Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Ngày xuân trên quê hương Hải Đội Hoàng Sa (Lý Sơn). 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Ngày xuân trên quê hương Hải Đội Hoàng Sa (Lý Sơn). 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

cuong.kts99

cuong.kts99
Tiều ngư
Tiều ngư
Ngày xuân trên quê hương Hải Đội Hoàng Sa (Lý Sơn).


Lý Sơn hay còn gọi là quê hương Hải Đội Hoàng Sa,

Từ sau ngày giải phóng Việt Nam còn khổ người dân ta lo lom lũ làm kinh tế để vượt qua bao khó khăn của hậu chiến tranh nên không mấy ai quan tâm đến những miền đất xa xôi nơi trùng khơi và là một phần máu thịt của Đất Việt, nơi có những người con oai hùng vuợt qua bao ngàn hải lý sóng gió điệp trùng để vươn ra biên đảo quê hương Hoàng Sa và Trường Sa trấn giữ.Nơi đó là Lý Sơn, Lý Sơn ngày nay có lẽ người Việt nào cũng biết vì nơi gắng liền với Hoàng Sa và Trường Sa nơi của những anh hùng không tiếc thân mình để bảo vệ bờ cõi biên cương…Nhưng chắc ít ai biết được những thuần phong mỹ tục,những di sản văn hoá truyền thống bao đời, những đức tính của con người nơi đây, những thắng cảnh bồng lai…đặc biệt vào ngày xuân những giá trị đó mới có dịp khoe “sắc” .

Mỗi năm cứ đến những ngày cuối của tháng 12 âm lịch là người dân nơi đây rộn ràng, người người nhà nhà từ mọi nẻo ngóc ngách của xóm làng hiện lên không khí hân hoan đón tết, sáng sớm người người tranh thủ ra đồng rồi trở về sớm để sơn phết nhà cửa, dọn đường…đi đâu cũng nghe mọi người rôm rả bàn chuyện làm bánh…Nhưng ngày nay bánh trái đều có sẵn nên những tiếng chày trong đêm vang lên nhẹ nhàng khi mỗi độ xuân về cũng không còn nữa, ngày xưa nói thì ngày xưa nhưng cũng chừng khoảng hai mấy năm về trước ngày ấy tôi còn nhỏ chừng bốn đến năm tuổi cứ mỗi khi xuân về đêm đêm nằm nghe tiếng chày đều đặn trong đêm nghe như lời ru của mẹ, thoảng trong không khí ngày xuân những đứa cùng tuổi như tôi thích lắm nằm thiu thiu như lạc vào cởi thiên đàn với “điệu nhạc” hoà âm trầm bổng và nó đã in sâu vào trong tâm hồn của mỗi người con xứ đảo, ngày ấy những chàng trai đang đi tán cô gái, hay những anh chuẩn bị làm rẽ thì phải đến gia đình bạn gái để giã bột nếp làm bánh ít, “bánh ít” là tên gọi thội chứ làm nhiều, giã và nhào bột xong tối hôm sau lại đến để cùng nhau ngồi gói bánh, nói cười rôm rả và là cơ hội để thể hiện tình yêu…

Chiều 30 những đứa trẻ như tôi mừng lắm vì chuẩn bị tắm rửa mặt đồ mới để “3 ngày xuân đi khoe xóm giềng…”

Sáng mùng một mọi người còn “cử” tức là kiêng nên người nào ở nhà nấy lo cúng tổ tiên, sang chiều bắt đầu rộn ràng đi thăm hỏi nhau, bà con hàng xóm nhà này qua thăm nhà khác , nhiều khi không có ai ở nhà nhưng bạn cũng phải đến vào nhà tự rót rượu rót nước…giống như nguyên tắc truyền thống từ bao đời, có bài thơ để miêu tả cảnh này như sau:

Nghinh đón thường niên mãi thế thôi



kẻ qua người lại mừng xuân mới

Tôi đến anh cũng đủ lẽ vậy thôi

Miếng trà điếu thuốc ly bôi

Xuân sang giữ trọn ân tình đã qua…

(Trương Nhiều)

Đây cũng là cơ hội để người ta thăm nhau để giữ mãi ân tình bà con làng xóm, và nó đã trở thành truyền thống từ bao đời và đến ngày sau cũng thế, là nét đẹp ngày xuân nơi này.

Tết ở Lý Sơn kéo dài nhất so với tất cả các vùng miền khác của Việt Nam, vì ở đây mùng 4 là bắt đầu tổ chức đua thuyền theo truyền thống mùng 4 đến mùng 8.

4380870925_472c489f31_o

Đình Làng ngày tết nguyên đáng

ngày xưa có 2 xã Xã Lý Hải , và xã Lý Vĩnh mỗi xã gồm 4 thôn mỗi thôn 1 chiếc thuyền, theo tứ Linh: Long(rồng) Lân, Quy, Phụng, các thuyền này được gắng với một vị thần, ví dụ thuyền rồng là chúa Dàn( theo tiếng địa phương) vì có lẽ là chúa vàng, vì thuyền phụng là chúa Ngọc , Lân thì bà chúa Thuỷ, Quy là bà chúa Thiên Y, được dân trong thôn thờ cúng linh đình ( thờ trong Miếu uy nghi, trang nghiêm), lịch sử cụ thể thế nào thì có nhiều tài liệu ghi chép, nhưng theo mình đã đọc thì chưa chính xác lắm, có tài liệu ghi có nguồn gốc Tịnh Long và xa hơn là Huế, nhưng những nơi này không có phong tục như Lý Sơn, theo mình nghĩ có lẽ lúc lập nghiệp cha ông đã có tính sang tạo khi kết hợp nhiều yếu tố lại với nhau như tin ngưỡng thần Linh, thể thao(bơi thuyền), nghệ thuật cảm nhận cái đẹp, tinh thần đoàn kết xóm làng…để có được nét đẹp truyền thống như ngày nay, đó là một tuyệt phẩm của truyền thống.

4380871159_86d60f9c5d_o

Làm lẽ trong đình làng

cứ đến mùng 4 là bốn thuyền làm lẽ tập trung lại Đình Làn từ mùng 4 đến mùng 7 là đua 4 lượt theo từng xã, hoa tiêu tính từ trong ra, theo thứ tự Long Lân Quy phụng, mùng 4 long hoa tiêu 1, sang mùng 5 lông nhảy ra ngoài hoa tiêu 2…cứ thể hết lượt, mùng 8 thì gồm 8 chiếc nên bốc thăm,

1

Hội đ ua thuyền 2 xã

Đây là truyền thống từ đời ông cha lập nghiệp đến giờ, cũng là nét đẹp văn hoá nơi đây, để mỗi người con đất đảo xa xứ đều có chung kỷ niệm, đều có chung ký ức về nơi mình được sinh ra, để khi đi xa tâm hồn luôn nhắc nhở về quê hương về quê cha đất tổ thiên liêng về một miền hải đảo xa xôi, nhưng lại rất gần.

Kts.Trương Văn Cường.

http://ktstruongvancuong.wordpress.com/

daiphuthinh

daiphuthinh
Ban ĐH
 Ban ĐH
Sao không tìm vài tấm hình ngày xuân nhỉ?

http://viendongshop.vn

eden

eden
Ban ĐH
 Ban ĐH
Đọc bài viết mà làm mình nhớ tới cái ngày 30 Tết của tuổi thơ. Yêu quá Lý Sơn quê tôi.

http://dienlanhmiennam.com

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]