1 Trạm tìm kiếm cứu nạn Lý Sơn thực sự cần thiết Thu Jan 06, 2011 11:19 am
milu_bibi2006
Trong thời gian gần đây, thời tiết xấu thường xuyên xuất hiện trên vùng biển miền Trung gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tuy nhiên, công tác cứu hộ, cứu nạn tại khu vực này chưa được đảm bảo tối ưu do thiếu phương tiện và nguồn nhân lực. Điều đó càng cho thấy việc xây dựng Trạm tìm kiếm cứu nạn (TKCN) Lý Sơn trên vùng biển Quảng Ngãi hết sức cần thiết.
Thượng tá Lê Bá Tơ, Phó trưởng phòng Cứu hộ, cứu nạn BĐBP.
Thượng tá Lê Bá Tơ, Phó trưởng phòng Cứu hộ, cứu nạn BĐBP cho biết: Khu vực biển miền Trung nói chung và vùng biển Quảng Ngãi nói riêng là ngư trường trọng điểm, tập trung nhiều nguồn lợi thủy sản, là ngư trường truyền thống đánh bắt hải sản của ngư dân miền Trung. Bình quân hàng ngày có khoảng 2.000 phương tiện hoạt động nghề cá trên biển và hàng chục phương tiện vận tải hàng hóa ra vào khu vực đảo. Khu vực đảo Lý Sơn cũng thường xuyên xuất hiện thời tiết xấu, gây nguy hại cho người và tải sản. Trong khi đó lực lượng chuyên trách chưa có, trang bị phương tiện không đáp ứng được yêu cầu cứu hộ, cứu nạn trên biển. Mặt khác, hệ thống cảnh báo thiên tai, tai nạn không có, trang thiết bị bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động chưa được quan tâm. Đảo Lý Sơn là điểm xuất phát thuận lợi và gần nhất trong tổ chức tìm kiếm cứu nạn trên khu vực biển duyên hải miền Trung. Do vậy, ngày 30-10-2009, Bộ Quốc phòng đã có Quyết định số 4093/QĐ-BQP về việc phê duyệt xây dựng dự án đầu tư Trạm TKCN Lý Sơn.
- Về quy mô và nhiệm vụ của Trạm TKCN Lý Sơn?
- Trạm TKCN Lý Sơn được đầu tư với kinh phí ban đầu trên 100 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục nhà ở cho cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, nhà chăm sóc cứu tế cho nhân dân, cầu cảng neo đậu cho các loại phương tiện, trạm cung cấp nhiên liệu, các kho chứa trang thiết bị đảm bảo cho công tác TKCN. Trạm cũng được lắp đặt một hệ thống thông tin TKCN hiện đại đảm bảo thông tin thông suốt giữa trạm với các tàu cá, tàu vận tải xa bờ và thông tin kịp thời với đất liền. Trạm xá cấp cứu người bị nạn có thể điều trị ban đầu cho 30-40 người. Ngoài đội tàu cao tốc chịu được sóng to gió lớn để tổ chức cứu nạn người và phương tiện trong phạm vi 70 hải lí, khi có yêu cầu, trên trạm TKCN có hệ thống ghi âm, ghi hình, các cột đèn báo bão, động đất, sóng thần, phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền và cảnh báo thiên tai, tai nạn trên biển cho ngư dân nắm, từ đó chủ động phòng tránh.
Trung tâm sẽ là nơi đầu tiên tiếp cận, xử lý nhanh, có hiệu quả các tình huống thiên tai, tai nạn, thảm họa động đất, sóng thần với nhân dân trên đảo nói riêng và khu vực biển duyên hải miền Trung nói chung, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế biển đảo kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển.
Mai Anh
Thượng tá Lê Bá Tơ, Phó trưởng phòng Cứu hộ, cứu nạn BĐBP.
Thượng tá Lê Bá Tơ, Phó trưởng phòng Cứu hộ, cứu nạn BĐBP cho biết: Khu vực biển miền Trung nói chung và vùng biển Quảng Ngãi nói riêng là ngư trường trọng điểm, tập trung nhiều nguồn lợi thủy sản, là ngư trường truyền thống đánh bắt hải sản của ngư dân miền Trung. Bình quân hàng ngày có khoảng 2.000 phương tiện hoạt động nghề cá trên biển và hàng chục phương tiện vận tải hàng hóa ra vào khu vực đảo. Khu vực đảo Lý Sơn cũng thường xuyên xuất hiện thời tiết xấu, gây nguy hại cho người và tải sản. Trong khi đó lực lượng chuyên trách chưa có, trang bị phương tiện không đáp ứng được yêu cầu cứu hộ, cứu nạn trên biển. Mặt khác, hệ thống cảnh báo thiên tai, tai nạn không có, trang thiết bị bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động chưa được quan tâm. Đảo Lý Sơn là điểm xuất phát thuận lợi và gần nhất trong tổ chức tìm kiếm cứu nạn trên khu vực biển duyên hải miền Trung. Do vậy, ngày 30-10-2009, Bộ Quốc phòng đã có Quyết định số 4093/QĐ-BQP về việc phê duyệt xây dựng dự án đầu tư Trạm TKCN Lý Sơn.
- Về quy mô và nhiệm vụ của Trạm TKCN Lý Sơn?
- Trạm TKCN Lý Sơn được đầu tư với kinh phí ban đầu trên 100 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục nhà ở cho cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, nhà chăm sóc cứu tế cho nhân dân, cầu cảng neo đậu cho các loại phương tiện, trạm cung cấp nhiên liệu, các kho chứa trang thiết bị đảm bảo cho công tác TKCN. Trạm cũng được lắp đặt một hệ thống thông tin TKCN hiện đại đảm bảo thông tin thông suốt giữa trạm với các tàu cá, tàu vận tải xa bờ và thông tin kịp thời với đất liền. Trạm xá cấp cứu người bị nạn có thể điều trị ban đầu cho 30-40 người. Ngoài đội tàu cao tốc chịu được sóng to gió lớn để tổ chức cứu nạn người và phương tiện trong phạm vi 70 hải lí, khi có yêu cầu, trên trạm TKCN có hệ thống ghi âm, ghi hình, các cột đèn báo bão, động đất, sóng thần, phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền và cảnh báo thiên tai, tai nạn trên biển cho ngư dân nắm, từ đó chủ động phòng tránh.
Trung tâm sẽ là nơi đầu tiên tiếp cận, xử lý nhanh, có hiệu quả các tình huống thiên tai, tai nạn, thảm họa động đất, sóng thần với nhân dân trên đảo nói riêng và khu vực biển duyên hải miền Trung nói chung, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế biển đảo kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển.
Mai Anh