi, không đòi lại được. Dựa vào cơ sở nào các bạn kết luận như thế?

vandayit

vandayit
Ban ĐH
 Ban ĐH
thegioi_nhinnghieng đã viết:(:| nhìn chung là mình đã lầm tuởng về Lý Sơn. Dù sao thì các bạn ở biển không cần bổ sung iốt ( chắc bọn tớ cần) nhưng mà lại cần bổ sung về tâm thức biển.

Một số bạn cho rằng Hoàng Sa đang do Trung Quốc chiếm đóng trái phép tức là mất luôn rồi, không đòi lại được. Dựa vào cơ sở nào các bạn kết luận như thế?


Lời đầu tiên, mình xin lỗi bạn thegioi_nhinnghien, một số các bạn ăn nói như thế là vô bổ, vô trách nhiệm và chưa thật sự là am hiểu lịch sử cội nguồn của Việt Nam, và bị đánh giá trí thức bình thường đấy các bạn ạ . Mình mong các bạn là bị nhầm tưởng , vì lòng nôn nóng muốn Hoàng Sa nhanh chóng thuộc về VN hoàn toàn, nên hơi bức súc đúng không?
Mình tin chắc rằng từ trẻ con đến những người chưa được cắp sách đến trường vẫn biết rằng Hoàng Sa là của Việt Nam, chắc chắn là như thế, bởi vì tinh thần bất khuất, kiên cường, lòng yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu cội nguồi của dân tộc ta.
Lý Thường Kiệt có câu thần kỳ:
Phiên âm Hán - Việt:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Hoàng Thiên dĩ định tại Thiên thư
Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm
Bạch nhận Thiên hành phá trúc dư

Bản dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, Nam đế ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.


chân lý sẽ thuộc về chân lý, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam chắc chắn và mãi mãi.
Chúng ta phải biết lấy sức mạnh, lấy sự đoàn kết, lấy chí, dũng, kiên , trung để đánh bại lòng tham của kẻ thù và sẽ được thế giới công nhận Việt Nam không những có tài, có đức mà có lòng bất khuất bảo vệ tất đất, tất vàng.

vandayit


vandayit

vandayit
Ban ĐH
 Ban ĐH
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội:
Thẳng thắn chuyện chủ quyền biển đảo
Đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình
Lập trường nhất quán của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa Thutuong44454957
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Quốc hội

Vấn đề thứ hai Thủ tướng đề cập, là chúng ta giải quyết và khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ thế kỷ 17. Chúng ta làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình. Nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo. Đến năm 1974, cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.

Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phù hợp với Công ước về luật Biển, phù hợp với tuyên bố DOC.

''Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phù hợp với Công ước về luật Biển, phù hợp với tuyên bố DOC'' - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thực hiện quyền làm chủ tại Trường Sa

Thủ tướng nói đến vấn đề thứ ba là quần đảo Trường Sa, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Nam Yết và Sơn Ca, 5 đảo này do quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý, chúng ta tiếp quản.

Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi mà 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Trong khi đó ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philippines chiếm 9 đảo, Malaysia chiếm 5 đảo, còn Brunei có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không chiếm giữ đảo nào.

Như vậy trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo này. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà chúng ta đang đóng giữ với 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu cũng đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này.

Lập trường nhất quán của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa Daotruongsa
Đảo Trường Sa lớn của Việt Nam - Ảnh: Đ.N.T

Theo luật pháp quốc tế

Vấn đề thứ tư mà Thủ tướng phát biểu liên quan tới cam kết quốc tế là chúng ta nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước luật Biển năm 1982 và tuyên bố DOC là phải bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở biển Đông. Bởi vì đây là mong muốn, là lợi ích của tất cả các bên liên quan, không chỉ của Việt Nam, của tất cả các bên liên quan của các nước. Vì trên biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ đông sang tây mà tuyến đường này là tuyến vận tải từ 50-60% tổng lượng hàng hóa.

“Chúng ta phải khẳng định chủ quyền của chúng ta trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước luật Biển năm 1982. Chúng ta đã và sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền để quản lý thực hiện chủ quyền ngày càng đầy đủ hơn, hiệu quả hơn đối với vùng biển này”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng cho biết, đồng thời với việc tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất, kỹ thuật ở những nơi chúng ta đang đóng giữ, bao gồm cả đường sá, điện, trạm xá, trường học, nước... để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của quân dân đảo Trường Sa, Chính phủ cũng đang “yêu cầu sơ kết đánh giá lại cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy, hải sản, vận tải biển trong khu vực này, để làm sao khuyến khích, hỗ trợ cho bà con của chúng ta thực hiện làm ăn sinh sống, thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa”.
Bảo Cầm

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]