Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Báu vật trên Lý Sơn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Báu vật trên Lý Sơn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
175 năm qua, tờ lệnh điều quân ra
Hoàng Sa của quan tỉnh Quảng Ngãi được dòng họ Đặng ở đảo Lý Sơn thay
nhau giữ gìn như báu vật truyền đời.




Ít ai ngờ rằng, tờ lệnh này trở thành một trong những bằng chứng quan
trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Báu vật gia tộc

Tờ lệnh được giữ trong nhà thờ họ Đặng ở xã An Hải,
huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, song không phải ai trong gia tộc cũng
hiểu hết giá trị của nó. Do đó, anh Đặng Tấn Thành, người đang hương
khói cho nhà thờ họ Đặng, quyết định sao văn bản cổ trên làm ba bản. Để
hiểu sâu hơn về nó, anh gửi bản sao đến tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Phó
giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, người dày công nghiên cứu về
Hoàng Sa và lịch sử, văn hóa của huyện đảo Lý Sơn.

Đến lúc này mọi người mới biết được bí mật quý báu
của tờ lệnh đã 175 năm nằm trong hộp gỗ trên bàn thờ. Từ sắc chỉ của
vua Minh Mạng, quan tỉnh Quảng Ngãi đã ban tờ lệnh trên với nội dung
phái một đội thuyền gồm ba chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng
Sa. Tờ lệnh được ban vào năm Minh Mạng thập ngũ niên tứ nguyệt, tức
ngày 15/4 âm lịch năm Minh Mạng thứ 15 (năm 1834).
Báu vật trên Lý Sơn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam CdhoDang1
Tờ lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.


Tờ lệnh ghi rõ: “Giao
cho ông Võ Văn Hùng ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi
nghề bơi lặn để gia nhập đội thuyền; giao Đặng Văn Siểm (bậc tiền nhân
gia tộc họ Đặng) lo kham việc đà công (người dẫn đường); giao Võ Văn
Công phụ trách lương thảo...”.

Bằng chứng hùng hồn

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ khẳng định: “Sau khi kiểm chứng trực tiếp trên
văn bản gốc, có thể nói tờ lệnh là một trong những bằng chứng vững chắc
khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Bên cạnh việc xác thực
nhiều thông tin quý, tờ lệnh điều quân mà gia tộc họ Đặng gìn giữ còn
cho thấy sự khớp nhau giữa chính sử triều Nguyễn và các tư liệu còn lưu
lại ở địa phương. Tờ lệnh cho thấy, biên chế mỗi đợt xuất quân của “Đội
hùng binh” ra Hoàng Sa là ba chiếc thuyền (8 binh sĩ một thuyền) cùng
binh khí, lương thảo và nẹp tre để bó thi thể khi hy sinh.

Tờ lệnh cho thấy, mỗi năm người dân Lý Sơn ra đảo Hoàng Sa vào nhiều
đợt từ tháng hai, ba âm lịch. Thậm chí, nếu có việc đột xuất, người Lý
Sơn vẫn sẵn sàng ra Hoàng Sa bất kỳ lúc nào. Điều này lý giải tại sao
người dân địa phương lại tổ chức lễ Khao lề thế lính (tế
sống và tuyên dương những người lính Hoàng Sa) kéo dài từ tháng hai đến
tháng tư âm lịch hằng năm. Cũng theo tiến sĩ Vũ, tờ lệnh trên cho
thấy 7 chiếc thuyền đã được nhà Nguyễn điều ra Hoàng Sa trong năm 1834.
"Đội hùng binh" ra Hoàng Sa không chỉ người có Lý Sơn, mà còn có rất
nhiều người ở các vùng ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận.


Báu vật trên Lý Sơn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam CdhoDang2
Ông Đặng Lên kính cẩn thắp nén nhang tưởng nhớ các bậc tiền hiền




“Như vậy, văn bản cổ của gia tộc họ Đặng và những
tài liệu trước đó cho thấy việc điều lính và thuyền ra đảo Hoàng Sa là
nhiệm vụ hằng năm của nhà nước phong kiến Việt Nam trước kia nhằm khẳng
định và bảo vệ chủ quyền vùng đảo này. Văn bản cổ này một lần nữa là
bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam”, tiến sĩ Vũ nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Vũ cho biết, hiện còn nhiều tài liệu,
văn bản cổ khác từ nhiều vùng đất liên quan đến Hoàng Sa nhưng chưa
công bố. Bản thân ông muốn tiếp cận với Châu bản cùng nhiều bộ chính sử
khác của triều Nguyễn để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này.

Để con cháu noi gương xả thân vì nước

Thành kính thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên và các
bậc tiền hiền, ông Đặng Lên, 69 tuổi, kể: “Sáu đời trước khi có tờ
lệnh, gia tộc họ Đặng được nhà vua giao trọng trách tuyển chọn và cùng
người địa phương đi thuyền ra đảo Hoàng Sa bảo vệ biên cương. Mỗi lần
như thế, những tờ lệnh được lưu giữ và truyền cho con cháu tiếp tục giữ
gìn”. Và ông tâm sự: "Họ Đặng gìn giữ tờ lệnh trước hết muốn truyền cho
con cháu về tấm gương cha anh đã xả thân vì đất nước, để con cháu noi
theo truyền thống anh dũng của cha ông”.

Việc họ Đặng lưu giữ tờ lệnh quý từ đời này sang đời
khác không hề dễ dàng. Theo ông Lên, năm 1950, thực dân Pháp lùng sục
đảo Lý Sơn tìm kiếm cổ vật, song gia tộc họ Đặng đã giữ được tờ lệnh
trên tránh khỏi con mắt dòm ngó của kẻ xâm lược. Đến năm 1979, một nhóm
người tự xưng là nhà khảo cổ học muốn mượn các văn bản cổ để tìm hiểu
lịch sử, văn hoá đảo Lý Sơn. Nhờ cảnh giác nên họ Đặng không cho mượn
tờ lệnh, sau này mới biết đó không phải là nhóm khảo cổ, vì thế tất cả
văn bản, cổ vật mà các gia tộc khác giao cho họ đều thất lạc.

Một lần khác, có nhóm người lên đảo tìm mua cổ vật, biết gia tộc họ
Đặng có lưu giữ một văn bản cổ quý nên trả giá khá cao, nhưng ông Lên
cùng người trong họ nhất quyết không bán. Nhờ đó mà trải 175 năm, qua
bao thăng trầm lịch sử, văn bản quý về chủ quyền đất nước được họ Đặng
gìn giữ vẫn còn nguyên vẹn.




Nhà
sử học Dương Trung Quốc: “Lý Sơn là nơi xuất phát của đội Hoàng Sa và
Bắc Hải, có trách nhiệm tuần tra, thể hiện chủ quyền của nhà nước phong
kiến Việt Nam xưa với Hoàng Sa. Việc phát hiện văn bản cổ này rất có
giá trị, là bằng chứng rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa.
Theo tôi, chúng ta nên đưa các bạn trẻ ra với Lý Sơn để các bạn hiểu rõ
hơn về lịch sử - văn hoá của dân tộc, đồng thời có trách nhiệm hơn
trong việc gìn giữ, bảo vệ biển đảo, chủ quyền biên giới quốc gia”.

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết