1 Lý Sơn quê tôi Mon Mar 14, 2011 8:25 pm
thanhduocanbinh
QĐND - Nếu ai đã có lần đặt chân đến đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, hẳn đã nghe 2 câu thơ trong bài thơ “Cảnh Lý Sơn” của liệt sĩ Phạm Châu: “Một đảo mênh mông giữa biển trời/ Lý Sơn này đẹp lắm ai ơi!”. Tôi nhớ Lý Sơn trong lời ru của mẹ, trong mỗi chặng đường hành quân trong quân ngũ.
Ngày trước, Lý Sơn là một đảo hoang dại nhiều cây ré nên còn có tên gọi là “Cù Lao Ré”, với những mảng rừng nguyên sinh như rừng Nhợ, rừng Nghệ, rừng Bà Bút... Dân cư trên đảo còn thưa thớt, lũ trẻ chúng tôi ngày ấy hầu hết theo cha ra khơi đánh cá, hôm nào được nghỉ là vác thân chuối vẫy vùng trong dòng nước biển trong xanh...
Rồi tôi lớn lên xếp bút nghiên, xa ba mẹ, xa quê hương nhập ngũ vào quân đội. Biên giới Tây Nam lặng tiếng súng, nghĩa vụ quốc tế vừa tròn, học và ra trường, công tác, thấm thoắt đã mười mấy năm xa quê mà lúc nào tôi cũng nhớ đến nao lòng những kỷ niệm về đảo.
Tuy huyện đảo chỉ vỏn vẹn 9,7km2 nhưng có khoảng 22 nghìn dân quần tụ, sống chủ yếu bằng nghề đi biển, giao thương và sản xuất nông nghiệp, nhất là đặc sản thương hiệu “tỏi, hành” ngon, thơm nổi tiếng. Trên đảo có 5 ngọn núi: Thới Lới, Giếng Tiền, Hòn Vung, Hòn Sỏi, Hòn Tai, sừng sững giữa biển trời bao la, tạo nên những thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ như: Suối Chình, Hang Câu, hang Mù Cu, hang Cò... Nhưng ấn tượng nhất là được leo lên ngọn Hải đăng đứng trên đỉnh núi, phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những thửa đất trắng như tuyết, những thảm tỏi xanh tơ, mơn mởn trải dài, hoà trong trời biển mênh mông sóng vỗ... Thật là một vẻ đẹp ít nơi nào sánh được!
Ngày nay, hải đảo quê tôi đang được Nhà nước và Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng đường cơ động, vũng neo đậu tàu thuyền, kè chắn sóng, sân bay, cầu cảng, hồ chứa nước... bước đầu đã tạo nên một diện mạo mới cho đảo "cất cánh". Tuy nhiên, Lý Sơn vẫn còn nghèo, vẫn còn thiếu điện, thiếu nước sạch, thiếu bóng cây xanh... Thiết nghĩ, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi người ở quê tôi phải chung tay góp sức xây dựng biến đảo thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Thành Định
(Lý Sơn - Quảng Ngãi)
Ngày trước, Lý Sơn là một đảo hoang dại nhiều cây ré nên còn có tên gọi là “Cù Lao Ré”, với những mảng rừng nguyên sinh như rừng Nhợ, rừng Nghệ, rừng Bà Bút... Dân cư trên đảo còn thưa thớt, lũ trẻ chúng tôi ngày ấy hầu hết theo cha ra khơi đánh cá, hôm nào được nghỉ là vác thân chuối vẫy vùng trong dòng nước biển trong xanh...
Rồi tôi lớn lên xếp bút nghiên, xa ba mẹ, xa quê hương nhập ngũ vào quân đội. Biên giới Tây Nam lặng tiếng súng, nghĩa vụ quốc tế vừa tròn, học và ra trường, công tác, thấm thoắt đã mười mấy năm xa quê mà lúc nào tôi cũng nhớ đến nao lòng những kỷ niệm về đảo.
Tuy huyện đảo chỉ vỏn vẹn 9,7km2 nhưng có khoảng 22 nghìn dân quần tụ, sống chủ yếu bằng nghề đi biển, giao thương và sản xuất nông nghiệp, nhất là đặc sản thương hiệu “tỏi, hành” ngon, thơm nổi tiếng. Trên đảo có 5 ngọn núi: Thới Lới, Giếng Tiền, Hòn Vung, Hòn Sỏi, Hòn Tai, sừng sững giữa biển trời bao la, tạo nên những thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ như: Suối Chình, Hang Câu, hang Mù Cu, hang Cò... Nhưng ấn tượng nhất là được leo lên ngọn Hải đăng đứng trên đỉnh núi, phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những thửa đất trắng như tuyết, những thảm tỏi xanh tơ, mơn mởn trải dài, hoà trong trời biển mênh mông sóng vỗ... Thật là một vẻ đẹp ít nơi nào sánh được!
Ngày nay, hải đảo quê tôi đang được Nhà nước và Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng đường cơ động, vũng neo đậu tàu thuyền, kè chắn sóng, sân bay, cầu cảng, hồ chứa nước... bước đầu đã tạo nên một diện mạo mới cho đảo "cất cánh". Tuy nhiên, Lý Sơn vẫn còn nghèo, vẫn còn thiếu điện, thiếu nước sạch, thiếu bóng cây xanh... Thiết nghĩ, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi người ở quê tôi phải chung tay góp sức xây dựng biến đảo thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Thành Định
(Lý Sơn - Quảng Ngãi)