Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đoàn kết vươn khơi, bám biển 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đoàn kết vươn khơi, bám biển 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Đoàn kết vươn khơi, bám biển Empty Đoàn kết vươn khơi, bám biển Fri May 18, 2012 12:16 pm

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Nghiệp đoàn Nghề cá Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là loại hình tổ chức đội tàu đánh bắt xa bờ mới thành lập, là mô hình thí điểm đầu tiên cả nước, nhưng đã hoạt động rất thành công.

Đoàn kết vươn khơi, bám biển Image
Các ngư dân Lý Sơn kéo lưới lên bờ sau những ngày vươn khơi bám biển. Ảnh: T.T.Thư


Các tàu cá tham gia nghiệp đoàn đã cùng nhau vươn khơi xa, bám biển dài ngày, đánh bắt hải sản hiệu quả cao, hỗ trợ nhau vượt qua phong ba bão táp và cả giặc cướp giữa biển khơi.

“Kết đoàn” cùng vươn khơi

Nếu việc liên kết mỗi đội gồm 2 tàu cá cùng ra khơi đánh bắt hải sản xa bờ ở nhiều địa phương nước ta được xem là mô hình “kết đôi” khá hiệu quả, thì các tổ đội tàu cá xa bờ thuộc Nghiệp đoàn Nghề cá Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là mô hình “kết đoàn” vững chắc nhất giữa khơi xa hiện nay. Ngư dân Lý Sơn có truyền thống đánh bắt hải sản xa bờ ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa từ nhiều trăm năm nay.
Đội tàu xa bờ hàng mấy trăm chiếc của Lý Sơn hiện nay đông đảo và hiệu quả bậc nhất nước ta. Ngư dân Nguyễn Quốc Chinh nói: “Giữa trùng khơi, ngư dân Lý Sơn chúng tôi hình thành tư thế đoàn kết lại. Đó chính là cơ sở để Nghiệp đoàn Nghề cá được thành lập vào tháng 9.2011, với sự vận động bảo trợ của Tổng LĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi”.
Ông Chinh có một tàu xa bờ, nhiều năm vươn khơi bám biển Hoàng Sa, được anh em bầu giữ chức Phó Chủ tịch thường trực của nghiệp đoàn. Tôi bám theo ông đi làm “công tác nghiệp đoàn” trong suốt một ngày. Rất bận rộn. Sáng, đến “trụ sở” nghiệp đoàn ở xã An Hải trên đảo Lớn, nhấc chiếc Icom gọi một vòng hết các tổ đội đang đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa, thông báo thời tiết, những chuyện mới ở “nhà”, thăm hỏi tình hình đánh bắt...
Rồi ông vòng quanh đảo đến “hậu phương” của các ngư dân đang ở ngoài khơi để thăm hỏi tình hình, chiều còn thông báo cho họ. Gặp lãnh đạo huyện hỏi xem các đề xuất của nghiệp đoàn, các chính sách hỗ trợ ngư dân trong nghiệp đoàn đã giải quyết ra sao... Rất nhiều chuyện không tên khó kể hết. “Hay” nhất là “đoạn” ra bến đón tàu đánh bắt trở về.
Đội tàu gồm 5 chiếc do ngư dân Phạm Thanh Lâm làm tổ trưởng cùng tàu các ngư dân Võ Nam, Lê Đầy, Trương Đức Thắng, Trần Dư Hồng sau 1,5 tháng đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, vừa về cập cảng cá, cảnh tấp nập dọn hải sản từ hầm các tàu lên bờ. Ông Lâm hồ hởi: “Cả đội trúng lớn. Còn các đội của ông Thạnh, ông Hải... còn đánh bắt chưa chịu về”.

Đoàn kết vươn khơi, bám biển NguDan4-113_450x270
Vào nghiệp đoàn, các tổ đội tàu cá hùng hậu của ngư dân Lý Sơn vững vàng ra biển lớn. Ảnh: T.T.Thư


Rủ nhau vào nghiệp đoàn

Nghiệp đoàn Nghề cá của ngư dân xã An Hải thành lập ban đầu (tháng 9.2011) với 428 đoàn viên của 35 tàu, đến tháng 2.2012 thêm 261 ngư dân của 23 tàu tham gia, thành tổng cộng 58 tàu với 687 đoàn viên. Các ngư dân trong nghiệp đoàn chia nhau thành nhiều tổ đội, mỗi tổ gồm 3-5 tàu, nhiều tổ lập thành nhiều đội cùng nhau bám biển.
Nói một cách hình ảnh như ông Chinh, thì đoàn tàu của nghiệp đoàn đan kết chặt chẽ với nhau như một tấm lưới vững chắc. Khi ra khơi, các tổ, đội quy ước cùng một tần số liên lạc trên máy Icom, chỉ cần bấm máy là nhiều tàu liên lạc đồng thời được ngay. Khi một tàu nào bắt gặp luồng cá thì sẽ báo các tàu bạn đến cùng khai thác.
Ông Chinh kể: “Trước đây đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa, mỗi tàu hoạt động riêng rẽ nên khi cướp biển đến gần mới phát hiện, chạy cũng không kịp nên bị cướp ngư cụ, hải sản, thậm chí bắt cả tàu đòi tiền chuộc. Nay các tàu đánh bắt theo tổ đội, cảnh giới cho nhau, hoặc kịp thời quây tàu lại bảo vệ nhau, chính vì mình biết đoàn kết nên từ khi thành lập nghiệp đoàn đến nay chưa hề có đoàn viên nào bị cướp biển bắt”.
Các tàu trong nghiệp đoàn cũng hết mình giúp đỡ tàu các địa phương khác khi gặp nạn ngoài khơi. Trong các đợt áp thấp, bão biển, nghiệp đoàn luôn cử người thường trực máy Icom từ đất liền thông tin thường xuyên để các tàu ngoài khơi kịp thời trú tránh bão.
Nhiều ngư dân “lừng lẫy” như ông Lâm, ông Thạnh, ông Chính, ông Tiếng là những người đầu tiên ở Lý Sơn sau năm 1975 đi biển Hoàng Sa và cả ngư dân được mệnh danh “sói biển” Mai Phụng Lưu... đều làm đơn vào nghiệp đoàn. Ngư dân xã An Vĩnh cùng ở đảo Lớn cũng đang “đòi” vào nghiệp đoàn. Ông Chinh cho biết, theo chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh, huyện, nghiệp đoàn nghề cá sẽ thành lập tại xã An Vĩnh vào tháng 6.2012. Hiện hơn 400 ngư dân của 40 tàu xã An Vĩnh đã đăng ký vào nghiệp đoàn, con số này sẽ tăng lên khi các ngư dân đánh bắt từ ngoài khơi trở về.
Nói như bà Ngô Thị Kim Ngọc - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi - nghiệp đoàn là mô hình mới, thí điểm đầu tiên cả nước, đã tập hợp ngư dân đoàn kết lại tạo thành sức mạnh liên kết, cùng nhau đánh bắt, hỗ trợ, cùng nhau phát triển đảm bảo an toàn, bảo vệ nhau trước sóng to gió lớn của biển khơi, cùng nhau khai thác hải sản hiệu quả trên 2 ngư trường truyền thống là Hoàng Sa và Trường Sa. Nghiệp đoàn Nghề cá Lý Sơn đã chứng tỏ hiệu quả to lớn, mô hình này sẽ được tỉnh tiếp tục nhân rộng, phát triển bền vững.

Trương Tâm Thư

http://hùngđảolýsơn.vn

KuGay_Kute_BaBy

KuGay_Kute_BaBy
Level 4
Level 4
dầu thì giá cao ngất ngờiai mà dám đi, e m thấy dượng em đi từ tết tới giời chỉ dc vài trăm ngàn, thương quá đi mà khôngbist lm gì dc hĩ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]