Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lễ hội đua thuyền mùa xuân ở Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lễ hội đua thuyền mùa xuân ở Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thanhtoi90

thanhtoi90
Tiều ngư
Tiều ngư
Lễ hội đua thuyền mùa xuân ở Lý Sơn Lehoi-giaitri11

4
thuyền đua: Long, Lân, Qui,

Phụng


Hội đua thuyền ở huyện đảo Lý Sơn là

lễ hội phát huy bản sắc thuần phong mỹ tục
của tổ
tiên bao đời ở Lý Sơn truyền lại.
Hằng năm cứ đến ngày mồng
bốn Tết và dịp tổ
chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, nhân
dân
Lý Sơn lại tưng bừng tổ chức lễ hội đua

thuyền tại đình làng An Vĩnh để tri ân các
vị "Tiền hiền
khai khẩn, hậu hiền khai cư"
đối với đảo Lý Sơn...



Theo lời kể của các cụ cao niên ở xã An Vĩnh

thì, khó có thể xác định rõ Lễ hội đua
thuyền
của huyện có từ bao giờ. Chỉ biết
rằng vào khoảng năm 1604
các vị tiền hiền ở
vùng quê An Hải (nay thuộc xã Bình
Châu,
huyện Bình Sơn) và các vị tiền hiền vùng quê

An Vĩnh (nay thuộc xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn
Tịnh) ra đảo
khai hoang lập nghiệp, định cư
lâu dài. Khoảng chừng 200
năm sau thì lễ hội
đua thuyền được các tộc họ tổ chức ở
đảo. Và
từ đó đến nay, mỗi năm cứ vào dịp Tết Nguyên

đán và lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, các tộc
họ trên
đảo lại tổ chức lễ hội đua thuyền
nên nó được lưu giữ từ
thế hệ này sang thế
hệ khác.




Sau tiếng trống hiệu, các thuyền đua rẽ sóng

tiến lên.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, để tham

gia lễ hội đua thuyền, mỗi xã trên đảo thành
lập một
đội thuyền gồm 4 chiếc. Theo các cụ
cao niên ở Lý Sơn thì
thường là một xã có 4
xóm, mỗi xóm có một thuyền đua được
đặt tên
theo một con vật trong tứ linh gồm: Long,

Lân, Quy, Phụng. Mỗi thuyền đua được thiết
kế dài từ 8 -
9m, rộng ở giữa 1,3m.



Thuyền được đóng đủ chỗ ngồi cho 14 trai bơi.
Trong đội
bơi thì một người được cử đứng đập
mõ (nhịp điệu) và tát
nước. Một tổng lái
chính và hai tổng lái phụ, thay nhau
điều
khiển thuyền. Thuyền đua đóng theo dáng

thon, nhẹ, người thợ đóng thuyền tính toán
khá kỹ lưỡng đến
từng centimét, để tạo nên
con thuyền thanh, nhẹ mà lướt
nhanh trên
sóng nước… Theo những người đua thuyền thì,
thuyền được đóng vững chắc, thành thuyền
được làm
bằng ván dày 3cm (vì đua thuyền
trên biển). Đặc biệt mỗi
thuyền được chạm
khắc đầu đuôi theo biểu tượng con vật được

chọn.



Sau cuộc
lễ tế tại đình làng để tưởng nhớ tổ
tiên, thì 4 thuyền đua
chuẩn bị cho cuộc đua
tranh tài quyết liệt. Khi tiếng
trống lệnh
vang lên, trên 4 thuyền nhất loạt tiếng mõ

lệnh và tiếng hô bơi trầm hùng, 4 thuyền đua
lao đi
trong sự cổ vũ náo nhiệt của đông đảo
người dân xứ đảo.
Dọc bờ biển dài gần cây số,
đông đảo người dân với màu sắc
sặc sỡ như
rừng hoa mùa xuân náo nhiệt cổ vũ cho các

thuyền đua. Các con thuyền lao đi như con
vật tứ
linh bay nhẹ nhàng, lướt trên sóng
biển.
Lễ hội đua thuyền mùa xuân ở Lý Sơn Images301986_thuyendua
Màn xuất phát


Theo các cụ cao niên ở xã
An Vĩnh, trước đây
do đời sống tâm linh của người dân sông
nước,
một thời dân làng có quan niệm rằng năm nào

ngày đầu mở hội đua thuyền mà thuyền đua của
xóm nào về
đích trước, thì xóm đó gặp nhiều
may mắn. Có truyền thuyết
còn cho rằng con
rồng ra đời để chầu vua Lý Thái Tổ dời đô
về
Thăng Long. Vì thế thuyền Rồng (Long) về

nhất đầu năm thì năm đó bà con làm nghề biển
và mùa màng
trên đảo bội thu, quê hương
thanh bình, thịnh vượng.


Đó là lòng yêu quê hương đất nước càng được

khắc sâu và lưu truyền từ đời này qua đời
khác trong các
tộc họ trên đảo Lý Sơn. Là lễ
hội truyền thống nên nét sinh
hoạt văn hóa
này sẽ còn mãi trong lòng người dân huyện
đảo Lý Sơn. Lễ hội đua thuyền mùa xuân ở Lý Sơn 045qd

Lễ hội diễn
ra trong 5 ngày vào dịp đầu năm, bắt
đầu từ ngày mồng 4 với
sự tham gia của 8
thuyền đua thuộc 2 xã An Vĩnh và An Hải
mang
tên 4 linh vật: Long, Lân, Quy, Phụng; các

thuyền đều được trang trí và chạm trổ hết
sức công phu,
đẹp đẽ.



Lễ hội Đua thuyền không chỉ là một trò vui
chơi giải trí mà còn là lễ
hội để tưởng nhớ đến các vị tiền
hiền buổi
đầu khai sinh đất đảo và đội quân Hoàng Sa,
Trường Sa đã có công bảo vệ biên cương cũng
như
cầu mong quốc thái dân an, người an vật
thịnh...



TONY DANG(Suu tam)



Được sửa bởi contraixudao ngày Mon Mar 01, 2010 4:14 pm; sửa lần 1. (Reason for editing : Xóa nội dung post lại.)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]