Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Quảng Ngãi cần phát huy lợi thế về cảng biển 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Quảng Ngãi cần phát huy lợi thế về cảng biển 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thienanhproduction_6264

thienanhproduction_6264
Level 1
Level 1
Sáng 21/12, đồng chí Trương Tấn Sang và các bộ ngành đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để nghe báo cáo về đề án "phát triển khu kinh tế Dung Quất thành Thành phố công nghiệp có trung tâm lọc hóa dầu Quốc gia".

Cùng đi có các đồng chí Võ Đức Huy, Uỷ viên TƯ Đảng, Bí thư Đảng uỷ khối doanh nghiệp TƯ; đại diện văn phòng TƯ Đảng; Bộ Xây dựng; Bộ Công thương, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam...

Về phía tỉnh có đồng chí Phạm Đình Khối-Bí thư Tỉnh uỷ và các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh uỷ; Nguyễn Xuân Huế-Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Minh Toản- Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Xuân Huế-Phó Bí thư Tỉnh uỷ đã báo cáo nội dung của đề án "phát triển khu kinh tế Dung Quất thành thành phố công nghiệp có trung tâm lọc hóa dầu Quốc gia". Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức xây dựng đề cương, thu thập tài liệu, tham khảo các kết quả nghiên cứu của Văn phòng TƯ Đảng, Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiến hành khảo sát kinh nghiệm phát triển các mô hình tương ứng tại một số nước trong khu vực.

Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các nhà quản lý, các nhà khoa học và các chuyên gia có am hiểu chuyên sâu, ý kiến của Uỷ ban kinh tế và Uỷ ban tài chính ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và Ban cán sự Đảng một số Bộ, ngành TƯ như Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ xây dựng, Bộ nội vụ, Bộ nông nghịêp và phát triển nông thôn, Bộ công an, Bộ quốc phòng... và ý kiến của văn phòng TƯ Đảng.

Quảng Ngãi cần phát huy lợi thế về cảng biển Images292694_DSC_0579
Các đồng chí lãnh đạo của tỉnh tại buổi làm việc với đồng chí Trương Tấn Sang.
Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng của Khu kinh tế Dung Quất thời gian gần đây cho thấy Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và UBND huyện Bình Sơn không đủ sức để quản lý công nghiệp, kiến trúc, môi trường, an ninh trật tự. Bên cạnh đó là sự mất cân đối nghiêm trọng về phát triển giữa khu vực công nghiệp dịch vụ với khu vực nông nghiệp và nông thôn ngay trong khu kinh tế.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vừa yếu vừa thiếu lại không đồng bộ nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của khu kinh tế làm giảm sức hấp dẫn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Những bất cập này đang trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển Khu kinh tế Dung Quất nói riêng và cả tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

Mô hình Thành phố công nghiệp áp dụng cho Khu kinh tế Dung Quất trong điều kiện mới.


Quảng Ngãi cần phát huy lợi thế về cảng biển Images292696_DSC_0594
Quang cảnh tại buổi làm việc sáng 21/12
Theo đó Thành phố công nghiệp Dung Quất dự kiến triển khai theo 3 giai đoạn (2010- 2015; 2015-2020 và 2020- 2025) với cơ chế tự chủ về tài chính ngân sách. Được trao quyền quản lý cao hơn trên một số lĩnh vực như quản lý đầu tư, xây dựng, lao động, xuất nhập khẩu, đất đai, môi trường, quản lý doanh nghiệp, quản lý đô thị nhằm giúp cho chính quyền thành phố chủ động trong quá trình giải quyết công nghiệp và thủ tục cho các nhà đầu tư.

Hiện nay, KKT Dung Quất được đánh giá là một trong những KKT thành công nhất Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của KKT Dung Quất trong thời gian vừa qua và khả năng tiếp tục phát triển tăng nhanh chóng trong thời gian đến theo mô hình thành phố Công nghiệp sẽ là động lực làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo động lực và sức lan toả để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế-xã hội của tỉnh và khu vực, đảm bảo mục tiêu đề ra đến năm 2010 là nâng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng từ 38,1% vào năm 2008 lên trên 60% và trợ thành tỉnh công nghiệp.


Quảng Ngãi cần phát huy lợi thế về cảng biển Images292697_DSC_0471
Cảng biển nước sâu-một thế mạnh để phát triển KKT Dung Quất
Việc trở thành thành phố công nghiệp sẽ tạo động lực và liên kết phát triển vùng, đặc biệt là đối với KKT mở Chu Lai liền kề, hình thành thành phố công nghiệp trực thuộc tỉnh nhằm tạo sự thống nhất giữa quản lý kinh tế và quản lý xã hội, thay mô hình BQL KKT Dung Quất hiện nay bằng mô hình chính quyền; mở rộng KKT hiện hữu, phát triển cở sở lọc hoá dầu hiện có thành một trong những Trung tâm lọc hoá dầu Quốc gia; có cơ chế tài chính phù hợp để nâng cấp hạ tầng kinh tế-xã hội, giải quyết tốt hơn các yêu cầu về an sinh xã hội và phát triển bền vững.

Tại KKT Dung Quất, bên cạnh Nhà máy lọc dầu Dung Quất chuẩn bị vận hành chính thức, còn có các nhà máy hoá dầu như: Nhà máy nhựa PP, Nhà máy nhiên liệu sinh học BioEthainol, Nhà máy bao bì PP, tổng kho dự trữ quốc gia... Theo chủ trương của Đảng, nhà nước, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang xây dựng phương án mở rộng Nhà máy lọc dầu lên 8-10 triệu tấn/năm, kéo theo việc hình thành tổ hợp hoá dầu.


Quảng Ngãi cần phát huy lợi thế về cảng biển Images292699_DSC_0510
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được đề xuất trở thành Trung tâm lọc hoá dầu Quốc gia
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Xuân Huế cũng kiến nghị với Bộ Chính trị cho phép thành lập thành phố Dung Quất trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở KKT Dung Quất; cho phép tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện cơ chế chế tài tài chính đặc thù từ nguồn thu Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Chỉ đạo các bộ, ngành TƯ hỗ trợ Quảng Ngãi xây dựng Dung Quất thành một trong những Trung tâm lọc hoá dầu Quốc gia từ tổ hợp lọc hoá dầu hiện nay và hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi trong việc thu hút vốn FDI về lĩnh vực dầu khí, trong đó ưu tiên cho các quốc gia có nguồn dầu thô cung cấp ổn định.

Ngoài ra, tỉnh cũng xin ý kiến của Bộ chính trị xem xét cho quy hoạch xây dựng các khu tái định cư cho người dân ở 71 điểm sạt lở ven sông, ven biển và sạt lở núi để giúp nhân dân sống chung với bão lũ, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra. Cho phép xây dựng đảo Lý Sơn thành một đảo du lịch, có tiềm lực an ninh quốc phòng vững mạnh; cho phép đảo Lý Sơn có những cơ chế chính sách đặc biệt như đảo Phú Quý. Vì đảo Lý Sơn là một đảo tiền tiêu có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc. Bên cạnh đó có chính sách giúp ổn định cuộc sống cho ngư dân, đảm bảo công tác đánh bắt dài ngày trên biển...

Tại cuộc họp, nhiều bộ ngành cũng đã thống nhất với đề án của tỉnh Quảng Ngãi về "phát triển khu kinh tế Dung Quất thành Thành phố công nghiệp có trung tâm lọc hóa dầu Quốc gia", đặc biệt là việc để lại một phần nguồn thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho tỉnh để đầu tư phát triển KKT Dung Quất.

Đồng chí Cao Lại Quang-Thứ trưởng Bộ xây dựng cho rằng: Bộ thống nhất với mô hình KTT mới của Quảng Ngãi, nhất là mô hình phát triển KKT thành thành phố công nghiệp. Đây là tiền đề để thúc đẩy phát triển KKT trong tương lai.

Đồng chí Võ Đức Huy-Bí thư Đảng uỷ khối doanh nghiệp TƯ cũng thống nhất với đề án phát triển KKT Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi. Đồng chí cho rằng, nên lấy tên Vạn Tường để đặt tên thành phố, bởi tên Vạn Tường nó có y nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị, lịch sử, niềm tự hào của người dân khu Đông Bình Sơn nói riêng, người dân Quảng Ngãi nói chung.

Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Quảng Ngãi có một lợi thế hết sức to lớn là cảng biển nước sâu, bởi ngoài cảng biển nước sâu Dung Quất thì hiện nay tỉnh vừa phát hiện một khu vực mới có thể mở rộng, phát triển cảng biển nước sâu, đáp ứng mọi nhu cầu về tàu trọng tải lớn. Đây là một lợi thế vô cùng lớn mà không địa phương nào và quốc gia nào có được. Lợi thế của việc mở rộng KKT Dung Quốc lên trên 45.000 ha chính là cảng biển này. Bởi muốn phát triển công nghiệp nặng thì phải phát triển công nghiệp nhẹ mà cảng biển này là đòn bẩy để phát triển.

Trong quy hoạch, tỉnh cần tính đến chuyện quy hoạch khu dân cư, KCN và khu dân cư phải tách rời nhau. Khi công nghiệp phát triển thì tự nó sẽ kéo theo loại hình dịch vụ, thương mại cao cấp phát triển theo. Đồng chí Trương Tấn Sang cũng lưu ý, trong công tác thu hút vốn đầu tư, những loại hình nào không có nhà đầu tư thì nhà nước phải bỏ tiền ra, những loại hình nào mà thu hút được nhà đầu tư thì nên tạo mọi điều kiện tốt nhất để thu hút các nhà đầu tư.

Về việc mở rộng KKT Dung Quất, cũng như thành lập thành phố công nghiệp... tỉnh cần phải phối hợp với các bộ, ngành liên quan tính toán, bổ sung những chi tiết cần thiết và cụ thể để trình với Bộ Chính trị. Đối với đề xuất về việc xây dựng khu tái định cư vùng sạt lở, vấn đề đánh bắt thuỷ sản của ngư dân và phát triển huyện đảo Lý Sơn thành huyện đảo du lịch, tỉnh cũng cần xây dựng đề án để trình Bộ Chính trị.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]