Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 3 trang]

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Va mỗ rất mong các bạn ở Lý Sơn góp ý những hình ảnh ngày xưa bây giờ là ở đâu

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Địa danh Cù lao Ré qua các thời kỳ:



Một cái tên sớm của cù lao Ré (có thể có trước năm 1600 khi vùng đất này vẫn còn nằm dưới quyền kiểm sóat của người Chăm) hay xuất hiện trên bản đồ cổ phương Tây là Cù lao Catan, Cantoan, Canton được đặt tên theo con sông đối diện trong đất liền sông Catan hay sông Canton. Sông này sau đó người Việt gọi là sông Trà khúc. Trong những bản đồ này thì thành Châu sa ngày nay được mô tả như một thành phố lớn có tên theo tiếng Chăm là Salanbuigh

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn Image001
Bản đồ dưới đây do Herbert, William, 1718-1795 thực hiện.
Title: A correct chart of the China Seas [cartographic material] : containing the coasts of Tsiompa Cochin China, The Gulf of Tonquin, Part of the coast of China and the Philippine Islands.
Scale: Scale [ca. 1 : 2 800 000].
Publisher: [London : s.n., 1758] Date: 1758



Được sửa bởi vaputin ngày Sun Nov 28, 2010 11:35 am; sửa lần 1.

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Một bản đồ khác cù lao Ré lại có tên Pulo Cantoun hay Cantin, nhưng tên Catan thì thường được gọi hơn (cũng theo tên sông Ca Tan). Lần theo tọa độ của của thành phố Salanbuigh trong bản đồ (N 15 10 và E 108 50') thì ta có thể xác định đó là thành Châu Sa (từ Sa có thể từ âm tiếng Chăm đầu tiên của Salangbuigh) và con sông Catang chính là sông Trà Khúc. Như vậy ngày xưa rất có thể sông Trà Khúc có tên Chăm là Catang và đảo Lý Sơn cũng đã từng có tên Chăm là cù lao Catang trước khi có tên là cù lao Rái/cù lao Ré.

Bản đồ dưới đây do Robert Sayer and John Bennett (Firm) thực hiện.
Publisher: London : Printed and sold by R. Sayer & J. Bennett, 1778. Date: 1778

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn Image015

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Về địa danh Ré, thì có thể Ré là cách đọc trại ra của từ Rái (cây dầu Rái):

Có lẽ tên Rái là cái tên Việt đầu tiên của Lý Sơn và bản đồ đầu tiên có Lý Sơn là bản đồ vẽ trong quyển Etude sur un Portulan annamite du XV siècle của Dumoutier
Xem http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=40067&page=3
Trang thứ 19 trong bản đồ portulan

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn Image001-1

Đường thẳng ở giữa bản đồ là đường cái quan, tương ứng với quốc lộ 1 ngày nay

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn Image003-1

Mục 550 bên phải có ba chữ nôm "Bãi cát vàng" nhưng cụ Dumoutier bó tay không dịch nổi cụ đành để trống phần ghi chú
Lưu ý mục 550 có hai phần, phần còn lại là Du ái sơn không rõ có phải là ""Một ngọn núi có mọc một cây du trường đánh dấu lối vào cửa Hoàng sa ".

Có lẽ từ "bãi Cát Vàng" và từ "Hoàng sa" có liên quan với quần đảo Hoàng sa ngày nay lần đầu tiên xuất hiện trong một văn bản của nước Việt Nam là ở quyển bản đồ mà cụ Dumoutier đọc được, tiếc rằng quyển đó nay ở đâu thì không ai biết. Trong bản đồ này cũng lần đầu xuất hiện các địa danh như "đảo Rái" "Nha Trang"

Cụ Hãn từng càm ràm:
"Giữa khoảng bể từ cửa Sa-kì (cửa sông Tam kì) đến bãi Tràng sa có vẽ hình một đảo có núi đề tên Du-tràng sơn (viết lầm ra chữ Tràng là dài, chính phải viết chữ Trường là xưởng, là nhà…). G.Dumontier đã vẽ lại trong sách Étude sur un Portulan Annamite du XV siècle một bản đồ tuy cùng gốc với sách nói trên, nhưng có nhiều chi tiết hơn Bức XIX có vẽ bãi cát đề tên Bãi Cát vàng, và đảo Du trường nhưng chữ Trường lại lầm ra chữ Ái vì tự-dạng (trong sách này còn có khá nhiều chữ lầm như vậy: trong bức này, huyện Mộ hoa đã lầm ra Qui hoa vì tự dạng). Đảo Du-trường này chắc là Cù lao Ré ngày nay, thuộc phường An Vĩnh phụ trách việc đội Hoàng Sa, mà tên nôm là cát vàng"

Va mỗ không nghĩ là cụ Dumoutier gây nên vấn đề tự dạng vì cụ chỉ chép lại. Va mỗ đồ rằng chẳng có xưởng làm dầu gì ở đây mà từ Du ái có thể đọc theo chữ Nôm là "dầu rái", một loại cây đặc sản ở Quãng Ngãi không chừng

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Sau này Va mổ tìm thử trong bản đồ cổ của nước ngoài thì quả thật Lý Sơn có lúc được gọi là cù lao Rái (Collao Ray và Coulao Rai)


Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn Image021
Creator:
Rhins, J.-L. Dutreuil de (Jules Leon), 1846-1894.
Title:
Indo-Chine Orientale [cartographic material] / par J.L. Dutreuil de Rhins, Capitaine au Long Cours.
Scale:
Scale 1:5,000,000.
Publisher:
Paris : Soci'et'e de g'eographie, 1880.
Date:
1880

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn Image013
Creator: Imray, James F. (James Frederick), 1829?-1891.
Title: Western route to China [cartographic material]. Chart no.5, East India Archipelago / Compiled by James F. Imray. F.R.G.S. Scale: Scale [ca.1: 1 150 000].
Publisher: London : Published by James Imray & Son 89 & 102 Minories, 1881. Date: 1881

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Trong trang web của tỉnh Quãng Ngãi có viết về Lý Sơn như sau:

"Xưa ở Lý Sơn có nhiều rừng, có suối, như rừng suối Truông, rừng Nhợ, rừng Cây Gạo, rừng Bà Bút, suối Chình, suối Ốc… Trong đó có loài cây dầu (du thuỷ) được nhà nước phong kiến chú ý và bắt nộp thuế sản vật. Rừng đã bị tàn phá từ nhiều đời trước và suối nước không còn. Đảo có các trảng bằng (chủ yếu nằm dọc ở phía nam đảo), là khu dân cư và đất canh tác. "

http://www.quangngai.gov.vn/userfile...HuyenLySon.htm

Và cây dầu rái là loại cây đặc hữu của vùng Quãng Nam Quãng Ngãi

Do đó ta có thể tin rằng cù lao Ré ban đầu có tên là Cù lao (cây) Dầu Rái như Portulan đã ghi chép như thế

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Cây dầu rái (Dipterocarpus Alatus Roxb) cho ta dầu con rái (còn gọi là dầu rái) [4]. Dầu rái là một loại nhựa rất bền về mặt hoá học, chịu nước, có khả năng dùng để làm chất chống thấm. Dầu rái có hoạt tính sinh học khá cao, trị được nhiều bệnh về ký sinh trùng, ung sang, lở loét trong y học. Dầu rái còn là một nguồn nguyên liệu thiên nhiên quý giá để từ đó chuyển hoá, chế tạo thành các sản phẩm công nghiệp quan trọng như: thuốc chữa bệnh, phụ gia sơn [2], chất chống thấm, chất biến tính polyme, chất phụ gia cho cao su…, hoặc có thể dùng thay thế dầu trẩu, dầu thông khi cần thiết.
Ngoài ra cây dầu rái đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xếp vào loại cây bản địa trong dự án trồng cây lâm nghiệp 327: cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, khi khép tán sẽ tạo nên độ tán che bền vững và phát huy tốt tác dụng phòng hộ [5].
Theo địa bàn phân bố địa lý - sinh thái, cây dầu rái chỉ có rất ít ở một số nước vùng Đông Nam châu Á, trong đó Indonesia là nước có rừng dầu rái lớn nhất và cũng là nước có nhiều những công trình nghiên cứu về dầu rái [1]. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Indonesia đã được tập hợp vào cuốn từ điển tra cứu về dầu rái.
Ở nước ta, cây dầu rái có rải rác ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ và một số tỉnh Nam Trung Bộ, tập trung nhiều nhất là ở hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định. Dưới thời Pháp thuộc, công việc khai thác dầu rái đã rất phát triển, đã có những đồn điền lớn khai thác dầu rái của thực dân Pháp như đồn điền De Montpezat – Portier ở xã Phước Long, Bình Định.
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V cũng đã tổ chức được 29 hợp tác xã khai thác dầu rái với hàng ngàn xã viên tham gia.
Dưới chính quyền miền Nam cũ đã có hàng triệu lít dầu rái và hàng ngàn tấn nhựa khối dầu rái được khai thác hàng năm. Ví dụ: 2 242 530 lít dầu, 716 tấn nhựa (năm 1960); 3 937 243 lít dầu, 787 tấn nhựa (năm 1961); 2 930 008 lít dầu, 2 503 tấn nhựa (năm 1962)… [3].
Từ năm 1975 đến nay, việc khai thác, nghiên cứu ứng dụng dầu rái ở nước ta rất ít được quan tâm. Chỉ có một số lượng rất ít bài báo đề cập đến vấn đề này và nội dung của các bài báo cũng chỉ nêu lên một vài khía cạnh nhỏ về dầu rái, chưa có được những nghiên cứu cơ bản, nhìn nhận một cách toàn diện về khai thác và ứng dụng dầu rái.
Dầu rái là một nguồn nguyên liệu thiên nhiên tái sinh có trữ lượng lớn ở nước ta. Đã từ lâu nhân dân ở một số địa phương sử dụng dầu rái để khảm ghe, thuyền và các đồ dùng bằng tre, nứa… Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương, có thể người Champa xưa kia đã dùng dầu rái để kết dính các viên gạch lại với nhau trong việc tạo thành Kiệt tác di sản thế giới Tháp Mỹ Sơn. Tuy nhiên những việc sử dụng dầu rái trên đây chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm dân gian và giới hạn trong một phạm vi hạn hẹp. Do vậy, việc nghiên cứu để đưa ra những luận cứ ứng dụng một cách khoa học và mở rộng phạm vi sử dụng dầu rái trong đó có vấn đề chống thấm là một nhu cầu cần thiết rất đáng được quan tâm.

╬khoadkt╬

╬khoadkt╬
Cựu BQT
Thankz, các đóng góp của bác.

http://vn.360plus.yahoo.com/kata_1412646/

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Vì sao đảo Lý Sơn có tên là cù lao Ré?

Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, đảo Lý Sơn còn gọi là cù lao Ré. Bởi theo các bậc cao niên, trước đây trên đảo mọc rất nhiều cây ré, lá giống lá nghệ, thân mềm và phát triển rất nhanh. Vỏ cây ré dùng để buộc đồ bền hơn bất cứ loại dây nào khác và đây là một loại hàng hóa được cư dân trên đảo dùng để trao đổi, mua bán với các thương thuyền trên biển.

Cõng trên lưng ngũ hành sơn: Thới Lới, Hòn Tai, Hòn Sỏi, Giếng Tiền, Hòn Vung nhưng chỉ là những ngọn núi chơ vơ bởi sự tàn phá của thiên nhiên và con người. Từ xa xưa Lý Sơn có rất nhiều rừng: rừng Truông, rừng Nhợ, rừng Vòng, nhiều cây to đến năm người ôm không xuể. Ở tầng rừng thấp đảo được bao phủ bởi màu xanh rì của ré. Ré mọc tận núi cao, giữa đồng và men sát bờ biển. Có lẽ vì thế mà trước đây đảo có tên là Cù lao Ré. Cây ré đã phải ra đi nhường chổ cho cây trồng đặc sản : tỏi, hành. Những cây rừng cũng bị đốn đi để làm chất đốt và đất sản xuất. Giờ đây những đồi núi trộc sự sinh sôi của cây cối bắt đầu lan toả nhưng chỉ mới lưa thưa từng chòm dương liễu như không chịu nôi cái nắng hè gay gắt. Vùng dân cư được màu xanh của dừa bao phủ. Quả dừa xứ đảo nước ngọt và mát vô cùng. Đi tàu say sóng được uống nước dừa cảm giác trở lại bình thường

Một bài báo khác:

Lý Sơn, ngày trước gọi là cù lao Ré, có người tưởng là do giũa sóng gió mênh mông, luôn phải gào ré gọi nhau í ới mà thành tên...thật ra, ngày trước trên đảo có nhiều cây ré, loại cây thân mềm như lau sậy, tàu thuyền qua lại gọi thế để phân biệt với các đảo khác. Bây giờ cây ré gần như không còn và do vậy, người ta cũng đã quen dần với tên mới:

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Một bài viết của người con Lý Sơn về cây Ré

Hương ré


AT - Ngày xưa, đảo quê tôi ré mọc tận núi cao, giữa đồng và men sát bờ biển. Đảo được bao phủ bởi màu xanh rì của ré. Có lẽ vì thế mà đảo có tên là cù lao Ré.


Cứ vào độ tàn đông, nắng hanh vàng, sắp sang xuân là ré ra hoa. Hoa ré từng chuỗi dài, cánh hoa nho nhỏ phơn phớt hồng và hơi tim tím. Nhành hoa rung rinh để mùi hương bay xa mỗi khi cơn gió đến. Sao mà êm ả dịu hiền như bông lau vẫy gọi nắng xuân. Tôi được cha cho vào chơi trong bóng mát của khóm ré. Len lén tôi ngắt vài cành hoa rồi xâu thành từng chuỗi để đeo vào cổ, vào tay. Chiều về đem thả xuống biển cho sóng đẩy đưa ra xa bờ mà thầm gửi ước mơ cháy bỏng của tuổi học trò, của người dân xứ đảo bốn bề mênh mông sóng nước.


Chỉ bẻ vài cành hoa mà cha tôi tiếc đến ngẩn ngơ. Cha bảo rằng mỗi loài cây đều có đời sống riêng. Con có nghe cây ré nói chuyện bằng hương bằng hoa. Nó biết đau, biết khóc. Nước mắt nó cũng đã trào ra. Tôi nghe mà nuốt lấy từng lời.


Cứ mỗi nụ hoa là ra một trái. Từng chuỗi, từng chuỗi mỗi trái tròn như một viên bi sao mà xinh thế. Giữa mùa xuân, trái ré bắt đầu chín rộ, đu đưa trong nắng, sắc vàng mơ màng lung linh trong gió biển ôi thật dễ thương. Ré không thuộc loại trái ngon vì chỉ toàn là hạt. Nhưng ngậm những hạt ấy có vị ngọt đậm và thơm. Dù không đủ sức đam mê, quyến rũ nhưng trái ré cũng làm cho bọn trẻ chúng tôi thèm thuồng nhung nhớ mỗi khi xa rồi mùa ré! Còn người lớn thường hái về phơi khô để dành làm thuốc. Trái ré đem sắc uống có thể chữa bệnh đau đầu, mất ngủ… Có ré trong nhà mùi hương như giữ lại hương vị mùa xuân.


Năm tháng dần trôi. Cây ré bị con người đốt phá. Mỗi chiều nhìn từng khóm ré cháy rụi, từng đám khói bay tận trời cao, cảnh chiều sao mà ảm đạm thê lương đến thế. Cứ nghe tiếng nổ tí tách của cây ré bị cháy, cha tôi nghẹn ngào buông ra những tiếng thở dài ai oán!


Trước lúc ra đi về cõi vĩnh hằng, cha tôi vẫn còn lưu luyến, thương tiếc loài cây ré. Người còn kịp dặn tôi rằng: hãy giữ lấy màu xanh cây cối, nhất là năm, ba khóm ré cho đảo này lưu giữ nét nguyên sơ. Và, nó là cội nguồn, là hương vị đồng quê, là ngọt ngào giấc ngủ thần tiên!...


Cây cối bị tàn phá, con người đã phải nhận lấy sự trừng phạt bởi thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên. Tôi chăm sóc từng mầm xanh là đi tìm khát vọng của tuổi thơ bị đánh mất. Màu xanh giờ đây bắt đầu lan tỏa, trong tiếng rì rào với gió của lá như vọng lại tiếng cười của những con người mong ước hành tinh thắm đẹp một màu xanh!
MAI DUY QUÝ (Lý Sơn, Quảng Ngãi)

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Cây ré phải chăng là cây này?

Làm giàu nhờ trồng cây hiếm - “Nhất cử lưỡng tiện” với mai gan

Theo Thanh Niên - 29/06/2009

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn P6b84456833

Ông Đạt chăm sóc cây mai gan trong vườn - Ảnh: Đ.P


Mai gan trồng trong vườn nhà không chỉ làm cảnh mà còn mang lại thu nhập đáng kể cho người trồng nhờ tác dụng chữa bệnh đặc biệt.
Cây mai gan còn có tên gọi là gừng gió (khác với gừng bình thường), riềng, ngãi xanh, ngãi mặt trời, riềng dại, gừng dại, gừng rừng... Mai gan (tên khoa học Zingber zerumbert sm, thuộc họ gừng Zinbiberaceae) xuất hiện tự nhiên khá nhiều ở vùng núi cao Trà Bồng (Quảng Ngãi), một số vùng rừng núi ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Người dân địa phương thường vào rừng nhổ mai gan lấy củ về chữa trị một số bệnh như: ứ huyết, trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy..., đặc biệt là điều trị xơ gan cổ trướng.
Cây mai gan cao từ 1m đến 1,3m. Thân rễ dạng củ phân thành nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm, sau chuyển thành màu trắng và đắng. Lá mọc so le không cuống, mặt dưới có lông rải rác mép lá uốn lượn. Cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ (sau khi lá mọc) thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả mang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm, màu trắng. Mùa hoa và quả vào tháng 5 - 6. Vì thế, có người trồng mai gan để làm cảnh.
Đọc giả có thể liên lạc với ông Trần Đạt (điện thoại 056.3746.439) để biết rõ hơn về kỹ thuật gieo trồng mai gan. Riêng tính năng chữa bệnh cụ thể của mai gan, có thể liên lạc với bác sĩ Trang Xuân Chi - nguyên Chủ nhiệm khoa Nội, Viện Quân y 13 (Quân khu 5); điện thoại: 0905.036.222, 056.3846.449).
Ở vùng đồng bằng, cây mai gan chưa được trồng phổ biến. Hiện trên địa bàn Quy Nhơn (Bình Định) cũng chỉ có chừng vài ba người trồng mai gan lấy củ bán cho một số nơi dùng bào chế thuốc. Sau 2 năm dày công chăm sóc, vườn mai gan của ông Trần Đạt (75 tuổi, ở 141 Ngô Mây, TP Quy Nhơn) có hàng trăm cây. Gieo trồng hết đất vườn tự nhiên, ông Đạt trồng trong chậu đá, bao cát, mai gan vẫn phát triển xanh tốt. Theo ông Đạt, mai gan được ươm trồng vào khoảng tháng 2 - 3 âm lịch, sau 1 năm sẽ cho thu hoạch củ. Việc chăm sóc khá đơn giản, mỗi ngày chỉ tưới nước 2 lần; vì củ mai gan được dùng làm thuốc chữa bệnh nên không bón bất kỳ loại phân nào. Chi phí trồng mai gan rất thấp, nhưng hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại ông Đạt đang bán mai gan giá 150.000 đồng/kg. Lúc khan hiếm, giá lên đến 300.000 - 500.000 đồng/kg. Bình quân từ 7 - 10 cây mai gan sẽ cho 1 kg củ tươi. Trong củ mai gan có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa...
Thân rễ mai gan khoảng 20-30g rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu, chắt nước uống chữa trúng gió bị ngất, tay chân lạnh; đồng thời, lấy bã chưng nóng, xoa xát khắp người. Thân rễ mai gan giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương, tẩy độc chữa trị nôn nao trong người, chóng mặt muốn ngất xỉu, dùng cho phụ nữ sau sinh để kích thích ăn uống bồi dưỡng cơ thể.
Nhu cầu tiêu thụ mai gan ngày càng nhiều, ngoài một số đơn vị mua để bào chế thuốc, nhiều bệnh nhân xơ gan cổ trướng liên tục đặt mua với số lượng hàng chục kg/người.
Đình Phú - Lê Trang

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Gừng gió chữa xơ gan cổ trướng

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn Pic11557

Gừng gió còn gọi là riềng gió, ngải xanh, cây mai gan (theo đồng bào dân tộc miền núi), ngải mặt trời, riềng dại, gừng dại, gừng riềng, phong khương, khinh keng
Người ta đã phân tích thành phần của gừng gió thấy chứa nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Đông y cho rằng, gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết, nên trị được chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, đặc biệt có khả năng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào...

* Chữa trúng gió bị ngất: Lấy thân củ gừng gió 20 - 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu chắt lấy nước uống.

* Chữa chứng tê chân lạnh: Dùng gừng gió giã nhỏ cho chút rượu rồi chưng nóng lấy bã xoa xát khắp người.

* Trị chứng suy dinh dưỡng: Lấy thân rễ gừng gió xắt mỏng với lượng từ 40 - 50g tươi hay đã sấy khô cho vào 650ml rượu cao độ (40 - 45 độ), ngâm trong 15 - 20 ngày là dùng được. Gạn lấy nước rượu uống mỗi ngày 3 ly nhỏ (chừng 15 - 20ml) khai vị vào trước bữa ăn. Không sử dụng cho người bị xơ gan cổ trướng.

* Làm cầm máu vết thương: Lấy thân rễ gừng gió giã nát cùng lá chàm mèo rồi đắp vào vết thương băng giữ.

Gừng gió chữa xơ gan cổ trướng * Chữa xơ gan cổ trướng: Thân rễ gừng gió 100g tươi, để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng không sao vàng, cho vào ấm đất, đổ 4 bát ăn cơm nước, sắc nhỏ lửa còn 1 bát gạn lấy nước uống vào lúc 10 giờ. Nước hai cũng đổ 4 bát nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát uống vào lúc 16 giờ.
Sau khi uống thuốc gừng gió chừng 1 - 2 tiếng sẽ thấy bụng sôi nhẹ và muốn đại tiện. Khi đại tiện thấy phân loãng, hôi, màu nhạt nâu như bã cà phê là có tác dụng.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian sử dụng thuốc cần phải ăn nhạt, hạn chế ăn các loại hoa quả chín giàu kali vì sẽ gây đầy bụng, kiêng rượu, bia, không ăn mỡ động vật, ăn ít dầu thực vật và không ăn các chất tanh


SỨC KHOẺ> ĐÔNG TÂY Y HỌC
Thứ sáu, 22/10/2010 | 23:000



Gừng gió trị xơ gan
09/03/2010 09:00 AM
Gừng gió còn gọi là riềng gió; ngải xanh; mai gan (theo đồng bào dân tộc miền núi); ngải mặt trời, riềng dại, gừng dại, gừng giềng; phong khương, khinh keng (Tày); khuhet phtu, brateal, vong atic (Campuchia); ginembrefou (Pháp).
Tên khoa học Zingber zerumbe (L) sm, họ gừng (Zingiberaceae). Là loại cây mọc hoang ở khắp nơi trong rừng, nơi đất ẩm ướt, mát ở bìa rừng hay dọc theo ven suối nơi đất núi rậm rạp.

Cây gừng gió cao khoảng từ 1 – 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh. Khi còn non củ màu vàng, thơm, càng già củ càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, thơm ngọt dễ chịu. Lá mọc xếp lớp, không cuống, thuôn dài, đầu nhọn, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới hơi nhạt, bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông… Hoa ra vào tháng 5 – 6, cụm hoa dài từ 30 – 60cm, phủ đầy vảy, mép có mang lông, hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen có áo hạt mềm màu trắng.


BS Thanh Sơn

ngocthau007

ngocthau007
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
đã bấm thank cho bác ... thank những đóng góp về lịch sử đảo......... hon2

https://www.facebook.com/

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn Hedychium-gardnerianum-01we
Gừng dại là loài cây thân củ có hạt phát tán nhờ chim. Phát triển nhanh làm tắc ngẽn vùng ven bờ các dòng chảy. Phát tán ra tự nhiên từ vườn nhà.
Tên thường gọi: gừng dại

Có thể Ré là gừng rừng như đã mô tả trên:
- người dân tộc cũng gọi gừng rừng là ré.
-Đồng thời gừng rừng cũng đáp ứng một số mô tả như lá giống lá nghệ, thân thảo...

Tuy nhiên loại dây buộc siêu hạng mang tên RÉ xưa nay ít ai nói đến thậm chí các cụ đội Hoàng sa khi ra đi vác theo 6 sợi dây mây để buộc. Cho nên Va mỗ đồ rẳng cái khoản dây buộc, mua bán dây buộc là "nghe nói" thôi chứ không chính xác

Các bạn đang ở Lý Sơn vui lòng chụp ảnh cây Ré từ đầu đến chân gửi lên cho anh em xem với

ngocthau007

ngocthau007
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
nhỏ lớn cháu còn không bít cấy RÉ luôn ấy !!! ( đừng cười nha ) rungrang

https://www.facebook.com/

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Tên Ré trong những bản đồ phương Tây lại có sớm hơn hai bản đồ có tên Ráy

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn Image009

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn Image007

Creator: Robert Sayer and John Bennett (Firm)
Title: The Oriental pilot, or, A select collection of charts and plans ... for the navigation of the country trade in the seas beyond the Cape of Good Hope ... [cartographic material] / drawn chiefly from the last edition of the Neptune oriental of Mons. d'Apres de Mannevillette with important additions ... extracted from numerous journals of the Honourable the English East India Company ...
Publisher: London : Printed and sold by R. Sayer & J. Bennett, 1778. Date: 1778

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Chiến dịch Pirate

Chiến dịch này nhằm chiếm cù lao Ré và khống chế vùng biển Quãng Ngãi nhằm ngăn chặn khả năng tiếp tế vũ khí bằng đường biển từ Trung quốc cho liên khu 5.

Chiến dịch kéo dài từ ngày 30/8 đến ngày 9/9/1951 do Hải quân, biệt kích HQ và KQ Pháp thực hiện.

Một bức ảnh lịch sử, ngày 2/9/1951 Pháp đánh chiếm Cù lao Ré

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33653590

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33653570
IMG 1-264 - Un bivouac, c'est du sable, donc c'est en Annam. (Piccoz Guy)

Đóng quân ngoài bãi biển vì sợ du kích Việt Minh?

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33653609
IMG 1-266 - Nos gaziers à l'ombre du FM en profitent pour coincer la bulle...(Piccoz Guy)

Mệt mỏi sau trận chiến đấu, lính Pháp lăn ra ngủ trên bãi cát

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33653807

IMG 1-278 - 29 08 1951, opération "Pirate" en Annam, l'île de Culao Ré avec son cratère, sur le radeau: BIGNARD Jean avec son bouc. (Piccoz Guy)

Ngày 29/8/1951. chiến dịch Pirate (Cướp biển) , trong ảnh là Cù Lao Ré với cái miệng núi lửa lớn

Một số hình ảnh liên quan đến chiến dịch đánh chiếm cù lao Ré nói trên



IMG 1-279 - Hôtels ****, le Paul Goffeny (Montfort) vu du Marcel LE BIHAN (Jaubert) , là au moins, pas de moustiques. (Piccoz Guy)

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33653822

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33653835

IMG 1-280 - Le Savorgnan de Brazza, un aviso de la France Libre qui arborait la croix de Lorraine, avec également une flamme de guerre si longue qu'elle traînait dans la mer lorsque le navire était en route. ( Piccoz Guy)- Un érudit me signale qu'il s'agit de l'aviso de 600 tonnes: la "gracieuse" - (Le Coustour)

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33653852
IMG 1-281 - Embarquement sans filet, de G à D: Valère DALBO, Michel RACLET, Louis FUZEAU, (Pépé) Pierre LOHIER, LE GLATIN Louis. (Piccoz Guy)

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33653864
IMG 1-282 - Rembarquement au filet quand il s'agissait des gros L S T type "Rance". (Piccoz Guy)

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33653879
IMG 1-283 - Après la douche, souvent à l'eau de mer, gros nettoyage soigné des armes. À gauche: "Gaby" Gabriel GAUDIN, derrière GAUDIN Gabriel: JANSSEN Gaston, à droite: Camille MANDRAY; (Piccoz Guy)

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33653835
IMG 1-280 - Le Savorgnan de Brazza, un aviso de la France Libre qui arborait la croix de Lorraine, avec également une flamme de guerre si longue qu'elle traînait dans la mer lorsque le navire était en route. ( Piccoz Guy)- Un érudit me signale qu'il s'agit de l'aviso de 600 tonnes: la "gracieuse" - (Le Coustour)

Chiếc thông báo hạm Savorgnan de Brazza trong ảnh này cũng là chiếc hạm ra kiểm tra Hoàng sa tháng 5/1946

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33786730

IMG 1-311 - Entraînement au tir, Cu Lao Ré, 1953, KERSAUDY Michel, sous l'oeil de l'E/V1 FUZEAU Louis. (Varlot Claude)

Tập bắn đạn thật năm 1953 ở cù lao Ré

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 33786746

IMG 1-312 - Au centre, 2ème plan: SALLE Jean. ( Varlot Claude)

Một ngôi nhà trên đảo?

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 34148841

IMG 1-368 - 1950/51 - Marcel DERÉAC

touriste dans l'île de Culao-Ré - (Piccoz Guy)
Cù lao Ré 1950/1951

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 34773112
IMG 1-405 - Réoccupation de l'île de Culao-Ré - (Piccoz Guy)
Giặc Pháp tái chiếm cù lao Ré

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 34773730

IMG 1-436 - Corvée de pluches à l'île de Culao-Ré en Annam,autour du seau de patates: LE GLATIN Louis ,BICKELMANN Prosper, DERÉAC Marcel - (Piccoz Gu

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 36013906
IMG 1-556 - 1950/51 - Distribution de vivres à la population de Culao-Ré - (Piccoz Guy)
Phân phối lương thực cho người dân cù lao Ré 1950/1951

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 36013891

IMG 1-555 - 1950/51 - MANDRAY Camille et DERCOURT Marcel cherchent le viet - (Piccoz Guy)

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 36013919
IMG 1-557 - 1950/51 - Paul LE ROHELLEC a un certain succès auprès des nhos de l'île - (Piccoz Guy)
Mấy cậu bé này bây giờ cũng gần 70


Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn 36013831
IMG 1-552 - 1950/51 - Cagna suspecte dans la forêt - (Piccoz Guy)

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 3 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next