Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý sơn: Cần có giải pháp lâu dài để trồng tỏi đạt hiệu quả 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý sơn: Cần có giải pháp lâu dài để trồng tỏi đạt hiệu quả 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
(QNg) -Tỏi Lý Sơn nổi tiếng
thơm ngon với hương vị đặc trưng. Để có được mùi vị ấy, trước khi xuống
giống, người dân sử dụng một lượng cát trắng trên đảo để bón lót cho
các ruộng tỏi.



Lý sơn: Cần có giải pháp lâu dài để trồng tỏi đạt hiệu quả Images256827_toi1
Tưới nước cho cánh đồng tỏi.

Đây thực chất là các lớp san hô vỡ vụn
có tính chất giữ nhiệt, giữ ẩm và tạo hương vị cay nồng riêng cho tỏi
Lý Sơn. Thế nhưng hiện nay, nguồn cát trắng ở huyện Lý Sơn đang dần cạn
kiệt.

Hơn 2/3 dân số ở huyện đảo Lý Sơn sống nhờ cây tỏi. Để có được từ
1.500- 2.000 tấn tỏi mỗi năm, huyện đảo Lý Sơn mất từ 60.000 - 70.000m3
cát trắng. Chục năm trước, nguồn cát trắng của huyện đảo còn đủ "bao
tiêu" cho người dân trồng tỏi. Vì thế, cứ sau mỗi vụ tỏi, chất lượng
cát giảm sút, người dân tự do ra bãi biển gánh cát về bón lót cho các
ruộng tỏi.

Dần dà, nguồn cát trắng tự nhiên của huyện Lý Sơn vơi dần và giờ đây
thì đã gần cạn kiệt. Hiện nay, người trồng tỏi phải mua cát trắng được
hút ngoài biển khơi với giá thành rất cao. Ông Lê Văn Châu - một người
trồng tỏi lâu năm ở xã An Vĩnh hạch toán: để bón lót cho một sào đất
trồng tỏi, ít nhất cũng tốn từ 3,5 đến 4 triệu đồng tiền mua cát
trắng. Đó là chưa kể các khoản tiền mua phân bón, thuốc men và công
chăm sóc. Song đâu phải năm nào tỏi cũng trúng mùa được giá.

Được biết từ năm 2000, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã triển khai thí
điểm đề tài khoa học mang tên "Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi
trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý Sơn". Giải pháp mà đề tài này đưa ra
là, thay vì dùng cát trắng để bón lót cho ruộng tỏi, bà con phải bón
nhiều phân hữu cơ, nhằm tăng độ tơi xốp cho đất, đồng thời sử dụng các
loại phân chua để giảm độ pH thích hợp cho từng ruộng tỏi.

Ngoài ra, người trồng tỏi phải dùng một lớp thực vật phủ lên ruộng tỏi
để hạn chế cỏ dại phát triển và giữ độ ẩm cho đất. Đề tài này đã có
những kết quả bước đầu. Cây tỏi vẫn giữ được hương vị đặc trưng, phát
triển tốt. Song trở ngại lớn nhất trong triển khai rộng rãi mô hình này
là, để thay lớp cát trắng người trồng tỏi cần phải sử dụng một lượng
lớn phân chuồng và rác (không phải rác thải sinh hoạt mà xác lá cây
mục). Mà phân chuồng ở huyện đảo Lý Sơn lại quý như… vàng. Bởi lẽ Lý
Sơn là huyện đảo, nên người dân không có điều kiện chăn nuôi như ở vùng
đồng bằng, miền núi. Trong khi đó 3 loại cây nông nghiệp chủ yếu của
huyện là tỏi, hành và bắp thì lấy đâu ra rác làm phân xanh.


Ngược lại nếu mang phân chuồng và rác từ đất liền ra đảo thì giá thành sẽ rất cao. Như thế, người trồng tỏi sẽ không có lãi.

Công bằng mà nói, lâu nay chúng ta chỉ quan tâm đến việc phát huy
thương hiệu tỏi Lý Sơn, mà chưa chú trọng đến vấn đề thiếu hụt nguồn
cát trắng trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn. Giữ vững và phát huy thương
hiệu tỏi Lý Sơn là điều nên làm, nhưng nếu không có giải pháp để thay
cát trắng bằng chất liệu khác thì chừng 10 năm hoặc 15 năm nữa khi
nguồn cát trắng khánh kiệt thì cây tỏi Lý Sơn sẽ ra sao?

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]