Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

contraixudao

contraixudao
Ban ĐH
 Ban ĐH
Bài 1: Tiếng kêu cứu lúc giữa khuya nơi biển Hoàng Sa


Cập nhật lúc 08:31, Thứ Hai, 15/03/2010 (GMT+7)

Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Vietnamnet- Cả 17 ngư dân trên tàu đánh bắt Qng-96516 do anh Dương Thanh Phú (thôn Lý Hải, xã An Hải huyện đảo Lý Sơn) đang đeo bám trên chiếc tàu đang chìm dần dưới lòng biển sâu khi bị một chiếc tàu lạ đâm vào lúc 2 giờ sáng ngày 9/3/2010.

Tiếng kêu cứu lạc giọng cùng ánh đèn pin nháp nháy của 17 ngư dân giữa đêm đen nơi vùng biển Hoàng Sa như bị sóng biển và bóng đêm nuốt chửng.

Giữa lúc tuyệt vọng ấy, chiếc tàu Qng-95821 do anh Nguyễn Thanh Tuấn làm chủ kiêm thuyền trưởng đã bất chấp hiểm nguy lao vào cứu sống toàn bộ 17 ngư dân khi cái chết đã cận kề…

Đã hơn 4 ngày trở về từ vùng biển Hoàng Sa, câu chuyện cứu 17 ngư dân bị tàu lạ đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa giữa khuya ngày 9-3 bây giờ mới được những ngư dân vừa trở về kể lại tận tường với bao nỗi kinh hoàng nơi biển khơi xa…

Những hùng binh giữa biển

Đến bây giờ đã hơn 4 ngày trôi qua khi đưa toàn bộ 17 ngư dân bị tàu lạ đâm chìm giữa vùng biển Hoàng Sa trở về an toàn nơi đảo Lý Sơn, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn cùng 10 thuyền viên trên tàu của mình vẫn nhớ như in những giờ phút kinh hoàng giữa đêm đen nơi biển Hoàng Sa.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935668_C3

Tàu cứu nạn trở về tay trắng, đang nằm bờ chưa đủ kinh phí để sắm chuyến và mua máy liên lạc mới để ra khơi.


Tàu tui có 10 thuyền viên nhổ neo rời cảng sa Kỳ ra đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa vào sáng ngày 1-3 tại khu vực biển Trung Sa, toạ độ 15 độ 53N và 113 độ 58E thuộc vùng biển của Việt Nam. Ra đến nơi, chỉ đánh bắt được mấy ngày thì đài báo biển động.

Vào chiều ngày 8-3 gió cấp 6-7, nên tui quyết định cho tàu nhổ neo chạy tìm nơi tránh gió…” Anh Tuấn kể.

Câu chuyện cứu người giữa đênm đen nơi vùng biển Hoàng sa được anh Tuấn nhớ lại như một thước phim quay chậm: "Cả đêm ngày 8/3 tui đưa tàu chạy tìm nơi tránh gió. Lúc này gió đã lên cấp 8, vùng biển Hoàng Sa động dữ dội. Trên đường chạy tránh gió vào khoảng 2 giờ sáng ngày 9-3 khi đang điều khiển con tàu để tránh những cột sóng cao như núi, thì phát hiện cách tàu khoảng chừng 200 m có tiếng kêu cứu lạc giọng cùng ánh đèn pin nhấp nháy.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935667_C1

Anh Tuấn kể chuyện cứu người và kỷ vật của gia đình người bị nạn tặng trong lần vớt xác năm ngoái.

Biết là có chuyện chẳng lành, nên anh Tuấn quyết định quay tàu lại. “Lúc đó gió cấp 8. Hiện ra trước mắt là cảnh chiếc tàu Qng-96516 do anh Dương Thanh Phú làm thuyền trưởng đang chìm dần dưới biển chỉ còn nhô lên ca bin. Hàng chục người trên tàu đang chới với giữa sóng to gió lớn…” Anh Tuấn nhớ lại.


Những tiếng kêu gào giữa đêm đen đã khiến toàn bộ 10 thuyền viên trên tàu anh Tuấn lao vào cứu người bất chấp hiểm nguy.

“Khi tui cho tàu tiếp cận được tàu bị nạn, toàn bộ anh em trên tàu tui nhảy sang tàu bị nạn để đưa toàn bộ 17 thuyền viên lên tàu đang thả neo. Hầu hết anh em trên tàu bị nạn ai cũng kiệt sức vì chống chọi với sóng biển và hoản loạn khi tàu bị tàu lạ đâm bất ngờ…”, anh Tuấn nhớ lại.

Từ 2 giờ sáng ngày 9-3 đến 8 giờ cùng ngày tàu anh Tuấn mới vớt được toàn bộ 17 người đưa lên tàu của mình an toàn. Vớt xong người, anh Tuấn cùng với anh em thuyền viên trên tàu mới tìm kiếm vớt một số máy móc và đồ đạc trên tàu bị nạn đang chìm dần giữa biển.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935666_C
Thuyền viên Trương Văn Công kể chuyện
cứu người giữa biển Hoàng Sa


Lúc đó tàu chưa chìm hẳn, còn phần ca bin đang nhô lên mặt nước, anh Tuấn hỏi chủ tàu bị nạn Dương Thanh Phú: “Bây giờ tổ chức kéo tàu, may ra cứu được”.

Tuy nhiên, anh Phú lắc đầu bảo: “Tàu tui 400 CV, tàu anh có 160 CV, biển động mạnh làm răng mà kéo được tàu. Cứu được người là phúc lắm rồi…”

Lúc đó, cả tàu anh Tuấn với hơn 27 thuyền viên chấp nhận bỏ tàu nhằm hướng đất liền quay về.

Trắng tay trở về và nỗi lòng người cứu nạn

Khi đã cứu được 17 thuyền viên trên tàu bị nạn an toàn, một phần sóng to, gió lớn, phần tàu nhỏ, không đảm bảo lương thực, nước uống và sức khoẻ của 17 thuyền viên trên tàu bị nạn đã kiệt sức, anh Tuấn quyết định bỏ chuyến biển để đưa những người bị nạn vào bờ.

Như vậy là chuyến biển đầu năm của tàu anh Tuấn coi như trắng tay trở về. Toàn bộ phí tổn xăng dầu, lương thực hơn 120 triệu đồng anh đành chấp nhận chịu thiệt.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935669_C5

Những ngư dân trên tàu cứu nạn không dám lên bờ vì về tay trắng do lo cứu người

Anh Tuấn bảo: “Cũng may là toàn bộ 10 anh em thuyền viên trên tàu đều đồng tâm nhất trí đưa người bị nạn vào bờ, nên không ai đòi hỏi chi. Nợ phí tổn từ từ tính. Khổ nhất là chuẩn bị ra khơi mà không có tiền để mua lương thực, xăng dầu. Bây chừ không biết vay mượn đâu…

Gần 5 ngày nay, tàu anh Tuấn phải nằm bờ vì chưa lo nổi tiền để mua lương thực, xăng dầu. Rồi dàn máy ICOM, phương tiện liên lạc của con tàu cũng bị hư hỏng nặng không sửa được do đêm cứu người, sóng đánh trùm ca bin bị ướt, nên mất hoàn toàn liên lạc với đất liền.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935674_C_7
Anh Tuấn thẩn thờ ngồi lo cho kinh phí cho chuyến ra khơi

Anh Tuấn bảo, chừ trắng tay trở về, chuyến biển đầu năm coi như lỗ nặng. Nhưng cứu được 17 con người gặp nạn, thì cho dù có mất cũng vui lòng chấp nhận, chớ biết kêu ai.

Còn thuyền phó Trương Văn Á thì thở dài:” Anh em tụi tui ai cũng nghèo, chuyến biển ni coi như trắng tay, vợ con ở nhà không biết phải tính thế nào đây. Mấy hôm ni tui không dám về nhà, chỉ điện báo cho vợ là lo cứu người đưa vào bờ, nên không có chi. Chừ đang lo không biết chạy mô có tiền để sắm chuyển ra khơi và lo cho vợ con trên bờ…

Không riêng thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn, thuyền phó Trương Văn Á, mà hầu hết anh em thuyền viên còn lại trên tàu cứu nạn đều bảo rằng cứu người là quan trọng. Trong lúc nguy nan ấy chẳn ai nghĩ cho riêng mình. Thậm chí ngay cả tính mạng giữa sóng to gió lớn, họ cũng chẳn từ nan.

Đến khi cứu người đưa vào Lý Sơn, rồi chạy vào cảng Sa Kỳ, toàn bộ anh em trên tàu cứu nạn ngồi thẩn thờ không dám lên bờ về nhà. Bởi về không biết lấy chi lo cho vợ con.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935675_C_8
Và tàu về rỗng không vì lo cứu người

"Khi đã cứu người đưa vào bờ an toàn, nhiều người trên bờ bảo tại răng không bảo những người bị nạn trả chi phí xăng dầu, phí tổn bỏ chuyến biển? Tui lắc đầu bảo, cứu người là quan trọng, trong lúc hoản loạn ấy làm răng mà nghĩ chuyện tiền nong. Mà cứu người chỉ đến chuyện tiền nong thì thất đức lắm. Mà bà con ngư dân Lý Sơn gặp nạn cũng chẳng hơn gì mình, họ cũng nghèo.

Nếu không cứu kịp, cứ ngồi tính chuyện tiền nong, phí tổn, lo cho riêng mình thì chắc bây giờ 17 ngư dân gặp nạn cũng đã mất tích. Anh em tụi tui ngày đêm sinh sống nơi biển giả, luôn đối mặt với hiểm nguy rập rình. Nên chuyện giúp nhau trong hoạn nạn là quan trọng. Chừ có trắng tay cũng chấp nhận, không thể ngồi nhìn cảnh bà con mình gặp nạn mà không cứu…”,anh Tuấn nhỏ nhẹ tâm sự.

Nhiều chuyến ra khơi, tàu anh Tuấn trở về trắng tay khi gặp bão tố, cứu người là chuyện thường. Trong những lần cứu người, vớt xác giữa biển khơi, anh kể chuyện vào tháng chạp năm ngoái, khi trên đường trở vào, anh vớt được xác một người trôi dạt trên biển đưa vào bờ. Đến khi người thân của nạn nhân từ Núi Thành Quảng Nam vào nhận xác. Họ đã đưa tiền , nhưng anh từ chối.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935670_C2

Không riêng gì vợ con anh Tuấn, chủ tàu chịu cảnh thiếu đói. Mà vợ con thuyền viên cũng cùng chung hoàn cảnh
tàu về trắng tay. Trong ảnh là mẹ và vợ anh Tuấn thẩn thờ không biết lấy chi để sống và trả nợ

Kỷ vật vô cùng quí anh còn giữ đó là chiếc radio và chiếc đèn cầm tay mà gia đình người gặp nạn được anh vớt xác giữa biển mang đến tặng anh nhận. Anh bảo: “Mình nghèo rồi, nghèo thêm chút nữa không sao. Sống ở đời cái quan trọng là cái tâm. Tiền cũng quí, nhưng không vì tiền mà quên tất cả, mà dửng dưng với anh em bạn bè gặp nạn là không nên…”


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935673_C_6
Anh Nguyễn Thanh Tuấn, thuyền trưởng tàu cứu nạn đang chuản bị đồ nghề để ra khơi. Nhưng chưa lo được phí tổn
nên phải nằm bờ

Giữa những ngày nằm bờ, tôi đã chứng kiến cảnh vợ con của các thuyền viên trên tàu cứu nạn của anh Tuấn sống trong cảnh lây lất, chạy vạy vay mượn để sống và lo cho chuyến ra khơi. Dù khó khăn chật vật. Nhưng gương mặt ai cũng rạng ngời hạnh phúc vì đã cứu được 17 mạng người giữa biển khơi xa…

Suốt cuộc ngồi trò chuyện, tôi nhìn thấy những gương mặt sạm đen vì nắng gió biển khơi. Những gương mặt quả cảm ngày đêm bám nơi vùng biển của Tổ quốc để mưu sinh và canh giữ vùng đất thiêng liêng của tổ quốc. Tôi gọi họ- những ngư dân nơi vùng biển Hoàng Sa là những hùng binh tay trắng…

  • Vũ Trung




Điều tra tung tích tàu lạ đâm chìm tàu cá
Quảng Ngãi


Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn Nguyễn Xuân Hước khẳng định với P.V VietNamNet vào chiều tối ngày 14-3: Ngay sau khi 17 ngư dân gặp nạn được tàu cá của xã Bình Châu cứu đưa vào
bờ an toàn, huyện đã tổ chức thăm hỏi và tìm moị biện pháp để giúp đở sớm ổn định đời sống trước mắt cho ngư dân.

Đồng thời có văn bản gửi cơ quan chức năng của tỉnh và T.Ư kiến nghị tạo điều kiện giúp đở bà con và sớm điều tra, truy tìm tung tích tàu đã tông chìm tàu cá của ngư dân Lý Sơn trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa vào rạng sáng 9.3.

Ngay sau khi nhận được thông tin, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chỉ đạo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi thu thập thông tin về vụ tàu cá bị đâm chìm để có phương án hỗ trợ ngư dân.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935676_C4

Thuyền trưởng tàu cứu nạn Nguyễn Thanh Tuấn đưa người bị nạn cập cảng Lý Sơn vào hôm 12-3 trong cảnh trắng tay. Ảnh: Vũ Trung.


Tàu bị nạn mang số hiệu QNg 96516-TS của ông Dương Thành Phú (ở thôn Tây, xã An Hải) cùng 17 ngư dân khi đang neo đậu tránh gió ở phía đông nam quần đảo Hoàng Sa thì bất ngờ bị một chiếc tàu lạ (dạng tàu sắt, to gấp nhiều lần tàu cá) đâm vào phần mũi, làm vở toát. Sau đó bị chìm vào khoảng 9 giờ sáng cùng ngày.

Các ngư dân được tàu cá của ông Nguyễn Thanh Tuấn (ở thôn Gành Cả, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang trên đường chạy tránh gió phát hiện đã cứu vớt, đưa về đảo Lý Sơn vào hôm 12.3. Tài sản thiệt hại ước tính hơn 2 tỉ đồng.

Bài 2: Hiểm hoạ rập rình ngư dân nơi biển Hoàng Sa


Nhiều ngư dân nơi vùng ven biển Quảng Ngãi chúng tôi gặp, tất cả đều bảo rằng bão tố đối với họ không lo sợ bằng gặp tàu lạ có trang bị vũ trang giữa biển Hoàng Sa. Bởi bão tố với họ còn có cơ may bảo toàn được tính mạng và tài sản. Nhưng gặp tàu lạ có trang bị vũ trang giữa biển khơi xa mịt mù là coi như trắng tay và mạng sống cũng khó được bảo toàn…

,



Được sửa bởi contraixudao ngày Tue Mar 16, 2010 10:14 am; sửa lần 2.

http://www.pohand.com.vn

╬khoadkt╬

╬khoadkt╬
Cựu BQT
Tàu tui 400 CV, tàu anh có 160 CV, biển động mạnh làm răng mà kéo được tàu. Cứu được người là phúc lắm rồi…”

người lý sơn nói hay người Quảng Nam - Đà Nẵng nói vậy, làm gì có "làm răng" ở đây?

http://vn.360plus.yahoo.com/kata_1412646/

╬khoadkt╬

╬khoadkt╬
Cựu BQT
Cảm ơn những người đã bất chấp nguy hiểm để cứu người giữa đêm khuya!!!

http://vn.360plus.yahoo.com/kata_1412646/

tvt3581

tvt3581
Level 5
Level 5
mình thấy thương cho bà con mình quá anh em ơi. khôg biết 17 ngư dân mình bây giơ sống thế nào và cả gia đình của họ nữa. tôi thật khâm phục và đáng đựợc khen ngợi tấm lòng nhân ái của tập thể tàu QNg 95821

tvt3581

tvt3581
Level 5
Level 5
"Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn Nguyễn Văn Hước ". viết sai tên lót của cụ Phó chủ tịch rùi. Là Nguyễn Xuân Hước mới đúng. Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa 364998

contraixudao

contraixudao
Ban ĐH
 Ban ĐH
khoadkt đã viết:
Tàu tui 400 CV, tàu anh có 160 CV, biển động mạnh làm răng mà kéo được tàu. Cứu được người là phúc lắm rồi…”

người lý sơn nói hay người Quảng Nam - Đà Nẵng nói vậy, làm gì có "làm răng" ở đây?

Cái này phóng viên phỏng vấn tàu anh Tuấn chứ không phải phỏng vấn trực tiếp anh Phú Lý Sơn mình, bạn xem lại thử nhé.

http://www.pohand.com.vn

contraixudao

contraixudao
Ban ĐH
 Ban ĐH
Bài 2:

Hiểm hoạ rình rập ngư dân nơi biển Hoàng Sa


Cập nhật lúc 07:21, Thứ Ba, 16/03/2010 (GMT+7)

Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Vietnamnet - Những ngư dân nơi vùng ven biển Quảng Ngãi mà chúng tôi gặp đều bảo rằng bão tố đối với họ không lo sợ bằng gặp tàu lạ có trang bị vũ trang giữa biển Hoàng Sa. Bởi gặp bão tố, họ còn có cơ may bảo toàn được tính mạng và tài sản, còn gặp tàu lạ có trang bị vũ trang giữa biển khơi xa mịt mù coi như trắng tay mà mạng sống cũng khó được bảo toàn…


Thống kê chưa đầy đủ từ huyện đảo Lý Sơn, chỉ trong hơn 10 năm lại đây, nơi huyện đảo nghèo khó này đã có hơn 100 tàu đánh bắt xa bờ liên tục bị những người có vũ trang trên đảo Hoàng Sa dùng tàu lớn đuổi bắt, cướp tàu, tịch thu tài sản và bắt giữ người vô cớ. Điều đó khiến cho đời sống của hơn 1.000 ngư dân lâm vào cảnh khó khăn.

Hiểm hoạ tàu lạ có vũ trang giữa biển Hoàng Sa

Đã từng bị bão Chan Chu đánh tơi tả, thuyền trưởng, kiêm chủ tàu Qng-95821 Nguyễn Thanh Tuấnvẫn can trường chống chọi và trở về sau hơn 10 ngày trôi dạt trên đường chạy tránh bão từ Hoàng Sa.

Chiếc tàu nhỏ nhoi với công suất 160CV cùng 10 thuyền viên của anh bị bão tố đánh tơi bời trôi dạt về vùng biển Qui Nhơn và toàn bộ ngư dân trên tàu anh may mắn sống
sót trở về.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935984_HB_1

Ra Hoàng Sa trên những chiếc tàu nhỏ bé nhưng những ngư dân can trường vẫn ngày đêm bám biển.
Sau chuyến đi biển kinh hoàng ấy cứ tưởng rằng anh cùng thuyền viên bỏ tàu lên bờ nhưng anh bảo:Chuyện bão tố ngoài biển khơi là chuyện thường, điều đó không đáng sợ.

Bởi với anh cùng những ngư dân can trường được thừa hưởng khí phách của cha ông hàng mấy trăm năm trước là những hùng binh tình nguyện ra Hoàng Sa canh giữ vùng đất thiêng liêng của tổ quốc nên không hề biết sợ bão tố là gì.

Ngày xưa cha ông chúng tôi ra Hoàng Sa bằng những chiếc tàu nhỏ, không máy móc, chỉ với chiếc buồm mà vẫn can trường đối mặt với bão tố. Bây giờ cho dù có bão tố, có hiểm nguy rập rình, chúng tôi cũng phải ra khơi, đúng nơi mà cha ông chúng tôi mấy trăm năm trước đã khẳng định chủ quyền…” Anh Tuấn khẳng định.


Câu chuyện hiểm nguy rập rình nơi biển Hoàng Sa suốt hơn 25 năm bám biển đối với lão kình ngư Nguyễn Thanh Tuấn cùng hàng nghìn ngư dân khác nơi vùng ven biển Quảng Ngãi vẫn hàng ngày, hàng giờ đối mặt. Bão tố đối với họ không đáng sợ bằng khi gặp tàu lạ có trang bị vũ trang khi đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa.


Nhưng cho dù có hiểm nguy, những ngư dân can trường như anh Tuấn, anh Quang, anh Lộc cùng hàng nghìn ngư dân khác nơi vùng biển này vẫn phải đối mặt để bám biển và không hề biết run sợ.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935988_HB_5

Hiểm nguy rập rình, nhưng những chiến binh của biển vẫn can trường chuẩn bị ra khơi.
Anh Tuấn kể: “Hơn 25 năm bám biển, biết bao tai ương rập rình. Biển đang lặng bỗng nổi cơn bão tố là chuyện bình thường, tụi tui đã quen đối phó rồi. Nhưng những năm gần đây, một hiểm hoạ khác là gặp tàu lạ có trang bị vũ khí khi đang đánh bắt trên biển Hoàng Sa.


Nếu không phát hiện từ xa, nhanh chóng nhổ neo cho tàu chạy trốn thì coi như trắng tay mà mạng sống cũng khó giữ được…


Nỗi lòng ngư phủ

Hơn 25 năm bám biển, từ những ngày còn là ngư phủ trẻ lên tàu đi làm thuê, đến khi làm chủ tàu, tâm trạng thuyền trưởng kiêm chủ tàu Nguyễn Thanh Tuấn lúc nào cũng phập phồng lo sợ bị cướp tàu giữa biển khơi xa.

Anh Tuấn kể, tài sản để nuôi sống vợ con cùng hàng trăm người khác trên bờ tại sao không lo sợ bị mất được. Nếu anh em tụi tui có điều kiện sắm tàu to, công suất lớn, được hỗ trợ thì có hà cớ chi mà sợ. Mình đánh bắt trên vùng biển của đất nước mình mà.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935991_HB_8

Nguyễn Minh Quang cùng chiếc tàu trở về trong tơi tả sau khi bị đánh cướp nơi vùng biển Hoàng Sa.
Trong câu chuyện mà anh Tuấn cũng như anh Quang và hàng nghìn thuyền trưởng khác nơi vùng biển Lý Sơn, Bình Châu… (Quảng Ngãi) kể lại rằng mỗi khi ra vùng biển Hoàng Sa, việc đầu tiên là xác định toạ độ vùng biển chủ quyền của Việt Nam mà đánh bắt.
Nhưng vẫn không yên thân, bởi những chiếc tàu chiến có trang bị vũ khí từ đảo Hoàng Sa luôn luôn rượt đuổi, vây bắt tàu để cướp và đánh đập, bắt nhốt ngư dân.

“Nhờ tàu lớn lại luôn cảnh giới, và cả đội tàu đánh bắt của xóm Gành Cả, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đều đi theo đoàn nên suốt những tháng năm đánh bắt nơi vùng biển Hoàng Sa, đội tàu của làng anh đều may mắn không bị tàu lạ có vũ trang bắt giữ đánh đập như các tàu bạn khác ở huyện đảo Lý Sơn…”- Anh Tuấn kể.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935989_HB_6

Mặc dù chưa hề bị tàu lạ bắt giữ, đánh đập nhưng với anh cũng như những ngư dân đi trên đoàn tàu của làng anh đều lo sợ mỗi khi ra khơi đánh bắt.

Anh bảo: “Thấy tàu lạ là nhổ neo chạy trốn nên nhiều chuyến ra khơi chẳng đánh bắt được bao nhiêu. Nhiều lúc đang đánh bắt, thấy tàu lạ phải nhổ neo chạy trốn, nghĩ mà tức nhưng đành chịu bởi tàu họ to, lại có trang bị súng ống. Còn bà con ngư dân mình thì tay trắng…”


Trong câu chuyện kể, anh Tuấn thở dài bảo: “Mình đánh bắt trên vùng biển của nước mình mà giống như đi ăn cắp, cứ rình mò. Cảnh ni biết đến bao giờ chấm dứt. Làm thế nào để khỏi bị bắt nạt, bắt giữ vô cớ?

Đã đến lúc Đảng và Nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ bà con ngư dân đóng tàu to, thành lập những đội tàu hùng mạnh, mới mong đối phó được với nạn cướp bóc giữa biển. Nếu được hỗ trợ đúng mức, bà con ngư dân chúng tôi sẽ tình nguyện tiếp tục ra vùng biển Hoàng Sa làm ăn để khẳng định chủ quyền của Tổ quốc…”


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935986_HB_3

Vợ chồng chủ tàu Dương Lúa trắng tay
khi bị cướp tàu kể về nỗi niềm của người canh biển.



Đến bây giờ, không riêng
gì anh Tuấn mà dường như những lão kình ngư nơi vùng biển Bình Châu,
Bình Sơn và Lý Sơn đều có chung nỗi lo sợ khi gặp tàu lạ nơi vùng biển
Hoàng Sa.



Với họ, những chiếc tàu chiến to gấp nhiều lần tàu đánh cá được trang bị vũ khí và phương tiện hiện đại giống như những con quái vật mà như lời lão kình ngư Trương Văn Công (54 tuổi), đã có hơn 30 năm đạp sóng ra vùng biển Hoàng Sa bảo là gặp những chiếc tàu ấy là gặp hoạ cho dù mình đánh bắt trên vùng biển của đất nước mình!


Lão kình ngư Dương Lúa và Lê Văn Lộc, An Hải, huyện đảo Lý Sơn, cả hai là thuyền trưởng, kiêm chủ hai chiếc tàu đánh bắt xa bờ nơi vùng biển Hoàng Sa đã phải tay trắng trở về khi bị những chiếc tàu chiến có trang bị vũ khí bắt giữ thu tàu hồi tháng 12 năm ngoái kể lại rằng: Những hiểm hoạ mà ngư dân như anh đối mặt hàng giờ không phải là bão tố mà là những tàu lạ có vũ trang nơi vùng biển Hoàng Sa bắt giữ, thu tàu và đánh đập ngư dân khi đang đánh bắt.

Từ một ông chủ tàu, anh Lúa, anh Lộc cùng hàng trăm chủ tàu khác nơi vùng biển Lý Sơn bỗng chốc trắng tay. Nhiều người bị mất tàu, không còn phương tiện ra khơi đã phải đi làm thuê kiếm sống trên các tàu bạn. Trong khi đó nợ vay đóng tàu hàng chục năm sau vẫn chưa trả hết.

Ông Nguyễn Văn Hước, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, người đã có nhiều năm trăn trở suy tư với câu hỏi trong đầu mỗi khi ông nhận được thông tin bà con ngư dân của huyện bị bắt giữ tàu hay gặp nạn trên biển Hoàng Sa: làm thế nào để bảo vệ được ngư dân khi đánh bắt trên vùng biển của tổ quốc - Hoàng Sa?


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1935990_HB_7

Tượng đài Hải đội Hoàng Sa nơi đảo Lý Sơn luôn nhắc cháu con phải bám biển giữ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Đã nhiều năm rồi, câu hỏi ấy vẫn thường ám ảnh ông, mà như lời ông tâm sự là vẫn chưa có cách nào hữu hiệu để bảo vệ được ngư dân. Đã có hàng chục văn bản báo cáo, rồi đề xuất đích thân ông ký gửi các cơ quan chức năng của tỉnh, trung ương.

Theo ông, trước mắt là nhà nước cần có cơ chế chính sách phù hợp để giúp ngư dân đóng được tàu to, thành lập những đội tàu hùng mạnh để cần là hỗ trợ nhau khi gặp hoạn nạn giữa biển. Có làm được như vậy, mới mong hạn chế được những hiểm hoạ chực chờ bà con ngư dân nơi biển xa.

  • Vũ Trung

    Bài 3: Những hùng binh nơi đảo Lý Sơn
Ít có nơi nào như huyện đảo Lý Sơn, ở đó suốt mấy trăm năm nay, lớp cha trước, lớp con sau như những hùng binh ngày đêm bám nơi vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh và canh giữ đất trời của tổ quốc. Mặc dù trong tay không tấc sắt, nhưng họ vẫn can trường như những chiến binh đối mặt với bao hiểm nguy nơi đầu sóng ngọn gió…

http://www.pohand.com.vn

contraixudao

contraixudao
Ban ĐH
 Ban ĐH
Bài 3: Những hùng binh ngư phủ nơi đảo Lý Sơn


Cập nhật lúc 08:40, Thứ Tư, 17/03/2010 (GMT+7)


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Vietnamnet- Ít có nơi nào như huyện đảo Lý Sơn, ở đó suốt mấy trăm năm nay, lớp cha trước, lớp con sau như những hùng binh ngày đêm bám nơi vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh và canh giữ đất trời của tổ quốc. Mặc dù trong tay không tấc sắt, nhưng họ vẫn can trường như những chiến binh đối mặt với bao hiểm nguy nơi đầu sóng ngọn gió…


Khúc tráng ca của những hùng binh



Từ nhiều thế kỷ trước, những tráng đinh của làng biển Lý Sơn đã vâng mệnh triều đình giong buồm ra Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền thiêng liên của tổ quốc. Trong ký ức thẳm sâu của những con dân làng biển này vẫn còn đó những ảnh hình của Hải đội Hoàng Sa được thành lập ngay trên đất đảo này.

Không biết có phải vì nợ duyên với biển, hay là sứ mệnh lịch sử được giao phó cho những con dân nơi miền đất đảo này, mà suốt mấy trăm nay, lớp cha trước, lớp con sau cứ thế dong thuyền ra Hoàng Sa để mưu sinh và canh giữ đất trời vùng biển Hoàng Sa.

Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1936612_HS_11
Những hùng binh đảo Lý Sơn đạp sóng lướt gió ra Hoàng sa canh biển

Tôi vẫn nhớ như in lời của lão kình ngư Phan Din (75 tuổi) nơi Âm Linh Tự ở đảo Lý Sơn trong một sáng đầu năm khi làm lễ cúng chuẩn bị cho con cháu dong tàu ra Hoàng Sa mở đầu cho vụ đánh bắt đã khẳng khái bảo rằng: Hoàng Sa là đất thiêng của tổ quốc nghìn đời nay, cháu con nào ai dễ quên!

Trong ký ức thẳm sâu của mình, ông vẫn còn nhớ như in từ những năm 40 của thế kỷ trước, lúc đó ông còn là cậu bé sinh ra nơi miền đất đảo này đã theo cha xuống tàu đi Hoàng Sa. Trước khi xuống tàu ra khơi, ông cùng cha mình lên Âm Linh Tự với lễ vật cầu khấn những bậc tiền nhân có công khai khẩn vùng biển đảo Hoàng Sa độ trì cho một mùa biển lặng.



Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1936611_HS_10
Âm Linh Tự, nơi thờ cúng các bậc tiền nhân bỏ mình nơi đảo Hoàng Sa mấy tră năm trước trên dảo Lý Sơn


Những lời cầu khấn của người cha trước Âm Linh Tự ông thuộc nằm lòng. Đó là vùng biển nơi đội tàu đánh bắt của cha ông đến có tên gọi thiêng liêng là Hoàng Sa. Chính nơi đó, những lớp cha ông sinh ra trên đất đảo này đã vâng mệnh triều đình giong buồm ra khơi để khai thác sản vật của biển và làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của nước Đại Việt hàng trăm năm trước.

Ký ức Hoàng Sa trong ông vẫn còn đó với bao câu chuyện bi tráng của những hùng binh mà ông là một trong những chứng nhân. Lần đầu tiên theo cha đặt chân đến đảo Hoàng Sa lúc đó ông mới 15 tuổi đầu. Sức vóc của chàng trai ăn sóng nói gió được thừa hưởng từ giòng máu can trường của người con biển cả. Mà như lời ông bảo là ông ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của hòn đảo nằm giữa biển khơi này với lời kể lại của cha ông như niểm tự hào của con dân đất đảo Lý Sơn.

Ông Din nhớ lại: "Lần đầu tiên đặt chân lên đảo Hoàng Sa, cha tui đưa tay chỉ trước mặt là đảo Phạm Quang Ảnh, người con của đất đảo Lý Sơn, dưới thời triều Nguyễn đã “Vâng mệnh vua ban” giong thuyền buồm ra Hoàng Sa thực hiện việc đo đạc, cắm mốc chủ quyền trên quần đảo này. Hỏi răng không tự hào được…”.

Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1936602_HS
Những hùng binh can trường lướt sóng đạp gió vừa trở về nơi đảo Hoàng sa sau khi cứu được 17 ngư dân thoát nạn bị tàu lạ đâm chìm nơi biển Hoàng Sa
“Chuyến kinh lý ấy, Phạm Quang Ảnh cùng những hùng binh của đất đảo Lý Sơn mãi mãi không về vì thuyền gặp bão tố nhấn chìm nằm lại giữa biển khơi. Từ đó, cái tên đảo gắn liền với cái tên đảo Phạm Quang Ảnh, một đảo nhỏ nằm phía tây đảo Hoàng Sa. Mãi đến sau này, người Pháp xây dựng hai trụ đèn, nên ngư dân đánh bắt khu vực này gọi là đảo Hai Trụ…”Ông Din kể lại.

Trong ký ức mờ xa của mình, ông Din vẫn nhớ như in bao câu chuyện nơi miền hải đảo Hoàng Sa. Bất chợt ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ bi tráng của những hùng binh đất đảo mấy trăm năm trước: ”Hoàng sa trời nước mênh mông; Người đi thì có, người về thì không…”

Thời đó, qua những câu chuyện kể mà ông thuộc nằm lòng và cũng chính ông đã từng theo cha xuống thuyền giong buồm ra Hoàng sa mất 5 ngày đêm nếu trời yên biển lặng. Còn nếu gặp bão tố, thì coi như khó có ngày trở về. Nhưng thời đó, như ông bảo, những chàng ngư phủ đất đảo Lý Sơn với con thuyền bé nhỏ, nhưng họ đã can trường đạp sóng, lướt gió không hề biết run sợ.

Những cái tên nơi quần đảo Hoàng Sa đã gắn liền với những cái tên Việt như đảo Lồi, Tri Tôn, Phạm Quang Ảnh, Bạch Quang, Phú Lâm, Bom Bay, Đá Bắc, Cây Bàng, Xà Cừ…đã trở nên thân quen với bao lớp ngư phủ nơi miền đất đảo Lý Sơn này suốt mấy trăm năm nay.

Máu thịt Hoàng Sa

Trong chuyến ra đảo Lý Sơn, tôi đã tìm gặp những hùng binh can trường ăn sóng nói gió. Nhìn những gương mặt sạm đen nắng gió biển khơi. Dù họ vừa mới đối mặt với bao hiểm nguy rập rình giữa biển khơi xa trở về trong tay trắng. Nhưng tôi đã nhận ra ở họ lòng quả cảm trước hiểm nguy và lòng thành kính với những bậc tiền nhân khai phá vùng đất biển đào Hoàng Sa mấy trăm năm trước của cha ông.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1936608_HS_7
Đêm ngày bám biển Hoàng Sa để mưu sinh

Hiểm nguy rập rình, nhưng hàng nghìn lượt tráng đinh nơi vùng đất đảo đã nối tiếp bước chân cha ông ra Hoàng Sa mà như lời lão ngư Dương Út khẳng định với tôi trong buổi sáng đầu năm nơi Âm Linh Tự rằng: Họ là những hùng binh mà niềm tự hào vẫn còn đó với hào khí của đội Hoàng sa được thành lập trên vùng đất đảo này. Cho dù có bị cướp tàu, đánh đập, nhưng những hùng binh của đất đảo Lý Sơn vẫn can trường tiếp tục ra khơi không biết run sợ…

Có mặt nơi miền đất đảo Lý Sơn, tôi đã gặp rất nhiều hùng binh vưà trở về từ Hoàng Sa sau chuyến đánh bắt dài ngày. Lớp trở về, lớp trở ra Hoàng sa cứ nối tiếp nơi bến cảng Lý Sơn.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1936610_HS_9
Những chiến binh của biển lại tiếp tục ra Hoàng Sa

Vẫn chưa hết kinh hoàng sau tai nạn bị tàu lạ đâm chìm nơi vùng biển Hoàng sa vào rạng sáng ngày 9-3 vừa mới được cứu thoát trở về hôm ngày 13-3. Thuyền trưởng, kiêm chủ tàu Dương Thanh Phú nén nỗi buồn đau bảo với tôi rằng sẽ tiếp tục vay mượn để đóng tàu mới ra Hoàng sa. Bởi Hoàng Sa với anh và hàng nghìn ngư dân nơi vùng đất đảo này là máu thịt. Cho dù nơi đó vẫn còn lắm tai ương rập rình.

Còn thuyền trưởng kiêm chủ tàu Dương Lúa và Lê Văn Lộc, dẫu bị những kẻ có vũ trang nơi đảo Hoàng sa cướp tàu, đánh đập vào cuối năm ngoái. Dẫu không còn tài sản, nhưng ý chí, lòng quả cảm của những người như anh có thừa, và họ lại tiếp tục lên tàu bạn ra Hoàng Sa.

Với những người như anh Lúa, anh Lộc hay hàng nghìn ngư dân khác, dẫu Hoàng Sa vẫn còn đó những tai ương rập rình. Nhưng mỗi khi ai đó nhắc đến Hoàng Sa là trong ký ức của họ lại hiện về những ngày đạp sóng cưỡi gió. Trong phút trái lòng, nhiều ngư dân tôi gặp, tất cả đều bảo Hoàng Sa gắn với cuộc đời họ như là máu thịt. Những chuyến tàu trở về, ở trên bờ ít ngày là lòng họ lại nhớ Hoàng Sa cồn cào. Thế là lại lên tàu ra khơi.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1936609_HS_8
Những con tàu từ Hoàng sa trở về



Câu chuyện 30 năm trước của lão kình ngư Dương Út nơi đất đảo Lý Sơn nhớ lại những chuyến ra khơi kinh hoàng khi gặp bão tố. Mặc dù khi đã giả từ biển lên bờ, nhưng ông vẫn giữ thói quen mỗi chiều ra ngồi bên bờ biển dõi mắt về Hoàng Sa. “Lần đó tui cùng đội tàu 12 chiếc với hơn 40 bạn chài đánh bắt từ vùng biển Hoàng Sa, khi tàu đã đầy cá và sản vật. Cả đoàn tàu kéo nhau nhắm hướng đất liền trở về. Giữa đường, gặp bão tố, cả đoàn tàu bị gió giật đánh chìm. Chỉ duy nhất chiếc tàu của tui bị sóng đánh trôi về tận biển Sa Huỳnh. cả 4 ngư dân trên tàu ông thoát chết trở về…”

Ông Út bảo, sống ở biển, mỗi người ngư dân như những hùng binh ra trận không hề biết run sợ trước bão tố. Giữa cái chết và sống cận kề gan tấc. Nhưng như lời ông kể, ngày trước ra Hoàng sa mặc dù liên tiếp gặp bão tố nhưng rất ít khi gặp nạn. Bởi, những đoàn tàu đánh bắt quanh đảo Hoàng sa. Khi bão tố nổi lên là chạy vào đảo tránh gió, chờ trời yên biển lặng. Đảo Hoàng Sa đối với họ như người mẹ hiền che chở cưu man cho những đứa con của biển.

Còn bây giờ…ông Út, rồi ông Din cũng như hàng trăm lão kình ngư khác nơi vùng biển này thở dài bão: Đảo Hoàng Sa không còn là nơi chốn bình yên cho bà con ngư dân mỗi khi gặp bão tố. Bởi vùng đất máu thịt ấy của tổ quốc đã bị những kẻ bạo tàn cướp giữ cho riêng mình…


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1936606_HS_1
Những con dân đất Việt vẫn khát khao một ngày cắm lá cờ tổ quốc lên đảo Hoàng Sa
Dẫu rằng, nơi ấy vẫn không còn là chốn bình yên. Nhưng vùng đất thiêng máu thịt của tổ quốc-Hoàng Sa vẫn còn đó, đêm ngày vẫn có mặt những đứa con của đất Việt bám giữ để mưu sinh bất chấp sự đe doạ tính mạng của những kẻ bạo tàn.

Với tôi, được gặp, trò chuyện và nghe những lão kình ngư của vùng biển Hoàng Sa kể về những khúc tráng ca bi thương của những hiểm nguy rập rình. Nhưng dường như với họ, Hoàng Sa là những từ thiêng liêng mà bất kỳ con dân nào của đất Việt đều ghi nhớ tạc lòng.
Vũ Trung


Bài 4: Hoàng Sa trong ký ức của những chiến binh



Ký ức Hoàng Sa vẫn còn tươi nguyên trong trái tim của những chiến binh dưới thời chế độ cũ được cử ra canh giữ vùng đảo Hoàng Sa của tổ quốc những năm 60-70 của thế kỷ trước. Với họ, Hoàng Sa vẫn mãi mãi là máu thịt của đất Việt không dễ gì mất được. Đã hơn 40 năm trôi qua, với những chiến binh một thời canh đảo, vẫn đau đáu một lần được trở lại Hoàng Sa. Với họ, Hoàng Sa là báu vật thiêng liêng ngàn đời cha ông để lại…

http://www.pohand.com.vn

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
nói cho có lệ chứ lo lắng gì cho ngư dân mình đâu ? dân mình người nào khi bị tàu lạ ở hoàng sa đánh cướp may mắn lắm mới được thăm hỏi thôi chứ ít khi mà được quan tâm đâu

contraixudao

contraixudao
Ban ĐH
 Ban ĐH
Bài 4:

Hoàng Sa trong ký ức của những chiến binh


Cập nhật lúc 09:29, Thứ Năm, 18/03/2010 (GMT+7)

Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Vietnamnet- Ký ức Hoàng Sa vẫn còn tươi nguyên trong trái tim của những chiến binh dưới thời chế độ cũ được cử ra canh giữ vùng đảo Hoàng Sa của Tổ quốc những năm 60-70 của thế kỷ trước.

Với họ, Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của đất Việt không dễ gì mất được. Đã hơn 40 năm trôi qua, những chiến binh một thời canh đảo, vẫn đau đáu một lần được trở lại Hoàng Sa. Với họ, Hoàng Sa là báu vật thiêng liêng ngàn đời cha ông để lại...

Trong ký ức vẫn còn tươi nguyên của những chiến binh dưới thời chế độ cũ của những năm 60-70 của thế kỷ trước ra canh đảo Hoàng Sa, giờ đây kẻ còn người mất vì tuổi tác. Trong những ngày rong ruổi qua miền Trung nắng cháy, may mắn được gặp lại những chiến binh năm xưa để nghe họ kể về ký ức của mình hơn 40 năm trước khi họ là những chiến binh được cử ra canh đảo Hoàng Sa

Người đầu tiên tôi có may mắn gặp trong buổi sáng đầu năm 2010 là chiến binh Phạm Khôi (sinh 1942), hiện đang sống trong căn nhà nơi hẻm nhỏ trên đường Hải Phòng, thuộc phường Thạch Than, TP. Đà Nẵng.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1937028_CB

Hoàng Sa là phần đất máu thịt của Tổ quốc-Trong ảnh là ông Phạm Khôi, một chiến binh đã từng ra bảo vệ Hoàng Sa thời chế độ cũ kể về ký ức
Cũng như những chiến binh những năm 60-70 của thế kỷ trước, ông Khôi là người linh chế độ cũ và nhận lệnh lên đường ra bảo vệ đảo Hoàng sa. Trong ký ức tươi nguyên của mình, ông Khôi vẫn nhớ như in ngày ông cùng đồng đội xuống tàu tại quân cảng Đà Nẵng để ra Hoàng Sa là vào đêm 23 tháng Chạp năm 1969.

Trên con tàu chiến ra đảo đêm 23 tháng Chạp ấy cả đoàn chiến binh gồm 30 người lính. Tất cả đều cùng quê Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Ông Khôi nhớ lại: Tàu rời quân cảng Đà Nẵng ngay trong đêm, mất hơn 2 ngày mới đến được đảo Hoàng Sa.

“Thời đó anh em tụi tui ra đảo Hoàng Sa nói tiếng là bảo vệ đảo. Nhưng giống như một chuyến du lịch dài ngày. Ngày đó đảo Hoàng Sa yên bình lắm. Không có cảnh đạn bom, chết chóc. Khi đặt chân lên đảo Hoàng Sa, nhiệm vụ chính của đoàn quân 30 người là thay thế lực lượng ra trước tiếp tục canh đảo.

Cứ 3 tháng 1lần tàu luân phiên đưa lính ra đảo để bảo vệ. Nói tiếng là bảo vệ, nhưng ra đảo Hoàng Sa anh em lính tụi tui ban ngày đi câu, ban đêm ngủ. Đảo Hoàng sa thời đó yên bình lắm…” ông Khôi nhớ lại.
Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1937017_CB_1
Ông Phạm Khôi giới thiệu về tấm hoạ đồ sơ lược do ông vẽ lại trong những ngày canh giữ Hoàng Sa

Hoàng Sa thời ông sống mà cho mãi đến bây giờ đã hơn 41 năm trôi qua. Mặc dù tuổi tác, nhưng ký ức ông vẫn sống dậy một phần đất thiêng của Tổ quốc. Trong giấc ngủ hàng đêm vẫn hiện về trong ông hình ảnh của vùng đất Hoàng sa ngày ông đặt chân đến. Từ giếng nước, cây vông, cây nhàu, hàng dừa xanh, miếu thờ…tất cả vẫn còn hằn trong trí nhớ. Ông lục tìm trong chồng tài liệu cũ nát được cất giữ mấy chục năm nay tấm hình bản đồ đảo Hoàng Sa mà ông tự vẽ những ngày ông sống trên đất đảo.

Đưa tay chỉ tấm bản đồ tự tay ông vẽ lại trong những ngày canh đảo Hoàng Sa, mà như lời ông bảo, không thể nào quên trong trí nhớ. Mặc dù đã ở cái tuổi gần 70, bệnh tật hành hạ cùng vết thương buốt nhức mỗi khi trái gió trở trời. Nhưng khi nhắc đến Hoàng Sa là mắt ông vụt sáng và mơ ước một lần được trở lại Hoàng Sa trước khi nhắm mắt.

Tôi vẫn còn nhớ như in lời trần tình của ông trong buổi sáng đầu xuân, khi tôi hỏi thăm nhà và nhắc chuyện Hoàng Sa. Ông bảo: “Ngày tui ra Hoàng Sa là người lính chế độ cũ. Nhưng dù ở chiến tuyến nào, tui cũng là con dân nước Việt và tui có quyền tự hào rằng mình đã có những tháng năm đẹp được sống và bảo vệ vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc mà cha ông nghìn đời để lại.”

Cùng chung tâm trạng và nỗi lòng như ông Khôi, trong trí nhớ mờ xa hơn 40 năm trước của chiến binh Nguyễn Quang Triêm, hiện trú tại 12/18 đường Nguyễn Thị
Minh Khai, TP. Đà Nẵng. Ông Triêm lên tàu ra Hoàng Sa vào đầu tháng Giêng năm 1961 đóng tại đảo Cù Mông thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nơi ông đồn trú chỉ là đảo nhỏ với 12 người lính.




Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1937019_CB_6

Chiến binh Nguyễn Quang Triêm kể về ký ức những ngày canh đảo Hoàng Sa.

Trong trí nhớ của mình, ông kể: “Hồi đó tụi tui ra Hoàng Sa giống như đi an dưỡng ấy mà. Trong đất liền chiến tranh, bom đạn. Nhưng ra Hoàng sa là bình yên, anh em tụi tui chỉ biết ăn, ngủ chán rồi lại kéo nhau ra biển câu cá. Lúc buồn quá thì kéo nhau chèo thuyền qua đảo Tây Sa chơi với anh em, chán chê thì về…”



Hỏi ông ký ức về Hoàng Sa? Ông Khôi, cũng như ông Triêm và nhiều chiến binh khác như ông Trương Văn Quảng, Nguyễn Văn Cúc đều sinh sống tại TP. Đà Nẵng đều bảo rằng mình đã may mắn có những tháng ngày đẹp được sống và canh giữ quần đảo Hoàng Sa - Một phần đất máu thịt của Tổ quốc.

Đã hơn 36 năm trôi qua kể từ ngày Hoàng Sa rơi vào tay ngoại bang. Nhưng ký ức về Hoàng Sa trong lòng mỗi con dân đất Việt nhận lệnh vượt trùng dương ra quần đảo Hoàng Sa canh giữ biển trời Tổ quốc đến bây giờ vẫn còn tươi nguyên. Họ tự hào ra đi trong tâm thế của người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Bây giờ nhắc lại, trên khoé mắt họ rưng rưng, tim họ nghẹn lại khi Hoàng Sa vẫn còn trong tay nước ngoài.



Khát khao cháy bỏng của những chiến binh một thời mong một ngày được trở lại Hoàng Sa trước khi nhắm mắt xuôi tay về với cát bụi. Bởi với họ và ngay cả lớp trẻ chúng tôi trong trái tim mình, Hoàng Sa vẫn là một phần máu thịt không dễ gì chia cắt được. Cho dù phần đất thiêng của Tổ quốc vẫn còn trong tay của ngoại bang…


Hoàng Sa, đất thiêng trong lòng dân tộc

Tôi vẫn còn nhớ như in trong buổi trưa đầu năm khi tìm về phòng trưng bày hiện vật Hoàng Sa - Những tư liệu và lịch sử được đặt trong một căn phòng nhỏ của Sở Ngoại vụ TP. Đà Nẵng và cũng chính nơi đó là “tổng hành dinh” của chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1937020_CB_7
Mai Kim Anh vẫn hàng ngày lục tìm và giới thiệu tư liệu về Hoàng Sa
Nơi phòng trưng bày hiện vật - tư liệu về Hoàng Sa với hàng nghìn hiện vật và tư liệu đủ để khẳng định vùng đất thiêng Hoàng Sa mãi mãi là vùng đất chủ quyền của Việt Nam. Cũng như bao con dân đất Việt, khi tôi đặt chân đến nơi này, mới thấy sự thiêng liêng của vùng đất xa tít mù khơi mà hàng nghìn năm trước cha ông đã khai phá.

Đứng nhìn những hiện vật, những hình ảnh, rồi lật giở đọc từng dòng tư liệu được lưu trữ trang trọng mới thấy hết được công sức của bao lớp con dân đất Việt hàng mấy trăm năm trước đã từng thấm đẫm bao máu, mồ hôi, nước mắt để khai phá và bảo vệ vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc-Hoàng Sa.


Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1937038_CB_9

Thẳng tiến ra Hoàng Sa bất chấp mọi hiểm nguy. Trong ảnh là thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn, người cứu 17 ngư dân Lý Sơn thoát chết hôm mùng 9-3 trên đường trở lại Hoàng Sa.
Cũng tại căn phòng nhỏ ấy, tôi đã gặp cô gái nhỏ nhắn Mai Kim Anh, người được Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ giao phó trông coi, bảo quản và giới thiệu những tư liệu, hiện vật về Hoàng Sa cho bất kỳ con dân đất Việt nào muốn ghé đến thăm.

Dường như
trong tâm trí của cô gái nhỏ nhắn sinh sau ngày đất nước thống nhất vẫn chưa hề biết gì về Hoàng Sa. Nhưng tôi đã đọc được trong ánh mắt của cô niềm tự hào lẫn đau xót khi chính tay cô trân trọng lật giở từng trang tư liệu quý và những hình ảnh về Hoàng Sa để giới thiệu.

Hoàng Sa đối với cô gái nhỏ này cũng như hàng triệu những chàng trai cô gái khác trên đất nước này là điều thiêng liêng, là máu thịt.

Không riêng gì cô gái nhỏ nhắn Mai Kim Anh cũng như các bạn trẻ khác, mà hàng triệu triệu trái tim của con dân đất Việt đều hướng về Hoàng Sa mỗi khi một

dòng tin về những tai ương của bão tố, của những kẻ vô lương bắt giữ, cướp tàu đánh đập bà con ngư dân nơi vùng biển Hoàng Sa. Tất cả đều đập với nhịp đập của trái tim yêu thương, sẻ chia và lòng căm phẫn.
Phóng sự - Ký sự: Nửa đêm cứu người giữa biển Hoàng Sa Images1937021_CB_8
Niềm tự hào khi giới thiệu về vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc-Hoàng Sa




Tôi đã đi qua những làng chài ven biển miền Trung, đã từng gặp những chiến binh
năm xưa một thời sống và bảo vệ Hoàng Sa, và bây giờ, những ngư dân chân đất, trong tay không tấc sắt, chỉ với chiếc tàu nhỏ, nhưng họ vẫn can trường ra khơi bám vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh.

Họ như những hùng binh nối tiếp bước chân của tiền nhân ra Hoàng Sa. Cho dù trước mắt họ là tai ương rập rình.

Nhưng tất cả đều bảo với tôi rằng họ không bao giờ biết run sợ trước bất kỳ thế lực hung bạo nào…Bởi Hoàng Sa là một phần máu thịt của Tổ quốc.

  • Vũ Trung


Phóng viên VietNamNet sẽ còn kể tiếp những câu chuyện về biển Hoàng Sa, và những người con đất Việt đang đi canh biển trong thời gian tới.

http://www.pohand.com.vn

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]