Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Cần khen thưởng xứng đáng về việc lưu trữ tư liệu Hoàng Sa! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Cần khen thưởng xứng đáng về việc lưu trữ tư liệu Hoàng Sa! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U

Từ
xa xưa, người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có mặt tại Hoàng Sa. Hàng ngàn
lượt binh, phu Lý Sơn và các vùng khác đã giong buồm trực chỉ Hoàng Sa
mỗi mùa biển lặng. Bằng chứng của những cuộc ra đi ấy là các di tích
lịch sử và những tài liệu quý còn lưu giữ trên hòn đảo này.

Di tích nối liền di tích

Đình An Vĩnh là nơi hàng năm Đội Hoàng Sa làm lễ tế trời đất và tổ tiên
trước khi xuống thuyền ra Hoàng Sa. Đình nằm sát biển, cạnh một bến
thuyền. Sau khi Đội Hoàng Sa ngừng hoạt động, đình An Vĩnh xuống cấp
dần và sụp đổ.
Cần khen thưởng xứng đáng về việc lưu trữ tư liệu Hoàng Sa! Images288406_3d
Thả thuyền buồm trong lễ khao lề thế lĩnh Hoàng Sa ở Lý Sơn. Ảnh: HÀ MINH


Năm 2008, một dự án trùng tu tất cả các di tích liên quan đến Đội Hoàng
Sa đã được tiến hành, trong đó có việc phục dựng đình An Vĩnh. Cạnh đó
là Âm Linh tự được xây gần một bến thuyền. Trước Âm Linh tự có bia
“Chiến sĩ trận vong”. Đây là nơi thờ những người lính Hoàng Sa đã hy
sinh trong quá trình làm nhiệm vụ. Hàng năm, vào ngày 16-3 âm lịch,
hàng ngàn người dân trên đảo Lý Sơn có mặt tại Âm Linh tự để tham dự lễ
khao lề thế lính Hoàng Sa.


Trên đảo Lý Sơn hiện vẫn tồn tại một dạng mộ mà dân gian gọi là mộ gió
vì bên dưới không có xương cốt của người đã khuất. Phần lớn những người
lính làm nhiệm vụ ngoài Hoàng Sa thời ấy đều hy sinh, thân xác của họ
mất tích ngoài biển khơi. Tưởng nhớ những người lính đã hy sinh vì
nghĩa lớn, người dân Lý Sơn đã đắp những ngôi mộ gió này. Mộ có ghi tên
tuổi người hy sinh nhưng bên dưới mộ chỉ có một hình nhân được làm bằng
đất sét.

Nếu như
đình An Vĩnh, Âm Linh tự và mộ gió là những bằng chứng “vật thể” về chủ
quyền của nước ta tại Hoàng Sa thì lễ khao lề thế lính được xem như
bằng chứng phi vật thể. Tại Lý Sơn đến nay vẫn còn tồn tại hàng trăm
câu hát liên quan đến Đội Hoàng Sa. Trong đó có đoạn: “Hoàng Sa trời
nước mênh mông; Người đi thì có mà không thấy về; Hoàng Sa mây nước bốn
bề; Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa...”.

Khen thưởng xứng đáng

Đội Hoàng Sa với những cuộc ra đi để bảo vệ chủ quyền đất nước của
những người lính đã được ghi rõ ràng trong sử sách. Bên cạnh đó, một
trong những bằng chứng rõ ràng nhất khẳng định chủ quyền nước ta đối
với Hoàng Sa là “tờ lệnh” từ thời Minh Mạng điều động binh, phu ở Lý
Sơn và một số vùng ven biển Quảng Ngãi ra Hoàng Sa vừa được phát hiện
(Báo SGGP đã thông tin chi tiết).


Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Chủ tịch Hội Nhà báo, Phó Giám đốc Sở Văn
hóa-Thông tin và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, có thể còn nhiều tài liệu
khác liên quan đến Hoàng Sa đang còn nằm rải rác trong nhân dân, không
chỉ ở tại đảo Lý Sơn mà còn ở các tỉnh ven biển và nhiều hòn đảo thuộc
khu vực miền Trung.


Để khuyến khích người dân tự nguyện giao nộp cơ quan chức năng những
tài liệu quý giá đó, TS Nguyễn Đăng Vũ cho rằng, cần có hình thức khen
thưởng xứng đáng bởi họ đã có công cất giữ.


Đối với trường hợp họ tộc Đặng ở Lý Sơn đã gìn giữ, bảo vệ tư liệu quý
suốt 175 năm và đã bàn giao cho Nhà nước, cần khen thưởng kịp thời tập
thể tộc họ Đặng cũng như cá nhân ông Đặng Văn Thành, người đã trực tiếp
mang “tờ lệnh” vào đất liền để bàn giao cho đại diện ngành văn hóa tỉnh
Quảng Ngãi. Ngoài ra, cần xây dựng nhà thờ tộc họ Đặng và công nhận là
di tích lịch sử lưu giữ những tài liệu liên quan đến Hoàng Sa, làm điểm
tham quan cho du khách.


Để ghi nhớ công ơn của Đội Hoàng Sa năm xưa, từ tháng 9-2007, Sở Văn
hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đã triển khai dự án “Bảo tồn và phát
huy tác dụng khu di tích Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa” tại huyện đảo Lý
Sơn.

Đến nay dự
án đã cơ bản hoàn thành, chuẩn bị đưa vào khai thác gồm các hạng mục
như: phục dựng đình An Vĩnh, tu bổ nhà thờ cai đội Phạm Quang Ảnh, miếu
Hoàng Sa, quần thể các ngôi mộ lính Hoàng Sa. Đặc biệt, xây dựng tại
huyện đảo Lý Sơn Bảo tàng Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải và tượng đài
Hải đội Hoàng Sa.


Ngoài ra, ngành cũng đã đề xuất UBND tỉnh tổ chức một cuộc hội thảo
khoa học với thành phần tham gia sẽ là các nhà sử học, những người dân
đã và đang lưu giữ tư liệu quý về lịch sử Hoàng Sa.

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]